BTV Tiếng Dân
Tin Biển Đông
Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc lại diễn tập quân sự ở Biển Đông. Quân đội TQ công bố một số hình ảnh tàu chiến tiến hành tập trận ở Biển Đông ngày 14/1, sau 4 cuộc tập trận khác cùng lúc ở khu vực này. Một bức ảnh cho thấy, tàu tiếp tế Tra Can Hồ (967) thực hiện nhiệm vụ tiếp tế với tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn (998) trong cuộc diễn tập hàng hải ở Biển Đông ngày 14/1. Cả hai tàu này đều thuộc biên chế của đội tàu khu trục, thuộc Chiến khu Nam bộ của TQ.
Ngoại trưởng Mỹ tương lai ‘hé lộ’ chính sách của Washington về Biển Đông, theo báo Thanh Niên. Ông Jose Romualdez, đại sứ Philippines tại Mỹ khẳng định, chính sách của Mỹ về Biển Đông vẫn không thay đổi, dù sẽ có sự thay đổi ngoại trưởng Mỹ sau khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Đại sứ Romualdez nói về ngoại trưởng Antony Blinken trong chính quyền Biden: “Chúng ta có thể kỳ vọng mối quan hệ (Mỹ – Philippines) vẫn sẽ bình thường, không có sự bất ngờ nào… Đây là điều chúng tôi đã được ngoại trưởng tương lai cho biết. Ông ấy còn nói rằng chính sách của Mỹ về Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á vẫn sẽ không thay đổi”.
Mời đọc thêm: Hoàng Sa xa mà gần: Nấm mộ tiền nhân ở Hoàng Sa (TN). – Ngoại trưởng các nước ASEAN trao đổi về Biển Đông tại hội nghị đầu năm 2021 (LĐ). – Cuộc chiến công hàm ở Biển Đông: Nhật Bản phản đối lập trường ngang ngược của Trung Quốc (DĐDN). – Định vị Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden (VNN).
Tin chính trường
Còn 4 ngày nữa sẽ khai mạc Đại hội 13. Sáng nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước dự hội nghị về công tác bầu cử, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Đây là hội nghị do Bộ Chính trị chủ trì, với sự tham dự của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ và Ủy ban TƯ MTTQ VN, nhằm “quán triệt và triển khai thi hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, kế hoạch triển khai, các thông báo, hướng dẫn về công tác bầu cử”.
VOV có bài: Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị triển khai công tác bầu cử. Bài phát biểu dài lê thê, đầy sáo ngữ, có chỗ hé lộ mục đích của ông Trọng khi tham dự hội nghị, chỉ đạo chuyện chia ghế ở ĐH 13: “Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 20/6/2020, trong đó yêu cầu cả hệ thống chính trị phải đoàn kết thống nhất, tăng cường phối hợp, tập trung dốc sức chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử”.
Tin, bài hôm nay trên báo “lề đảng” về diễn biến chính trường VN chủ yếu xoay quanh 2 nhân vật là Tổng – Chủ Trọng và Phó ban Tổ chức TƯ Nguyễn Thanh Bình. Ông Bình đóng vai trò “loa phường”, thông báo rằng TƯ CSVN đã xem xét, “thống nhất” về các trường hợp “đặc biệt” được tái cử. Nhiều báo “lề đảng” đã dẫn lại lời ông này, định hướng chuyện “bầu bán”, nhưng cũng chính một số tin, bài về ông Bình cho thấy bất ổn tiềm ẩn.
Báo Thanh Niên có bài: T.Ư khóa XIII gồm 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết. Tựa bài này đã được chỉnh sửa, kết quả tìm kiếm trên Google thời điểm 5h30’ chiều nay cho thấy, tựa gốc của bài này là “Phó Ban Tổ chức T.Ư: Thống nhất cao trường hợp ‘đặc biệt’ khóa XIII”. Tựa bài và đường link bị sửa, nhưng tựa gốc bài báo trong danh sách kết quả tìm kiếm trên Google thì vẫn còn.
Chỉ cái tựa và đường link bị sửa, nhưng nội dung bài báo thì không đổi, trong đó đoạn chapeau: “Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó ban Tổ chức T.Ư, cho biết T.Ư khóa XII thống nhất cao lựa chọn một số người thuộc trường hợp ‘đặc biệt’ cả với nhân sự tái ứng cử và lần đầu tham gia để trình Đại hội XIII”.
