Lê Văn Đoành
15-1-2021
Kết quả phiên họp Bộ Chính trị hôm 9/1/2021 với thông tin đề cử “tứ trụ” bị rò rỉ gây xôn xao dư luận. Chủ đề nhân sự đại hội XIII được mạng xã hội và truyền thông “không lề” bình phẩm xôm tụ. Việc Nam Bộ “trắng tay” trong danh sách bốn vị trí chủ chốt, gây phản ứng bất ngờ cho giới theo dõi, cả trong và ngoài nước.
Nhiều báo đảng vội trấn an dân chúng. Báo Pháp luật TPHCM ngày 14/1 chạy trang nhất “Nhân sự Đại hội XIII và vấn đề tính đại diện“. Bài báo giải thích vòng vo, dông dài, mục đích trấn an, xoa dịu và kêu gọi không nên phân biệt vùng miền nọ kia rồi chốt:
“Đã qua rồi thời thực dân chia để trị. Qua rồi thời đế quốc, thế lực ngoại bang vạch vĩ tuyến phân định Bắc – Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, giao thông, đi lại, giao lưu văn hóa vùng miền, Internet đã xóa nhòa nhiều khoảng cách địa lý, kể cả làm mềm đi biên giới quốc gia, lãnh thổ”.
Ngày mai 16/1/2021, Hội nghị Trung ương 15 khai mạc. Đây là hội nghị cuối cùng trước khi mở màn đại hội XIII. Không khó để dự đoán rằng kết quả sẽ chẳng có thay đổi gì so với nội dung mà Bộ Chính trị đã soạn sẵn để trình ra.
Con số 200 uỷ viên khoá XII, một nửa tái cử đi tiếp để nhận đặc quyền, đặc lợi như vua chúa thời phong kiến và nửa còn lại sẽ ra về, hưởng thụ thành quả vơ vét sau nhiều năm chấp chính. Về lý thuyết, số phải ra về nói trên “hạ cánh” an toàn, nhưng thực tế thì chưa hẳn vì chờ xem thù hận trút ra khi nào và thuật bươi móc quá khứ hoàn hảo ra sao.
Với 63 tỉnh thành hiện nay, miền Bắc (theo hiệp định Genève 1954) từ Quảng Bình trở ra gồm 29 tỉnh thành, miền Nam từ Quảng Trị vào gồm 34 tỉnh thành. Tại đại hội XII, có thể thấy một số liệu không cân xứng:
– 180 Uỷ viên Trung ương chính thức của khoá XII, miền Bắc là 111, miền Nam chỉ có 69 người.
– 19 Uỷ viên Bộ Chính trị, miền Bắc 13, miền Nam 6.
– 12 Thành viên Ban bí thư, miền Bắc 8, miền Nam 4.
Thiết kế như trên được đồn đoán là của “kiến trúc sư” Tô Huy Rứa. Nhìn qua đủ thấy cách làm nhân sự của “miền Bắc có lý luận” là đáng sợ. Cũng phải thôi, vì từ khoá VI đến khoá XII qua bảy khoá, miền Nam chưa bao giờ nắm vị trí Tổng bí thư, Bộ trưởng Bộ quốc phòng và chỉ “ân huệ” được giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương một lần hồi khoá VI, với trưởng ban Lê Phước Thọ (Sáu Hậu).
Nhiều người cho rằng việc thiếu hụt đội ngũ cấp cao kế cận hiện nay là hệ quả từ những cuộc đánh nhau “một mất một còn” của hai ngôi sao phương nam là Tư Sang và Ba Dũng. Người của bên này ngoi lên nhưng bị bên kia nắm cổ kéo xuống và ngược lại. Lãnh đạo cấp cao miền Bắc cứ thế mặc sức tung hoành, cài cắm người từ địa phương đến trung ương, dưới chiêu thức luân chuyển cán bộ. Nhìn cách bày binh bố trận thế này thì miền Nam lấy đâu ra người vào Ban chấp hành Trung ương:
Đà Nẵng, Bí thư Nguyễn Văn Quảng, 51 tuổi, quê Hải Phòng;
Phú Yên, Bí thư Phạm Đại Dương, 46 tuổi, quê Hà Nội;
Khánh Hoà, Bí thư Nguyễn Khắc Định, 56 tuổi, quê Thái Bình;
Ninh Thuận, Bí thư Nguyễn Đức Thanh, 58 tuổi, quê Hà Tĩnh;
Đắc Lắc, Bí thư Bùi Văn Cường, 55 tuổi, quê Hải Dương;
Đồng Tháp, Bí thư Lê Quốc Phong, 42 tuổi, quê Hà Nội;
Thành phố Cần Thơ, Bí thư Lê Quang Mạnh, 46 tuổi, quê Hà Nội.
