Vài ghi chép về việc thêm mấy nhà báo vừa bị bỏ tù

Jonathan London

6-1-2021

Mới hôm qua, tôi thấy một tin buồn là anh Phạm Chí Dũng bị xử phạt 15 năm tù, trong khi các anh Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị 11 năm tù, cùng về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước.” Về những cáo buộc này, tôi không có đủ tư cách để đánh giá một cách khách quan vì thiếu thông tin.

Song, như đã viết trước đây, tôi cũng như nhiều người khác nghi ngờ sâu sắc về cáo buộc “lật đổ” dù tôi biết một số ý kiến của những người này khác với chủ chương của chính quyền. Liệu có bằng chứng gì từ một nguồn độc lập và tin cậy có thể được công bố? Tôi đọc trên tờ báo Tuổi Trẻ là:

“Cụ thể, từ năm 2014 đến khi bị bắt, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn thường xuyên tiếp xúc các đối tượng, tổ chức có tư tưởng bất mãn về chính trị trong và nước ngoài, từ đó nảy sinh tư tưởng bất mãn với chính quyền.”

“Phạm Chí Dũng có 25 bài viết, Nguyễn Tường Thụy có 5 bài viết, và Lê Hữu Minh Tuấn có 6 bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Tôi không rõ những bị cáo đã tiếp xúc như thế nào và với những đối tượng nào. Tôi không rõ việc phản biện một số điều về đảng hay nhà nước nên cần thiết bị xem là hành vi chống phá Nhà nước? 

Liệu việc phản biện một số điều về đảng hay nhà nước có nên bị xem là hành vi “chống phá Nhà nước?  Tôi quen không ít người giữ quan điểm như thế này. Ví dụ trên mạng có một bạn đọc góp ý là:

Phạm Chí Dũng là kẻ bất chấp pháp luật VN đã kêu gọi lật đổ chế độ mà y được yêu, được nuôi dưỡng, được trưởng thành, y còn có bố là cán bộ cao cấp của Đảng nữa… loài như vậy chúng tôi gọi là kẻ “ăn cháo đái bát”, hay “qua cầu rút ván”. Loài ấy lẽ ra phải bị nhốt suốt đời trong bóng tối mới đúng!

Nhưng tôi lại nghĩ, chưa chắc. Tôi thấy việc Phạm Chí Dũng và mấy người khác bị bỏ tù là một sai lầm của Việt Nam trên đường tiến lên một xã hội văn minh. Tôi sẽ giải tích tại sao bằng cách nêu lên một vấn đề cơ bản trong ngành báo chí. Cụ thể, tôi xin nêu một vấn đề rất khó thực hiện ở Việt Nam đối với những người muốn trở thành “nhà báo” hoặc là “nhà báo độc lâp.”

Đây là một điều tôi đã từng nêu cho chính Phạm Chí Dũng cách đây vài năm. Cụ thể, tôi đã khuyên bạn ấy làm tờ báo đó phân biệt rõ hơn về nội dung thời sự (khách quan) và nội dung biên tập (phản biện ý kiến). (Dù trong 2-3 năm qua tôi không còn liên lạc với bạn ấy hay với bạn Phạm Đoan Trang vì bị chính quyền VN loan báo trực tiếp.)

Đó là, khi cố gắng phát triển một tờ báo, hoặc là đóng vai nhà báo độc lập, nên cố gắng phân biệt rõ nội dung thời sự (chức năng news reporting) và nội dung biên tập (chức năng vừa quản lý tờ báo vừa có một không gian nhất định trên tờ báo để đưa ra ý kiến của ban biên tập). Làm được như thế là rất khó ở Việt Nam…

Ở Việt Nam hoàn toàn không có điều đó, dù là báo Nhân Dân hay là Việt Nam Thời Báo. Bạn Phạm Đoan Trang và bạn Phạm Chí Dũng đang ngồi tù vì chính quyền không chấp nhận có hai nhân vật có số lượng khán giả khá là đông đảo được đăng những bài phản biện thường xuyên.