Không chỉ báo Thanh Niên, báo Lao Động cũng có bài bị đổi tựa: Đại hội XIII: Công tác chuẩn bị nhân sự bảo đảm dân chủ, chặt chẽ, khách quan. Kết quả tìm kiếm trên Google lúc 5h30’ chiều nay, cho thấy, tựa gốc của bài báo này là “Trung ương đã cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng nhân sự ‘đặc biệt’ tái ứng cử”. Tương tự như báo Thanh Niên, cái tựa ban đầu trên báo Lao Động truyền đạt thông điệp: Trung ương nghe theo ý Tổng – Chủ Trọng về vụ nhân sự, không bàn cãi gì cả; trở thành cái tít vô thưởng vô phạt.
Tuy nhiên, VnExpress có bài tương tự nhưng không bị sửa tựa, bài phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Bình: ‘Trung ương thống nhất cao danh sách nhân sự trình Đại hội XIII’. Ông Bình nói: “Quá trình chuẩn bị nhân sự kiên quyết không để lọt những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, không xứng đáng vào Ban chấp hành Trung ương, nhưng cũng không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và trong nhân dân”.
Đại hội 13 đang cận kề, vụ phỏng vấn mấy cái “loa phường” không có gì lạ, đó là thủ thuật quen thuộc của phe ông Trọng để tạo dư luận có lợi. Theo các nhà quan sát, bình luận chính trị, họ tin rằng phe Tổng – Chủ Trọng đang chiếm ưu thế, nhiều khả năng ông ta tiếp tục làm Tổng Bí thư. Nhưng kết quả chung cuộc, có lẽ phải đợi Đại hội 13. Còn nhớ, thời điểm Đại hội 12 gần kề, vẫn có ý kiến cho rằng Tổng Bí thư kế nhiệm lúc đó sẽ là ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng 3X đã bị knock-out.
Zing dẫn lời ông Nguyễn Thanh Bình: Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII gồm 200 người. Ông Bình cho biết: “Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã xác định: Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có 200 người, trong đó 180 ủy viên Trung ương Đảng chính thức và 20 ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết”.
RFA có bài của TS Phạm Quý Thọ, dự đoán diễn biến Đại hội 13: Sẽ không có “bất ngờ”, nhưng tập trung quyền lực càng cao, chuyển giao càng thách thức. Tác giả viết: “Kết quả bầu tại đại hội, không thể khác trong cơ chế, được dự đoán trước, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba là Tổng Bí thư. Điều mà giới phân tích chính trị quan tâm là những chính sách, đặc biệt là chống tham nhũng và chỉnh đốn nội bộ mà ông đã phát động, nhưng còn dở dang, được tiếp tục như thế nào”.
Mời đọc thêm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác bầu cử (KTĐT). – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ đạo triển khai công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp (Tin Tức). – Bầu cử đại biểu QH và HĐND các cấp là cuộc vận động chính trị quan trọng (VOV). – Quốc hội khóa mới dự kiến có 500 đại biểu (VNE). – Ông Trần Quốc Vượng: Phải lấy ý kiến của dân thực chất trong quy trình bầu cử (ĐT).
– Trước Đại hội 13, Hà Nội giải toả các vụ khiếu kiện đông người, an ninh tăng cường tại sân bay (RFA). – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương: Không để lọt những người không xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung ương (TNMT). – Trước Đại hội XIII, tấn công mạng vào Việt Nam tăng đột biến (PLTP). – Đại hội XIII của Đảng: Quy trình nhân sự được tiến hành theo các bước (TTXVN). – Trung tâm Hội nghị Quốc gia trước ngày khai mạc Đại hội Đảng XIII (Zing).
Tin đại án
Sáng mai 22/1, tại Hà Nội, ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng hầu toà trong vụ án Ethanol Phú Thọ, báo Người Lao Động đưa tin. Phiên tòa xử vụ “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ dự kiến diễn ra trong 10 ngày. Vụ án có 12 bị cáo, trong đó có Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT PVN và Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT PVC.
Sai phạm chính trong vụ án: Ông Đinh La Thăng quyết liệt chỉ đạo sai và chiêu trò của Trịnh Xuân Thanh, theo VietNamNet. Cáo trạng cho rằng, ông Thăng biết PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu TK05 dự án Ethanol Phú Thọ, nhưng với mục đích chỉ định thầu cho PVC, do Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT thực hiện, ông Thăng đã ban hành chủ trương, chỉ đạo để PVB, PVC hoàn tất thủ tục chỉ định thầu cho Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T thực hiện gói thầu trên trái quy định.
Tiền làm dự án trở thành… tiền mua nhà: Phi vụ thâu tóm biệt thự Tam Đảo của Trịnh Xuân Thanh, báo Tiền Phong đưa tin. Theo đó, cơ quan tố tụng phát hiện, trong quá trình làm dự án Ethanol Phú Thọ, ông Thanh đã lợi dụng chức vụ của mình để mua khu đất rộng 3.400m2 tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng cho PVC.
Năm 2009, PVC góp 2,5 tỉ đồng để thành lập PVC Kinh Bắc và ký hợp đồng số 173 cho PVC Kinh Bắc thi công một số hạng mục tại nhà máy Polyester Đình Vũ với giá trị hơn 131 tỷ đồng. Ông Thanh đã bàn bạc với đồng phạm Đỗ Văn Hồng và được giới thiệu khu đất tại thị trấn Tam Đảo đang được rao bán với giá 23,8 tỉ đồng. Ông Thanh đã sắp xếp để PVC phải tạm ứng 25 tỉ đồng cho PVC Kinh Bắc, trên danh nghĩa “góp vốn”.
Mời đọc thêm: Ông Đinh La Thăng lại sắp hầu tòa (GĐ). – Tiếp tục bị xử, ông Đinh La Thăng sắp nhận án tù thứ 4 (NNVN). – Chi tiết vụ Trịnh Xuân Thanh dùng công quỹ mua biệt thự tại Tam Đảo (TP). – Trịnh Xuân Thanh đã thâu tóm 3.400m2 đất Tam Đảo như thế nào? (NĐT). – Hướng dẫn xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ (BVPL).
Tin môi trường
Kết quả quan trắc chất lượng không khí (AQI) sáng nay: Năm điểm ghi nhận không khí Hà Nội ‘rất xấu’, VnExpress đưa tin. Các điểm quan trắc ở khu vực Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn đều ghi nhận chỉ số chất lượng không khí AQI trên 200, tức ở mức rất xấu. “Hơn 30 điểm quan trắc của Hà Nội không có điểm nào AQI trung bình, đa phần là xấu (tập trung ở nội thành) và kém (ở ngoại thành)”.
PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh, ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội phân tích, khi nói đến nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Hà Nội, ngoài các yếu tố nội tại, cần nhìn nhận các tác động xung quanh: “Đã có các nghiên cứu chứng minh miền Bắc trong mùa đông chịu ảnh hưởng từ các nguồn phát thải từ Trung Quốc. Chất ô nhiễm từ các nước Campuchia, Lào cũng ảnh hưởng đến ta”.
Ô nhiễm đến mức máy bay không thể hạ cánh: Hà Nội chìm trong ô nhiễm, nhiều chuyến bay không thể hạ cánh, theo báo Tiền Phong. Hãng hàng không Vietnam Airlines và Pacific Airlines cho biết, họ đã phải điều chỉnh 1 số chuyến bay đến và đi từ sân bay Nội Bài do tầm nhìn hạn chế vì bầu trời quá ô nhiễm.
Có bốn chuyến bay từ Sài Gòn đi Hà Nội phải chuyển sang hạ cánh xuống Hải Phòng và Đà Nẵng. Một chuyến bay từ Buôn Ma Thuột tới Hà Nội phải hạ cánh tại Thanh Hóa. Một chuyến bay từ Pleiku tới Hà Nội phải hướng sang Đà Nẵng; một chuyến từ Vinh tới Hà Nội hạ cánh ở Hải Phòng.
Nhà báo Mai Quốc Ấn viết: Thì tương lai đếm xác. Tác giả cho biết, cả 3 miền đều ô nhiễm: “Nam Bộ hôm nay đỏ rực. Màu đỏ báo động ô nhiễm không khí này cũng là báo động cho nguy cơ bệnh tật sắp tới. Miền Bắc và Bắc Miền Trung cũng vậy”.
Do nguồn nước ngày càng ô nhiễm, lãnh đạo thành Hồ đang tính cách “đổi” nguồn nước cho TP.HCM, báo Thanh Niên đưa tin. Người dân Sài Gòn phải sống chung với nhiều rủi ro về sức khỏe: “Chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn nhìn chung biến động và có xu hướng xấu hơn. Các chỉ tiêu như ammonia (NH3-N), hữu cơ, vi sinh, mangan (Mn)… trong nước sông Sài Gòn ngày càng tăng”.
TS Trần Đức Hạ cảnh báo về kế hoạch tìm nguồn nước thay thế: “Tình trạng ô nhiễm tại các dòng sông là rất lớn, không ai dám chắc nước phía thượng nguồn an toàn tuyệt đối và không có thêm tác nhân khác gây nguy hại. Do đó, vấn đề gốc rễ là quản lý an ninh nguồn nước”. Không biết cách giữ gìn môi trường thì đổi nguồn này sang nguồn khác cũng chỉ là giải pháp tình thế, câu giờ trước khi nguồn nước nào cũng ô nhiễm.
Mời đọc thêm: Miền Bắc sương mù bao phủ, ô nhiễm không khí ở mức báo động (VOV). – Ô nhiễm không khí lại xuất hiện tại Hà Nội (BVPL). – Nhiều máy bay phải chuyển hướng hạ cánh (VNE). – Huyện Hòa Vang lên tiếng vụ trại heo ngàn con ô nhiễm, dân kêu trời (LĐ). – Vụ dân “tố” nhiều cơ sở tẩy nhuộm xả thải gây ô nhiễm sông Hồng: Trạm xử lý nước thải hàng chục tỷ đồng nhiều năm chưa được nghiệm thu, bàn giao (TNMT).
Tin nước Mỹ
Ông Biden đã tuyên thệ nhậm chức hôm qua, trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Như đã hứa, Tổng thống Joe Biden bắt đầu đảo ngược các chính sách của Trump, BBC đưa tin. Ngay sau khi nhậm chức, ông Biden đã ký 15 lệnh hành pháp, trước hết là để thúc đẩy phản ứng của liên bang đối với cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19: “Sẽ bắt buộc đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xã hội tại tất cả các tòa nhà của chính phủ liên bang”.
Ông Biden còn ký các lệnh khác, đảo ngược lập trường của chính quyền Trump về biến đổi khí hậu và nhập cư. “Ông đã ký một sắc lệnh hành pháp bắt đầu quá trình tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris 2015 mà ông Trump chính thức đưa Mỹ rút khỏi vào năm ngoái”.
Hành động của ông Biden cần thiết, trong lúc nước Mỹ ngày càng chịu tác động của biến đổi khí hậu, qua nạn cháy rừng hoành hành ở các bang miền Tây và các trận cuồng phong liên tục tấn công các bang miền Đông suốt mấy năm qua.
Ông Biden cũng không quên trò “cài người” của ông Trump: Biden sa thải loạt quan chức thân cận với Trump trong ngày đầu tiên nắm quyền, theo VTC. Ít nhất 4 quan chức do ông Trump bổ nhiệm đã bị sa thải, được yêu cầu từ chức hoặc nghỉ hành chính trong ngày tại nhiệm đầu tiên của ông Biden.
Một người trong số bốn người này là Michael Pack, Giám đốc Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ, từng được ông Trump bổ nhiệm hồi tháng 6/2020, để kiểm soát các cơ quan báo chí hoạt động bằng tiền ngân sách của Quốc hội Mỹ, đã gây ra vụ bê bối là các quan chức ở các đài như VOA, RFA… từ chức hoặc bị sa thải.
TT Biden chỉ định người gốc Việt làm quyền bộ trưởng Bộ Sự vụ Cựu Chiến binh, theo VOA. Đó là ông Dat Tran, hiện là phó trợ lý bộ trưởng cao cấp, đặc trách Văn phòng Tích hợp Tổ chức, , sẽ nắm quyền lãnh đạo Bộ Sự vụ Cựu Chiến binh Mỹ cho tới khi Thượng viện Mỹ chuẩn thuận người được ông Biden lựa chọn.