Đó là chưa kể các đại quan ở Huế chạy vào giành ghế bí thư Bình Thuận, ông quê Quảng Ngãi lên nắm Kon Tum, ông Đà Nẵng xí phần tại Lâm Đồng. Hai ông Quảng Nam giựt chức bí thư hai tỉnh Đắc Nông và Bà Rịa-Vũng Tàu. Hai ông từ Tây Ninh một ôm Bí thư thành Hồ, một đoạt bí thư Hậu Giang.
Như vậy, 19 tỉnh thành Nam Bộ nhưng không có mấy người Nam Bộ làm tổng đốc, thì lấy cửa gì vào Trung ương XIII?
Có lẽ sẽ không có “phép màu” nào dành cho Nam Bộ, cũng như nhân tố Trương Hòa Bình tại hội nghị 15 vào ngày mai. Khi mà quỹ thời gian làm việc của hội nghị 15 bị “bác cả” Trọng thay đổi và giới hạn vỏn ven trong ngày 16/1 và buổi sáng ngày 17/1. Thêm nữa, cả hai phương án đề cử đều không có tên ông Bình.
– Phương án 1: Trọng – Phúc – Huệ – Mai
– Phương án 2: Trọng – Phúc – Huệ – Chính
Thông tin đồn thổi chưa được kiểm chứng từ hậu trường cho hay, mặc dù không có kinh nghiệm trong điều hành chính phủ, Phạm Minh Chính vẫn tranh chấp quyết liệt chiếc ghế thủ tướng với Vương Đình Huệ. Để dung hoà, tổng-chủ Nguyễn Phú Trọng đành gạt Trương Thị Mai để nhường ghế chủ tịch Quốc hội cho Phạm Minh Chính.
Quay lại câu chuyện nhân sự kế thừa. Sau 35 năm, tính từ đại hội VI năm 1986, trong khóa tới, Nam Bộ chính thức không có đại diện trong “tứ trụ”. Trước đó, hai khoá liên tiếp, Nam Bộ có cả hai nhân vật lọt vào bộ tứ để nắm ghế Chủ tịch nước và Thủ tướng, khoá X (Nguyễn Minh Triết – Nguyễn Tấn Dũng), khoá XI (Trương Tấn Sang – Nguyễn Tấn Dũng).
Miền Nam nói nói chung và Nam Bộ nói riêng đã bị “dìm hàng” hay quả thật không có nhân tài, không tìm ra gương mặt sáng giá? Câu hỏi xin dành cho các đại ca tầm cỡ như anh Ba, anh Tư để tìm câu trả lời.
Miền Nam giàu có và trù phú, nhưng lệ thuộc, sai khiến và ban ơn mọi thứ từ kinh tế, chính trị, đến văn hoá xã hội… Cứ nhìn tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách mà Trung ương xử ép thành Hồ thì rõ được thế cờ: Từ mức 33% giai đoạn 2000-2003, xuống còn 23% giai đoạn 2011-2016.
Thời điểm Đinh La Thăng nhậm chức, giai đoạn 2017 – 2020 chỉ còn 18%. Tức dân thành Hồ làm ra 100 đồng, phải cúng về Trung ương 82 đồng, chỉ được xài 18 đồng. Ra diễn đàn quốc hội, ông Thăng phản ứng mạnh, thì bị quy chụp muốn có “vương quốc riêng”.
Đinh La Thăng bị phế bỏ, Nguyễn Thiện Nhân lên thay. Ông Nhân “năn nỉ” xin Trung ương 5 năm tới (2021-2025), ngân sách giữ lại cho thành phố là 24% và 5 năm tiếp theo (2026-2030) là 28%, Trung ương hứa xem lại.
Dù gì thì Nam Bộ cũng nên cay đắng chấp nhận chuyện đã rồi. Cũng cần nói thêm, những Ủy viên Bộ Chính trị có gốc gác miền Nam từ trước đến nay hầu hết là những “khai quốc công thần” thời bưng biền ở Trung ương cục miền Nam, hoặc những “hạt giống đỏ” được ươm từ các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Còn gọi là phấn đấu để cơ cấu, thì đừng có mơ.
Năm 1978, khi thông báo bỏ tư cách đảng viên cộng sản và từ chối tham gia chính phủ mới, nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, bộ trưởng Bộ Y tế năm 1978 của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã nói với luật sư Nguyễn Hữu Thọ rằng: “Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ”.
