11-1-2021
TQ cắt nước xả từ đập Cảnh Hồng từ 31/12, gần 1/2 lưu lượng xả làm mực nước sông Me Kong hạ nguồn giảm tới 1m. Bị chú Sam phát hiện nên 6 ngày sau mới thông báo cho hội MRC của mấy thằng em nhà xóm dưới. Dự là cắt tới 20/1/2021.
ÁM ẢNH NGẬP MẶN
Mực nước sông Mekong sẽ còn giảm đến nửa sau của tháng 1/2021 vì đập Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm độ xả nước để thử thiết bị điện.
Theo một trang chuyên ngành thì “lưu lượng nước bình quân tháng 1/2020 qua trạm Kratie (Campuchia) trên sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long giảm xuống còn 3.024 m3/giây”.
“Ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng sẽ về đến biên giới Việt Nam tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) bắt đầu từ ngày 22/1/2020 và ảnh hưởng tới các vùng ven biển kéo dài đến hết ngày 28/1/2020, ngay thời điểm của kỳ triều cường và chuẩn bị đón Tết Canh Tý 2020.”
Điều này có thể khiến nạn ngập mặn ở vùng thuộc Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn…
CÁI KHÓ NÀO BÓ CÁI KHÔN?
Trong 6 nút thắt chủ yếu đối với ĐBSCL: Tài nguyên-đất nước và môi trường; Nhân lực: nhân khẩu học, số và chất lượng lao động; nguồn lực đầu tư hạn chế; Cơ sở hạ tầng thua xa mức độ và tiềm năng phát triển của vùng; Đổi mới khoa học – công nghệ; Tụt hậu về kinh tế.
Giải pháp tháo gỡ 6 nút thắt này, quan trọng nhất theo tôi là: đầu tư và cơ sở hạ tầng. Một chuyên gia tên tuổi vừa có bài phân tích về cái mà ông gọi là nỗi ám ảnh nhất từ mảnh đất miền Tây hay ĐBSCL: “Cái khó dường như đang bó cái khôn. Tôi biết một số lãnh đạo địa phương đã rất cố gắng với cách làm sáng tạo mà nếu ở những nơi có lợi thế phát triển thì địa phương đã rất khác rồi.
Tuy nhiên, những nỗ lực rất lớn đã chưa thể mang lại những kết quả phát triển kinh tế để có thể ghi nhận. Thành thử, rất khó chọn cột cờ trong bó đũa của các tỉnh miền Tây. Điều này làm cho miền Tây ngày càng vắng bóng hơn trong đội ngũ lãnh đạo quốc gia”.
Vâng, miền Tây rồi sẽ còn vắng bóng nhiều hơn trong đội ngũ lãnh đạo quốc gia. Dù có khi việc “phân phát” cho có chỉ tiêu vùng miền, giới tính… để có những lãnh đạo im lặng xuôi chiều mãn tính thì cũng chẳng ích lợi chi!
Trong “cái khó bó cái khôn” đó, nhân tai rất nhiều chứ đâu chỉ thiên tai. Một chuyên gia khác nói với tôi, đồng bằng SCL cần làm ăn bài bản hơn, biết trên biết dưới hơn. Trên xa thật xa là ông Trời. Hạn mặn, nước biển dâng, biến đổi khí hậu…
Trên gần hơn chút là ông láng giềng TQ luôn ích kỷ và ác độc, ngay từ xử lý nước sông Mê Kông. Gần hơn nữa? Các nhà quản lý đã kêu gọi “Thuận thiên” từ 2017 đến nay, mà lòng người, chính sách đã thuận được bao nhiêu?
Nhân tai và thiên tai, câu chuyện còn dài. Thương đồng bằng… Một chữ mặn mà bao nhiêu sắc độ. Mặn mà. Mặn chát. Mặn đắng. Mặn chằng. Mặn hơn nước mắt.
Cái Tết mặn năm nay, có biết bao vị muối và bao kiểu mặn cứ dồn hết vô đây, haizz.
Đồng bằng có mặn đến mức nào đi nữa cũng không là mối quan tâm của Ba Đình vì họ có mối bận tâm chính lớn hơn nhiều Còn mặn mòi được với Bắc Kinh trong bao lâu nữa trước khi giang tay cho Bắc Kinh trói.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn.
Đảng nhà trí thức cành cạch đã hoàn thành xuất sắc