Hành động cho thấy chính quyền Tổng thống Biden không hề yếu đuối trước TQ: Mời đại diện Đài Loan dự lễ nhậm chức, chính quyền Biden thách thức Bắc Kinh, RFI đưa tin. Dẫn nguồn từ Reuters, cho biết, bà Tiêu Mĩ Cầm (Hsiao Bi Khim) là người được xem là đại sứ của Đài Loan tại Mỹ, đã đến dự buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ Joe Biden.
Bà Emily Horne, người phát ngôn của tân Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ xác nhận, cam kết ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan luôn “vững như bàn thạch” và “Tổng thống Biden sẽ sát cánh cùng bạn bè và đồng minh để phát huy thịnh vượng, an ninh và các giá trị chung ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương – bao gồm cả Đài Loan”.
Cũng đến lúc quan hệ giữa 2 bờ Đại Tây Dương nồng ấm lại sau những trục trặc thời Trump: Châu Âu chờ đợi ‘bình minh mới’ với Tổng thống Biden, theo Zing. Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói với các thành viên của Nghị viện Châu Âu: “Bình minh mới ở Mỹ là khoảnh khắc mà chúng ta đã chờ đợi từ rất lâu. Một lần nữa, sau 4 năm dài, châu Âu lại có một người bạn trong Nhà Trắng”.
Mời đọc thêm: Joe Biden nhậm chức tổng thống và kêu gọi nước Mỹ « đoàn kết » (RFI). – Những hình ảnh đáng nhớ tại lễ tuyên thệ của ông Joe Biden (TTXVN). – Hoa Kỳ: Tổng thống thứ 46 nhậm chức trong bầu không khí “ngoại bất nhập” — Lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ, nghi thức đậm tính lịch sử và truyền thống (RFI). – Người Việt các giới nghĩ gì về lễ nhậm chức và nhiệm kỳ Joe Biden? (BBC). – Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ : Giới lãnh đạo châu Âu hài lòng (RFI). – Lãnh đạo các nước chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Biden sau lễ nhậm chức (VOV). – Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống Hoa Kỳ (ĐV).
– Ông Biden ký hàng loạt văn bản đảo ngược chính sách của ông Donald Trump (VnEconomy). – Ông Biden ký 15 sắc lệnh đầu tiên đảo ngược chính sách của ông Trump (DT). – Những cuộc chiến thương mại do Trump khởi xướng sẽ xoay vần ra sao ? (RFI). – Tân Tổng thống Joe Biden có nhân sự cấp cao đầu tiên (NLĐ). – Ca tử vong vì Covid-19 ở Mỹ vượt số người chết trong Thế chiến II (Zing).
***
Thêm một số tin: Biện pháp của VN khi Trung Quốc gia tăng kiểm soát hàng hóa nhập khẩu đông lạnh (RFA). – Bắc Kạn: Nhiều cán bộ ngân hàng tham gia vào đường dây đánh bạc (GDTĐ). – Quốc lộ 7 lún nứt nghiêm trọng, các bên đùn đẩy trách nhiệm? (GT). – Học sinh tử vong khi đi trải nghiệm: Sự an toàn của học sinh không thể “phó mặc” cho đơn vị tổ chức (GĐ). – Anh không muốn công nhận hàm đại sứ cho đại diện ngoại giao EU (BBC).
Cái sự nhân sự ở BCHTU có vẻ đã hòm hòm, giờ thì tổng bí tịt lú chuẩn bị sắp cỗ cho cuốc hội.
Mọi việc diễn ra đúng bài bản, và dư luận bảo rằng thì là mưu mẹo của lú thâm sâu, chẳng kém gì Tào Tháo bên Tàu.
Thực ra thủ đoạn của lú cũng chỉ như cái cách bố con bá Kiến tranh quyền đoạt lợi với bọn kỳ hào làng Vũ đại.
Cái danh xưng “Tào Tháo ma de in An nam mít” phải dành cho cha già dân tộc, kẻ đã ẵm trọn cả Đại Kiều lẫn Tiểu Kiều người Nùng ở lầu Pắc bó.
Ấy thế mới có cái dây dưa giữa Tào Mạnh Đức và Nông Đức Mạnh vậy.