Trịnh Khả Nguyên
26-2-2021
Ngày 18/2/2021, báo VnExpress đăng bài: “Nam sinh tát cô giáo đòi điện thoại – Vì đâu nên nỗi”. Đọc bài báo này, ai cũng lên án hành động côn đồ của nam học sinh đối với cô giáo đang dạy mình. Mọi người đều lắc đầu, ngán ngẩm.
Chuyện xảy ra năm ngoái, ngày 25/5/2020, nhưng rõ ràng là, vụ việc phản ảnh thực trạng của nền giáo dục ở Việt Nam. Lên án thì lên án, ngán ngẩm thì ngán ngẩm, nhưng không ai ngạc nhiên cả, bởi đây không phải là lần đầu và cũng không phải là lần cuối xảy ra tình trạng nầy.
Lâu nay, chuyện “đánh qua, đánh lại” trong nhà trường hay nói văn hoa là “bạo lực học đường”, xảy ra như “cơm bữa”. Người ta đọc/ nghe đến quen tai ,những tin tức như: ‘Học sinh lớp 11 đánh thầy giáo nhập viện cấp cứu’; hay ‘Nữ sinh lớp 6 tử vong sau khi bị cô giáo đánh vì không thuộc bài’… Về phía nhà trường, giáo viên còn nghĩ ra những hình phạt phản giáo dục như, phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng. Phụ huynh cũng không vừa, đến trường đánh, bắt giáo viên quỳ xin lỗi…
Có người nói rằng, thực trạng xã hội băng hoại đâu phải chỉ bấy nhiêu, đâu phải chỉ riêng ngành giáo dục. Xin đơn cử một số lĩnh vực:
– Về văn hóa tín ngưỡng: Thầy tu, thầy giáo, thầy thuốc, từ lâu được thiên hạ kính trọng. Giới tu sĩ lẽ ra rất có uy tín và cả trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho con người. Hiện tại, các cơ sở thờ tự được xây to hơn, hiện đại hơn, tín đồ đi lễ, cúng dường nhiều hơn. Bình thường, tôn giáo phát triển thì đạo đức, thuần phong mỹ tục cũng được phát huy, con người sống lương thiện hơn. Nhưng ngược lại, bây giờ mê tín, dị đoan phát triển mạnh hơn, một số người hành đạo, mượn đạo để làm việc trần tục (tình, tiền). Chùa chiền bị biến thành nơi hối lộ thánh thần.
– Về y tế: Tham nhũng, hối lộ trong ngành y, nâng khống giá thiết bị y tế… diễn ra như cơm bữa. Bình thường đã vậy, khi đất nước đang trải qua cơn đại dịch, các quan tham vẫn tiếp tục ăn trên cơ thể người bệnh, như vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19 ở Bệnh viện Bạch Mai và các cơ quan y tế khác. Tháng 9/2020, báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Nâng giá thiết bị y tế: Doanh thu 375 tỉ, bệnh viện chỉ thu 21 tỉ, tiền còn lại đi đâu?
***
Bây giờ, khi thấy học trò đánh thầy cô, người ta than, giáo dục sa dọa, đạo đức xuống cấp, “vì đâu nên nỗi”… Người ta quên rằng, dưới chế độ này, đạo đức sa đọa đến mức con giết cha, vợ giết chồng, anh em chém giết lẫn nhau… đầy dẫy khắp nơi.
Đạo đức trong xã hội xuống tận đáy. Tình cha – con, tình anh – em, máu mủ, ruột thịt mà bị vứt bỏ, thì tình thầy trò là cái thá gì. Đứa con nào chửi cha, mắng mẹ được, thì nó cũng đánh ông thầy, bà cô của nó được. Chúng hành động như vậy, không phải do vô giáo dục, mà do “được” giáo dục theo một thứ đạo đức khác.
Trước đây, thời Việt Nam Cộng hòa, nền giáo dục dưới chế độ cũ, trong chương trình phổ thông có môn “đức dục” hay môn “công dân giáo dục”. Lớp Đệ Nhất (lớp 12) còn có thêm môn “đạo đức học”. Môn “đức dục” dạy cho học sinh biết về hiếu thảo, nhân ái, lịch sự, kính trọng người lớn tuổi…
Các lớp lớn học môn “công dân giáo dục”, là học về quyền lợi, bổn phận của công dân, như dạy về các quyền tự do căn bản: Tự do ngôn luận, tín ngưỡng, cư trú, học hành, làm ăn… Học sinh được dạy, mọi người (dân, quan) đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi công dân có quyền ứng cử, bầu cử. Học sinh cũng được học qua các thể chế chính trị (dân chủ, quân chủ, độc tài, phân quyền, tập trung…), các nền kinh tế (tự do, tức kinh tế thị trường; kinh tế chỉ huy, tức kinh tế định hướng) …
Đến thời CSVN, nền giáo dục mới xem giáo dục là công cụ của chính quyền. Về chuyện dạy đức dục cho học sinh thời VNCH, được gọi là “luân lý giáo khoa thư”, thời CSVN đã được thay bằng “đạo đức cách mạng”, dạy học sinh thành “con người mới XHCN”, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học kỹ thuật, có tư duy mới, yêu tổ quốc, có lập trường, có tinh thần đấu tranh, phân biệt ta – địch … Ta – địch ở đây, bất kể là ai, dù là cha mẹ hay thầy cô giáo.
Gần đây, người ta nhắc lại “truyền thống văn hóa, tôn sư trọng đạo”, cũng như “luân lý giáo khoa thư” được khơi dậy. Có lần báo chí khen một số học sinh chào người bảo vệ trường, ca ngợi một số học sinh dắt một cụ già qua đường. Họ xem các hành động kia là có văn hóa, đạo đức.
Lẽ ra, những việc như thế phải được xem là bình thường, bởi là con người bắt buộc phải có đạo đức nền tảng, thể hiện qua những hành động đó. Hơn nữa, trước đây trong trường học đều có dạy cả rồi, không có gì mới cả, nhưng bây giờ những hành động như vậy được ca ngợi vì nó hiếm hoi quá, bởi chế độ mới đã đẩy con người xuống chuẩn “bình thường mới”, nên xem chuẩn mực đạo đức trước kia là … phi thường!
***
Chế độ mới cũng phê phán giáo dục ngày xưa “chuộng từ chương”, mục đích “học để làm quan”, nhưng ngày nay họ lại “sao y bản chính”. Muốn nổi danh, muốn học giỏi, đậu cao thì ở đâu, thời nào cũng có, nhưng ngày nay sự háo danh, sính bằng cấp được xem như là “mốt”. Một vị được giới thiệu, ngoài tên họ, kế đến là chức vụ, ủy viên nầy, ủy viên kia, tiếp đến là học vị, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư ngành này, ngành nọ…
Nhân sự trong các cơ quan luôn theo tiêu chuẩn, nhắm tới “lượng” thay vì “chất”, như bao nhiêu người có trình độ đại học, trên đại học, cho nên mới có chuyện “chạy” bằng cấp, mua bán bằng đại học, luận văn tiến sĩ… hoặc theo học tại chức, chuyên tu, để được đứng vào hàng ngũ trí thức, dù bằng cấp không phản ánh đúng khả năng, thực lực của những người nhận bằng. Việt Nam có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhưng khoa học kỹ thuật thì quá tệ, chẳng chế tạo được gì để sánh với thế giới.
“Vì đâu nên nỗi”, là câu hỏi, không những cho ngành giáo dục, mà còn là vấn đề chung cho toàn xã hội, hiện chưa thấy những người có trách nhiệm trả lời. Như thường thấy, khi đối mặt với các vấn đề nhức nhối trong xã hội, không một cá nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm. Gặp những trì trệ, bất cập, thì họ đổ lỗi cho “cơ chế”, “quy trình”… mặc dù con người tạo ra chúng.