Mời các bạn trong và ngoài bộ máy tưởng tượng một chút. Ví dụ, từ đầu đến cuối vụ Đồng Tâm sẽ tiếp diễn như thế nào nếu có một nền báo chí chuyên nghiệp hơn?

Riêng đối với bạn Phạm Đoan Trang – người đã từ lâu phải chịu sự khủng bố – đã rơi vào tình trạng phải lên án một cách mạnh nhất những hành vi hành hung khủng bố đó, điều đó đã làm cho cuộc đời của bạn ý trở thành một địa ngục ngay trên đất nước của mình. Tôi đoán chính quyền muốn bắt một phần vì không chịu được Trang liên tục chửi họ.

Tất nhiên, không nên chỉ trích những người như Phạm Chí Dũng hay Phạm Đoan Trang chưa thực hiện được sự phân biệt giữa nội dung thời sự và nội dung biên tập như đã nêu trên.

Song, tôi xin đề nghị với những ý định tốt nhất những người trong hoặc ngoài bộ máy để cố gắng làm điều đó. Vì làm công việc nhà báo một cách khách quan nhất có thể nên là tiêu chuẩn và mục tiêu của Việt Nam. Làm như thế mới có thể trên con đường như Hàn Quốc, Đài Loan, mới bác bỏ mô hình Hoa Lục.

Rõ ràng, khuyên Việt Nam có một ngành báo chí chuyên nghiệp hơn sẽ không lập tức giúp những người bị tù. Viết “Việt Nam nên như thế này, nên như thế kia” thực sự có giá trị không? Chắc chưa chắc. Song, xác định cùng nhau một cách rõ rằng, Việt Nam đang thiếu gì cũng có thể là bước tiến cho người dân và đất nước. Vậy tôi góp ý thôi.  

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Cái gốc
    Thơ Nguyễn Duy

    Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)

    Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
    nhân dân đây
    cái gốc quốc gia này.

    Bán mặt cho đất
    bán lưng cho trời
    nhân dân mẹ cha
    nhân dân ông bà
    nhân dân tổ tiên
    nhân dân nguồn cội
    hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.

    Mảnh đất truyền đời
    chát mồ hôi
    đắng máu
    lớp lớp anh hùng áo vải
    lớp lớp xác người giữ đất
    vẫn nhân dân.

    Sao nên nỗi người cày không có ruộng
    luật hoang vu hoang hóa nhân tình?

    Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
    ăn quả trên cành tè axit gốc cây?

    Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
    ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?

    Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
    nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?

    Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
    tự biến thành thù địch trước nhân dân?

    Lai tỉnh
    hỡi lương tri
    lai tỉnh!

    (Những ngày đau trong bệnh viện, tháng 4.2017)

    _________________________

    (*) Lật thuyền mới biết dân là nước
    (Quan hải, Nguyễn Trãi)

  2. tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
    bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
    hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
    hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.

    bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
    chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
    cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
    tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.

    không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
    lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
    khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
    biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.

    mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
    sợ nữa đi có sợ mãi được không,
    cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
    mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.

    bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
    lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
    còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
    sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.

    tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
    cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
    vì người ta cần ánh mặt trời,
    tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!

    trích: Người thơ Nguyễn Đắc Kiên

  3. Dear Jonathan London:
    I fully agree with your suggestion about the separation of the reporting of news/facts from expression of opinion and editorial in the content of media and posting in our community of practice.

    Thank you so much for taking the time and the effort in your writing to make the suggestion. Your suggestion is well put and rather diplomatically presented.

    As an occasional blogger, I will from now on label my pieces accordingly. Most of my postings are opinion and I will label them as such when submitting them.

    It will be a start in honour to the sacrifice of the journalists who are in jail because of their writing.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây