25-1-2021
Sáng sớm mở máy, biết tin cụ Nguyễn Đình Lộc qua đời, cụ ra đi trước khi đảng khai mạc Đại hội XIII. Ở tuổi 86, chuyện ra đi là không lạ, nhưng với cụ Nguyễn Đình Lộc lại khiến nhiều người tiếc nuối.
Tên tuổi của Nguyễn Đình Lộc gắn chặt với nền tư pháp nước nhà, một nền tư pháp còi cọc, chậm lớn bởi vô số những rào cản chính trị khiến nó khó phát triển.
Với tôi, cụ Lộc vừa là đồng hương, vừa là một chuyên gia pháp luật uyên bác nên đã có không ít lần được trò chuyện với cụ. Trong những lần ấy, cụ bày tỏ những trăn trở về một nền pháp quyền còn non trẻ thường xuyên bị lấn chiếm.
Thời mới lập quốc, dẫu chỉ là Chính phủ lâm thời nhưng cụ Hồ đã cử Vũ Trọng Khánh (1912) làm bộ trưởng Tư pháp của chính phủ lâm thời. Sau Tổng tuyển cử năm 1946, chức Bộ trưởng Tư pháp được giao cho cụ Vũ Đình Hòe nắm.
Sau hơn 13 năm tồn tại, năm 1959, Bộ Tư pháp giải thể theo quyết định của Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa I. Mãi đến tháng 7 năm 1981, Bộ này mới được tái lập. Bộ trưởng lúc đó là ông Phan Hiền, cụ Hiền nắm chức này gần 11 năm. Người kế nhiệm là Nguyễn Đình Lộc. Cụ Lộc nắm chức này hơn 10 năm, mãi tới tháng 8 năm 2002 mới rời nhiệm sở.
Như vậy, nhà nước Việt Nam trong đã có thời kỳ dài 12 năm = 1 con giáp, không có Bộ Tư pháp.
Cách đây gần chục niên, vào cuối năm 2012, một nhóm trí thức cho ra đời “Kiến nghị 72” gồm 7 điểm, với sự tham gia của cụ Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng Tư Pháp. Theo đó, nhóm 72 khuyến nghị bỏ Điều 4 Hiến pháp về quyền lãnh đạo “tuyệt đối và toàn diện” của Đảng CSVN và coi đó là điều kiện cần thiết để có thay đổi thực sự.
Kiến nghị có đoạn: “Dùng bạo lực và những thủ đoạn không chính đáng để duy trì chế độ toàn trị, cưỡng lại ý chí của nhân dân sẽ gây nguy hại lớn cho đất nước, cho dân tộc và cho cả Đảng CSVN”.
Kiến nghị viết thêm: “Kiến nghị 72 không có mục đích nào khác hơn là góp phần vào bước khởi đầu đổi mới thể chế chính trị theo tinh thần đó“… “chấm dứt cách đưa tin, bình luận một chiều, tạo điều kiện và khuyến khích thảo luận công khai, dân chủ, tranh luận thẳng thắn, nhằm đạt được sự đồng thuận tối đa theo tinh thần đoàn kết và hòa giải dân tộc“.
Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A… Người dẫn đầu nhóm trí thức trao Kiến nghị 72 cho Quốc hội là cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc.
Trong một phát biểu hôm 25/2/2013, cụ Tổng đã ngầm ám chỉ tới bản kiến nghị này khi gọi các quan điểm về sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội…. là “suy thoái đạo đức”.
Trong một hệ thống chính trị bị đồng phục hóa về cách nghĩ, về đường lối chính sách, cụ Lộc đã dám bày tỏ chính kiến cá nhân về việc xây dựng một nền hành chính pháp quyền, dẫu rằng nó đã nhanh chóng bị bóp chết, nhưng nó đã đi vào lịch sử của nền dân chủ nước nhà.
Tác giả bài viết này chắc không thể không biết hành động nhổ rồi lại liếm của Nguyễn Đình Lộc đối với “kiến nghị 72”, mà vẫn viết như trên, thiệt đúng là đồng khói trí thức hà nội sĩ phu bắc hà xã nghĩa chuyên nghề làm chứng gian
Ông Lộc vừa nắm bộ Tư pháp phải lo gở vụ cục dự trữ QUỐC gia dùng tiền Ngân SÁCH mua lương thực dự trữ lại đem chia nhau gởi Ngân hàng lấy lãi cho nội bộ khiến khó lương thực trống rỗng…nhưng rồi đâu cũng vào đó!
từ năm1959 đến năm 1981 là 22 năm không có bộ Tư Pháp của nước VN ?