“Chúng ta là ai?”

Lê Quang

4-12-2020

– “Chúng tôi là ai mà trong khi các bạn được ở nhà thì chúng tôi phải đi xây nhà cho các bạn?”

Tự trọng nghề nghiệp là điều đáng quý nhưng đừng bao giờ biến nó thành một sự ngộ nhận nghề nghiệp. Tất cả mọi nghề nghiệp lương thiện đều cao quý và có những chuẩn mực, trách nhiệm cũng như quy tắc định riêng dành cho nó. Chúng ta được giáo dục và huấn luyện để thực thi vai trò mà mình theo đuổi và nên theo đuổi đến cùng.

– “Chúng tôi là ai mà trong khi các bạn ăn cơm ngon thì chúng tôi phải tần tảo một nắng hai sương trên ruộng đồng?”

Mọi kết tinh của lao động đều đáng được nâng niu, trân trọng nhưng hãy coi nó là sự cống hiến cho xã hội chứ không phải là ban ơn. Hơn hết, phía sau mọi hiện thực cũng là dấu ấn của kinh tế.

– “Chúng tôi là ai mà trong khi các bạn được rảnh rang làm ăn còn chúng tôi phải dạy dỗ lũ trẻ nhà bạn hơn 8 giờ/ ngày?”

Đó chính là vai trò của mọi công dân trong xã hội. Chúng ta hoặc đóng vai trò này hay vai trò kia, chia sẻ các giá trị và lợi ích cùng nhau. Do đó tôi có lời khuyên đến tất cả các bạn có suy nghĩ #chúngtôilàai rằng ta nên tỉnh táo và cân nhắc. Có thể mỗi người chúng ta đều từng được phong anh hùng dưới ánh sáng của tuyên giáo tức thời nhưng điều ấy là tạm thời, chủ yếu phục vụ mục tiêu chính trị.

Một người anh hùng thật sự không tìm cách chứng minh mình là anh hùng. Nếu ai đó đột nhiên khoác lên bạn chiếc áo anh hùng khi bạn chỉ đang thực thi công việc thường nhật của bạn; thì phần lớn là để phục vụ lợi ích của họ chứ không phải dành cho bạn.

Chủ nghĩa anh hùng hun đúc nên những con người quả cảm nhưng trớ trêu thay “chỉ có những đất nước khốn khổ mới cần đến anh hùng”.

Trên hết, đây là biểu hiện của suy nghĩ lệch lạc dưới ảnh hưởng tuyên giáo mà người trẻ nên cẩn trọng khi tiếp nhận, đặc biệt là những người làm việc trong các tổ chức doanh nghiệp. “Chúng ta là ai?” – Chúng ta có tự trọng cùng niềm tự hào nghề nghiệp và nó chẳng khác bất kỳ ai khác cả.

Thông điệp “Chúng tôi là ai?” của VNA. Ảnh: internet
Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. ” chúng tôi là ai” = mày biết bố mày là ai.
    Tổ bà cái chế độ đào tạo ra một giống loài không là người nhưng lại là người. Cứ bắt người phải kính trọng phải khả kính

  2. Mỗi nghề một nghiệp, đều có cái gian nan riêng.
    Chỉ có nghề làm đầy tớ cho dân là điêu đứng trăm chiều mà không được ai thấu hiểu.

  3. Lâu lâu lại xuất hiện CHÚNG TÔI rên rỉ, bầy người này bẩm sinh phụ thuộc bầu vú NHÂN DÂN. Lúc đói khát thì bú vú, no nê lại cắn đứt núm vú.
    Sắp đến lượt sẽ là lũ CHÚNG TÔI điện lực, xăng dầu rên rỉ chăng?

  4. Khác với bọn mối, kiến, ong… sự phân công “xã hội” của nòi giống chúng chủ yếu do di truyền để tồn tại (đừng lên giọng triết học hỏi chúng tồn tại để làm gì, thêm rắc rối cuộc đời),
    loài người, nhìn bằng con mắt “thượng đế”, được sinh ra, tồn tại và phân công xã hội trong tự do tương đối.
    Vì tự do, con người phải chịu trách nhiệm thứ mình đã chọn, và không có quyền than vãn kêu ca số phần nghiệp dĩ phải chịu; (nói phổ quát là thế, không nêu chuyện cá biệt của thiểu số nào đó chịu số phần mất tự do, như những dân tộc bất hạnh ở các chế độ độc tài như TQ, Myanmar, và một số nước nhiều loạn lạc ở châu Phi, hay Israel thế kỷ trước…)

    Anh chị (ac) học trường, ban nào do ac chọn, dựa trên năng khiếu, năng lực, gia cảnh giàu nghèo, cha mẹ có gene thông minh hay chậm hiểu, và ý đồ có tính toán của gia đình định hướng cho ac theo học trường lớp ngành ban đó. Ra trường ac tất yếu sẽ phải sống theo loại phân công xã hội đó, làm nghề đó và phải chịu cái nghiệp đó!
    Chứ còn trách móc gì ai?
    Học y khoa thì phải trực đêm dù có đi ngang nhà xác cũng phải đi, tiếp xúc máu mủ ghê tởm cũng phải chịu; có dịch bệnh phải lăn xả vào nhiệm vụ, và được bệnh nhân gọi bằng bác, một cách tôn kính. Nếu ăn ở xấu xa vô lương tâm thì bị chửi, như bất cứ ngành nghề nào khác thôi.
    Lính thì phải xông pha lửa đạn thời chiến, hiu hắt ở tiền đồn biên giới, canh gác theo phiên trong khi mọi người đi ngủ, gánh vác công việc nặng nề trong thiên tai, để được em gái hậu phương tôn vinh là anh lính chiến.
    Công an thì phải đi bắt quân gian (khi nhà nước nói đó là kẻ gian), và luôn “được” dân lấm lét nhìn, sợ, nịnh, thù ghét; và luôn được nhờ vả có đền bù(!). Thế là Sướng. Vào công an đâu phải dễ, trầy vi tróc vảy mới kiếm được nghề nầy đấy. Không ai kêu ca đâu!
    Dân chửa lửa thì phải hú còi chạy văng mạng để chơi với lửa.
    Dân đánh cá thì phải chơi với sóng biển, bão táp, hà bá.
    Chứ sao bây giờ?
    Đề tài nhảm nhí mất thì giờ đôi co.

Comments are closed.