Thể chế nào, con người đó. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận hồi tháng trước: Nút thắt lớn nhất hạn chế sự phát triển là thể chế. Chỉ khi nào thay đổi thể chế, thì không riêng gì giáo dục, mà các lĩnh vực khác trong xã hội này cũng sẽ thay đổi. Lúc đó, người ta sẽ bớt than vãn “vì đâu nên nỗi nầy”!
Vì đâu Anh nên đến nỗi như thế này !? Người Hà Nội, Em ơi giờ nơi đâu?
**********************************
Hỡi em người xóm học
Sương thấm hè phố đêm
Trên con đường anh đi
Lệ em buồn vương vấn.
– Cung Trầm Tưởng
https://www.youtube.com/watch?v=WZQ6w60ClbA
Tiễn Em Nhạc Phạm Duy Thơ Cung Trầm Tưởng , Ca sĩ: Sỹ Phú
Người Hà Nội, ngày xửa ngày xưa
Ẩn mình như giọt Hương hoa vừa
Có Nhân duyên mới gặp tìm mới thấy
Đọng trên Hoa Sen sau bão mưa
Đảm đang khuôn phép nói năng lễ độ
Ngoại giao ứng xử khôn khéo thượng thừa
Lưu giữ tính tình Em Người Hà Nội
Chớ điêu ngoa lại giả bộ ngoan chừa
Đừng duyên dáng ngây thơ che xảo trá
Gái Bắc di dân bằng du học đu đưa !
Làm duyên vờn qua vờn lại õng ẹo
Đá lông nheo đi nhóp nhép chẳng chừa
Làm điêu đứng Anh từng trai lơ Hà L..ội
Đến đắm đuối tương tư khốn khổ giữa trưa
Lụm khụm trên vỉa hè Paris ngắm quán cóc
Em bên đường nhấm nháp cà phê lưa thưa
Vịt kìu già cuối đời sao đắng cay đến thế !
Định mệnh biết đâu là con gái Người cũ xưa ?
Em cô Bắc Kỳ giọng Thủ đô vang lanh lảnh
Như chuông Đền Trấn Quốc tự tháp chùa
Khánh ngọc Em vẫn nhớ dặn dò Anh tha thiết
Mùa Giã từ ly biệt Hà Nội năm xưa
Vĩ tuyến 17 Cầu Hiền lương Sông Bến Hải
Anh vẫn vọng về Đất Bắc tiếc Hương Xưa
Bằng “Gánh Hàng Hoa” với Liên Mặt trời tìm thấy
Qua “Đoạn Tuyệt” cùng Loan nỗi cô đơn vừa
Chớm bên đê Yên Phụ sông Hồng sóng vỗ
Ngàn năm vào Muôn thuở hoà nhịp âm mưa
Lãng mạn trữ tình Sóng Hồng cách mạng
Rồi buồn thay Bến không chồng chẳng chừa
Giờ đây con cháu gái thành cô dâu xứ Hán ngữ
Xấu hơn phận ô sìn lệ thầm chảy như mưa
Cảm ơn Bác và Đảng đã đang khâm thiên hóa
Gần triệu gái Bắc gái Nam thành xiêu vẹo bựa bừa !
Mang theo nỗi cô đơn ly hương đến phố đen đỏ
Tân Gia Ba Thượng Hải Ma Cao lệ thầm hơn mưa
Bỏ lại phố Huế phố Cầu Gỗ lồng vào Phố Phái lập thể
Rầu rĩ lắm Xuân về oanh nhớ Hà Nội phố xưa
Hỡi em người xóm học
Sương thấm hè phố đêm
Trên con đường anh đi
Lệ em buồn vương vấn.
– Cung Trầm Tưởng
https://www.youtube.com/watch?v=Ok00ohdAbMI
Tiễn Em Nhạc Phạm Duy Thơ Cung Trầm Tưởng , Ca sĩ: Sỹ Phú
Gái Bắc di dân bằng du học đu đưa !
Làm duyên vờn qua vờn lại õng ẹo
Đá lông nheo đi nhóp nhép chẳng chừa
Làm điêu đứng Anh từng trai lơ Hà L..ội
Đến đắm đuối tương tư khốn khổ giữa trưa
Lụm khụm trên vỉa hè Paris ngắm quán cóc
Em bên đường nhấm nháp cà phê lưa thưa
Vịt kìu già cuối đời sao đắng cay đến thế !
Định mệnh biết đâu là con gái Người cũ xưa ?
Paris Xóm học Khu phố La Tinh, Hè 2015
Trước 75, miền Nam không có môn “đạo đức HCM” nên không có “đạo đức cách mạng” như học sinh bây giờ.
Nhớ lại cách đây trên 80 năm, trên toàn lãnh thổ Việt nam thời thuộc địa Pháp, và tại miền Nam sau hiệp định Genève 1954, đạo đức xã hội là tổng hoà của đạo đức mà mỗi công dân được hình thành từ cuộc sống cụ thể, bằng những gì diễn ra mà ký ức tôi có thể hồi tưởng…
gia phong làm nên hạnh kiểm của đứa bé, lớn lên được mẹ dẫn vào giai đoạn giáo dục tâm hồn kèm học thuật trên ghế nhà trường phong kiến- cuối mùa, nhưng vẫn còn quán tính nho giáo; theo chương trình tân học của nhà nước Pháp thuộc…để trở thành công dân Việt Nam.
Ảnh hưởng nhạc cách mạng thời kỳ nầy không hiểu sao vẫn len lỏi được vào chương trình giáo dục chính thức của nhà trường thuộc địa tại Tourane quê hương tôi, nơi vẫn còn gọi tên các cấp lớp là cours enfantin, cours élémentaire…préparatoire, supérieur, premier.
Bọn học trò tiểu học chúng tôi vẫn được dạy cho những bản hùng ca của Lưu Hữu Phước, Phạm Duy, Văn Cao, Hùng Lân…nào là Bạch Đằng Giang, Đường Về Quê, Chiến Sĩ Vô Danh, Xuất Quân, Cô Gái Việt, Người Xưa Đâu Tá, Hát Giang Trường Hận sau nầy là Hồn Tử Sĩ…
khiến trẻ thơ được “cài đặt” lòng yêu nước, và biết ơn Tổ Tiên!
Và hình thành nhân cách đầu đời của Người Việt Nam.
Phải chăng chính quyền thực dân Pháp đã ngu si về chính trị để cho manh nha tình cảm chống thực dân trong tuổi thơ dân Annamite, hay căn bản là vì người Pháp luôn bị ám ảnh bởi bản chất chế độ dân chủ với khẩu hiệu thể hiện trên lá cờ Tam tài Xanh Trắng Đỏ tượng trưng cho Liberté, Égalité Fraternité (Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái),
do đó họ luôn tôn trọng chân thiện mỹ trong bất cứ nền giáo dục nào, kể cả cho tuổi trẻ của thuộc địa?
Chào hỏi, thưa gửi, xin lỗi, đòn roi, nhân nghĩa lễ trí tín…dần dà đưa con người đến hạnh kiểm tập thành ‘ÍT hoặc SỢ, KHÔNG DÁM nói dối, lừa đảo, thất hứa, bất hiếu bất kính bất nhân bất nghĩa bất lương; độc ác, phạm pháp, giết người, cướp của, hiếp dâm…’
Không phải vì sợ tù tội, mà căn bản vì bản chất thiện lương đã tập nhiễm làm nên tiếng nói lương tâm, nỗi ám ảnh bởi sự sợ hãi dày vò của hối hận, ân hận…ngăn cản, chận giữ không cho làm bậy.
Vì tâm trí luôn tưởng nhớ tượng Phật, tượng Chúa; nhớ tiếng chuông chùa, thánh đường; nhớ mùi hương trầm, hoa huệ; nhớ truyện tranh về 18 tầng địa ngục đang chờ mình khi đến giờ phút lâm chung…,
vì sợ không thể nhìn lại bà con lối xóm sau khi gây ra tội lỗi, sau khi bước ra khỏi cánh cửa nhà tù về… để kéo lê những tháng ngày nhục nhã với vợ con, bạn bè!
Đó là những gì con người của cả nước Việt đã sống trước 1945, và Miền Nam sống kể từ đất nước chia đôi, đặc biệt sau khi một con nhà Nho chính thống lên cầm quyền với học thuyết Nhân Vị.
Suốt thời gian dài, ngoài những tội phạm bình thường… trộm cắp, giết người, ngoại tình…lai rai xảy ra trong kiếp nhân sinh hỷ nộ ái ố dục tất yếu không thể tránh khỏi ở bất cứ xã hội nào, chưa bao giờ đạo đức xã hội bị báo động, khủng hoảng xảy ra tại miền Nam suốt bao nhiêu năm trước tháng 4/1975, nhất là từ 1956 đến 1963, đất nước thanh bình, cang thường đạo lý vững chắc. Duy nhất chỉ một vụ giết người gây chấn động: vụ “cô Huờn đốt chồng” vì ghen. Vụ án gây xúc động cả xã hội miền Nam bấy giờ, thậm chí kích hoạt sáng tác một bài hát, “Đốt hay không đốt” chọc cười một thời trên sân khấu hài.
Tất cả những thứ kể trên, vốn từng làm nên tính nhân bản Việt Nam…đã tan biến vĩnh viễn một phần lớn trong xã hội tam vô dựa trên triết học Mác xít vô thần; nhưng lại được thay thế TRÊN THỰC TẾ ĐỜI SỐNG bằng mê tín dị đoan, lý tài, cuồng hư danh địa vị; cởi truồng hoặc thiếu vải trên màn hình/sân khấu;
xã hội bị theo dõi bằng camera giấu kín, bị hacked gây khó, cản trở các truy cập thông tin bất lợi cho chế độ, các thực thi quyền tự do biểu đạt… để kiểm soát hành vi chính trị chống đối chế độ;
…nhưng lại được bao dung: rất dễ dàng truy cập để trải nghiệm và thoả mãn thị hiếu đê tiện quái dị loạn luân,
ngoại trừ các thông tin bất đồng chính kiến!
Phải mất hàng ngàn năm để hình thành giá trị nhân bản cho một dân tộc vốn ảnh hưởng đạo đức Khổng, Phật, Chúa Jesus; văn minh văn chương văn hoá Pháp, Mỹ, Anh qua tiếp xúc dài lâu trong cuộc sống thực tế; qua sách vở lưu hành ngoài xã hội, tại học đường, và cả trong giao lưu văn hoá, tôn giáo, lễ nghi…vào những giai đoạn thái bình thịnh trị, khi chưa có tiếng súng…giải phóng!
Một khi giá trị nhân bản đó đã bị tàn phá, tàn phai, hỗn giao, rối loạn và tan biến…
cùng với thế hệ già nua chứng tích của nền văn hoá đó lần lượt từ trần;
Và các giá trị văn học một thời bị cấm đoán, triệt hạ dưới khẩu hiệu “bài trừ văn hoá đồi truỵ”;
các ý tưởng nhân văn khác với chế độ hiện tại bị kiểm duyệt ngăn cấm xuất bản, bị thay thế bởi luồng văn hoá xhcn, và bị biến chất trong hệ thống giáo dục cũng như xã hội dung tục của nó…đã gần nửa thế kỷ rồi tính từ 30/4,
giá trị đó không còn nữa,
giả thử bỏ ra 100 năm để phục hồi giá trị củ, thế kỷ đó cũng chỉ ngắn như một hồi của một bi kịch…
Làm sao trùng tu đạo đức của dân tộc nầy được nữa?!
Mãi mãi không thể. Quá khứ là quá khứ.
Chỉ còn một nỗi hoài cổ triền miên thôi!
Những người như Trọng lú được tín nhiệm đến nhiệm kỳ thứ ba, thì cái sự băng hoại xã hội là chuyện đương nhiên.