Dân Nam bộ sớm hoà vào nền văn minh phương Tây và theo nền hành chinhs ,dân chủ nước Pháp(3 tỉnh nhượng địa).Sau 1954 lại theo chế độ cộng hoà và DÂN CHỦ TỰ DO KIỂU MỸ.Đã vậy, thiên nhiên ưu đải ,khí hậu hiền hoà ,đất đai màu mở,tôm cá ,rau quả phong phú làm cho người dân sống dễ dàng,cởi mở,bao dung.Nếu người Nam bộ lãnh đạo đất nước,họ sẽ DÂN CHỦ và hướng theo xu thế Tự do của phương Tây,dễ xa rời CNXH – đây là điều Đảng csVN – nhất là ông Nguyễn Phú Trọng- lo sợ! Vì vậy,khi đã nắm chắc quyền lực trong tay,ông Trọng và đcs sẽ gạt hết người Nam bộ trong bộ máy tối cao của đảng csVN nhằm giữ được độc quyền của đảng …
Nên thành lập lại Mặt Trân giải phóng miền nam !
Dân Nam bộ sớm hoà vào nền văn minh phương Tây và theo nền hành chinhs ,dân chủ nước Pháp(3 tỉnh nhượng địa).Sau 1954 lại theo chế độ cộng hoà và DÂN CHỦ TỰ DO KIỂU MỸ.Đã vậy, thiên nhiên ưu đải ,khí hậu hiền hoà ,đất đai màu mở,tôm cá ,rau quả phong phú làm cho người dân sống dễ dàng,cởi mở,bao dung.Nếu người Nam bộ lãnh đạo đất nước,họ sẽ DÂN CHỦ và hướng theo xu thế Tự do của phương Tây,dễ xa rời CNXH – đây là điều Đảng csVN – nhất là ông Nguyễn Phú Trọng- lo sợ! Vì vậy,khi đã nắm chắc quyền lực trong tay,ông Trọng và đcs sẽ gạt hết người Nam bộ trong bộ máy tối cao của đảng csVN nhằm giữ được độc quyền của đảng …
Hiện nay thì thuật toán nguyễn phú trọng được coi là rối rắm nhất, dùng cẩm nang Chí Phèo thì họa may. Nam kỳ hay Bắc kỳ thì cũng là loài cọng sản tượng trưng cho chính quy và nằm vùng, chính ra cái bọn cs Nam kỳ mới đáng sợ, gian manh, luồn cúi, xảo quyệt, đĩ bợm, nhờ vậy chúng mới lót đường thành công lấp lánh cho lũ Bắc kỳ tràn vào bờ cõi miền Nam.
Bây giờ chúng bị bọn có lý luận nhét phân vào họng. Nếu Trương Hòa Bình lên ngôi thì trông mong gì ? Nghe dồn hắn là con rơi của Lê Duẩn và cứ nhìn cái cách hắn đồng ý với bản án Hồ Duy Hải thì biết hắn là loại người gì. Hắn mà lên thì cùng với Nguyễn Hòa Bình bóp cổ dân mà thôi.
Tôi muốn tác giả Nghĩa Nhân trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao khi chuẩn bị đại hội đảng 12 thì tiêu chí để chọn TBT là người miền bắc có lý luận, mà không phải là người miền nam? Mà đến đại hội 13 thì nói là không phân biệt vùng miền, có phải là người miền bắc đã hoàn toàn làm chủ tình hình, không cần người miền nam nữa?
2. Tại sao không có người miền nam làm bí thư các tỉnh thành phía bắc mà chỉ người miền bắc làm bí thư các tỉnh thành phía nam?
3. Tại sao các tỉnh thành miền bắc được đầu tư nhiều hạ tầng hơn hẳn các tỉnh thành phía nam?
4. Tại sao tỷ lệ điều tiết ngân sách khác nhau giữa các tỉnh thành miền bắc và miền nam, trong đó miền nam luôn bị điều tiết nhiều hơn hẳn?
5. Tại sao trong các giấy tờ, hộ khẩu, căn cước công dân đều có mục ghi là quê quán, vậy để làm gì?
6. Tại sao vừa rồi khi tăng tỷ lệ đại biểu dự đại hội đảng toàn quốc thì các tỉnh thành miền nam chỉ được tăng 5 đại biểu, còn các đoàn miền bắc và trung ương được tăng thêm 73 đại biểu, https://laodong.vn/dai-hoi-xiii/6-dang-bo-co-vi-tri-quan-trong-duoc-them-dai-bieu-du-dai-hoi-xiii-cua-dang-867477.ldo, có phải là để tỷ lệ miền bắc sẽ cao hơn trong bầu chọn tại đại hội không?