Lê Minh Nguyên
16-3-2021
Chuyến công du châu Á đầu tiên của ngoại trưởng Anthony Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin (15/3) khẳng định, Washington muốn thắt chặt quan hệ với các đồng minh trong khu vực.
Hai ông nói rằng: “Sức mạnh phối hợp sẽ làm chúng ta mạnh mẽ hơn khi chúng ta phải đẩy lùi sự hiếu chiến và những mối đe dọa của TQ… Cùng nhau, chúng ta sẽ đòi TQ giải trình khi nước này vi phạm nhân quyền, tuyên bố những yêu sách về quyền hàng hải ở Biển Đông… Nếu chúng ta không hành động quyết đoán và không hành động trước, thì Trung Quốc sẽ làm thế”.
Ở đây chúng ta thấy những điểm nhấn là: Sức mạnh phối hợp, nhân quyền, hành động quyết đoán, hành động trước.
Mỹ coi Trung Quốc là thử thách địa chính trị lớn nhất thế kỷ 21, là đối thủ duy nhất tập hợp được 4 khả năng lớn là kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ cao.
Đương đầu với Trung Quốc, Mỹ sử dụng hai loại quyền lực cùng một lúc: quyền lực cứng và quyền lực mềm, và đề dứt điểm được chế độ độc tài ở Trung Quốc có lẽ sẽ là quyền lực mềm vì quyền lực cứng không làm được việc này.
Mỹ sử dụng quyền lực cứng trong dạng đồng minh với các nước trong vùng để ngăn chận và be bờ Trung Quốc, và quyền lực mềm (dân chủ nhân quyền) để hà hơi tiếp sức cho phong trào dân chủ ở Hoa Lục.
Chiến lược của Trung Quốc là muốn qua mặt Mỹ để trở thành siêu cường số một năm 2050, tức sau 100 năm đảng CSTQ nắm quyền. Về kinh tế như RAND Corp nhận xét, TQ đã sút chuồng, họ đang thực hiện Vành Đai Con Đường và RCEP.
Về quân sự, Trung Quốc đang muốn tăng chi quốc phòng, tăng kho vũ khí hạt nhân lên gấp 4 lần (từ hơn 200 lên khoảng 900 quả bom nguyên tử), chế tên lửa mới… chuẩn bị cho trường hợp bẫy Thucydides, tức chiến tranh xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, theo thượng tướng Hứa Kì Lượng của TQ.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc ở bất cứ nơi nào trên thế giới, sẽ cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể, đối thủ khi bắt buộc. Cùng lúc, chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ ở Ấn Độ-TBD Philip Davidson cho rằng trong 6 năm tới (từ đây đến 2027) Trung Quốc sẽ hoặc đánh Đài Loan hoặc đánh Việt Nam để thay đổi nguyên trạng.
Mỹ coi Việt Nam là một đối tác trong ASEAN mà Mỹ cần hợp tác. Điều này có nghĩa là, giống như Việt Nam Cộng Hoà trước đây, khi Mỹ muốn thì khó mà cản được, trừ khi mình có sức mạnh nội tại như Nhật để không là con tốt trong bàn cờ tướng vĩ đại mà Mỹ và TQ đang chơi. Địa chính trị, Việt Nam là đấu trường của cả hai tay chơi cờ Mỹ và TQ, vì là cửa ngõ tiến nam của TQ và tuyến đầu ngăn chận của Mỹ.
Hội nghị ở Anchorage, Alaska vào Thứ Năm 18/3 sắp tới giữa Mỹ (Blinken, Sullevan) và TQ (Dương Khiết Trì, Vương Nghị) ở một nơi hẻo lánh để hai bên không bị mất mặt nhau và thảo luận sâu xa nhiều vấn đề mà không bị sự ồn ào của ánh đèn sân khấu, sẽ thảo luận các vấn đề từ hợp tác (Covid, biến đổi khí hậu) đến đương đầu (Đài Loan, Biển Đông, Bắc Hàn, Duy Ngô Nhĩ, Hong Kong, Miến Điện, thuế quan, công nghệ cao…)
Mỹ tuy giữ thuế quan nhưng không nhấn mạnh vì đó là cuộc chiến mà cả hai cùng thua, TQ không bán được nhiều hàng, dân Mỹ phải trả thuế quan. Mỹ tập trung vào việc phải chiến thắng công nghệ cao, yếu tố quyết định để duy trì vị thế siêu cường số 1 của hành tinh.
Như GS Nguyễn Ngọc Huy từng nhận xét, với triết lý của đảng Dân Chủ, khi đi ra ngoài thường có khuynh hướng can thiệp dân chủ nhân quyền vào nội bộ các quốc gia độc tài, cho nên hay gây chiến tranh (WW2, Korea War, Vietnam War) và đảng Cộng Hoà sau đó dọn dẹp bãi chiến trường, cho nên căng thẳng và chiến tranh cục bộ trong những năm tới rất là khó tránh.
Mỹ xem vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là nơi tạo sự thịnh vượng của Mỹ trong thế kỷ 21, một vùng chỉ 1/6 địa cầu mà trong đó có 21 quốc gia và đại đa số là biển, nhưng có dân số hơn phân nửa địa cầu và sinh hoạt kinh tế nhộn nhịp. TQ muốn đuổi Mỹ ra khỏi vùng này nhưng vì nó là sự thịnh vượng của Mỹ trong TK21 cho nên là quyền lợi cốt lõi và không thể nào bỏ đi. VN nên biết phải làm gì trước tình thế này.
Như Robert Kaplan trong sách Chảo Nước Sôi Châu Á, những năm sắp tới là những năm sôi động ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Đài Loan là tâm địa chính trị ở Đông Bắc Á và Việt Nam là tâm địa chính trị ở Đông Nam Á.
Nếu TQ dân chủ thì sẽ như Ấn Độ, và tất cả những tranh chấp sẽ được giải quyết bằng thương thảo trên nên tảng luật pháp như đã từng xảy ra giữa Úc và Đông Timor về trũng Timor. Mỹ dân chủ nên Canada và Mexico mới được yên ổn.
Để TQ dân chủ thì phong trào dân chủ Hoa Lục cần một Thiên An Môn thứ hai.
” cái này có, cái kia có, cái này mất cái kia mất. Cái này sinh thì cái kia diệt…”
Nước Mẽo song kiếm ” cứng và mềm”
Cứng: lửa với lửa: cả hai cùng bị diệt + lủa cháy xung quanh: túm nại nà nguy hiểm mất mạng. Cái này mất cái kia cũng mất
Mềm: ôn hòa có học cùng chia nhau đùi gà (win win).Cái này còn cái kia còn
Túm nại Mềm nà phương án tối ưu nhất vì cả hai còn. Thía thì cái mất nà cái gì. đó nà Việt nam đáng thương hại.
Đừng có mong ” thiên an môn nần 2″
Mao và ĐỒNG chí của ông ta đã xác đinh TQ phải bành trướng toàn cầu và nếu cần hủy diệt cả nước Mỹ để xây dựng lại cũng làm.Vậy thì đâu chỉ Mỹ cần vùng này mà phải đụng độ với TQ ? Bản chất bành trướng của CS thể hiện ở “ sứ mạng ĐÀO MỒ CHÔN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN của giai cấp CÔNG NHÂN”!
Đúng là một con chó dữ muốn xổng chuồng, chó cỏ VN cs có hai kiểu chơi, một chờ chó Tàu xổng ra sẽ bám đít, hai đứng ngoài đu dây sủa vu vơ mang chất giọng Thu Hằng.