Minh Phạm
3-12-2020
Ngày 20/11/20, Tối cao pháp viện liên bang (US Supreme Court) ra thông cáo phân nhiệm theo địa hạt tuần du Thượng thẩm (Circuit) cho các thẩm phán Tối cao pháp viện.
Theo thông cáo, cả 4 thẩm phán “Cộng hòa” (Conservative, được nhiều người hiểu là… “thân Trump”) nhận tuần du tại các tiểu bang chiến trường (swing state), trong đó có 2 phụ thẩm do Tổng thống Trump đề cử là B. Kavanaugh và Amy Barrett.
Cụ thể, phụ thẩm Brett Kavanaugh tuần du khu vực gồm tiểu bang Michigan; phụ thẩm Amy Coney Barrett tuần du khu vực gồm tiểu bang Wisconsin, phụ thẩm Samuel Alito tuần du khu vực gồm tiểu bang Pennsylvania và phụ thẩm Clarence Thomas tuần du khu vực gồm tiểu bang Georgia.
Ngay sau đó, các phương tiện truyền thông bảo thủ (conservative) tại Mỹ loan tin rằng, các tòa án thượng thẩm có thẩm quyền địa hạt tại các tiểu bang chiến trường sẽ “bênh vực cho Tổng thống Trump” đối với các vụ kiện tranh chấp kết quả bầu cử bằng cách đảo ngược kết quả bầu cử nhờ có sự “can thiệp” từ các phụ thẩm Tối cao Pháp viện (conservative) ở các Tòa đó.
Đây là một ngộ nhận lớn! Tại sao? Vì 2 lý do chính yếu sau:
– Hệ thống Tòa Thượng thẩm liên bang gồm 13 Tòa, nằm rải rác 12 khu vực tư pháp và khu vực Thủ đô DC. Một phụ thẩm Tối cao pháp viện sẽ giám sát ít nhất 1 Tòa Thượng thẩm mà trong quá khứ họ có một mối liên hệ – về cư trú hay hành nghề – giữa họ và các tòa án trong khu vực ấy. Quyền lực của Thẩm phán Tối cao pháp viện tại các Tòa án thượng thẩm chỉ giới hạn trong phạm vi ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời, gia hạn nộp đơn từ hồ sơ, và trong một vài trường hợp đặc biệt là gia hạn thời gian chờ đợi quyết định từ Tối cao pháp viện.
Nhưng nhiệm vụ chính của họ là thẩm xét (sàng lọc) các Đơn Thượng cầu lên Tối cao pháp viện trước khi đề nghị Pháp viện quyết định có thụ lý hay không. Nói vắn tắt, các phụ thẩm Tuần du không có quyền quyết định thay cho Tòa Thượng thẩm lẫn Tối cao pháp viện. Trường hợp này, phụ thẩm tuần du là chiếc cầu nối giữa các Tòa dưới với Tối cao Pháp viện liên bang.
– Các vụ kiện cáo kết quả bầu cử nếu không trưng ra bằng chứng vi-Luật (liên bang) và vi-Hiến (liên bang) thì các Tòa án liên bang (trong đó có Tối cao Pháp viện là nơi mà những người ủng hộ Tổng thống Trump – với suy nghĩ rất ấu trĩ – xem như là nơi có quyền quyết định thắng thua trong bầu cử) sẽ không thụ lý vụ kiện để xét xử.
Người ta thường nêu án lệ Bush v. Gore như một chiếc phao cứu sinh trong trường hợp Trump chống Biden. Đây cũng là một ngộ nhận nốt!
Trong vụ kiện Bush chống Gore của năm bầu cử 2000, Tối cao pháp viện liên bang chỉ quyết định về 2 điểm luật-pháp-liên-bang là
a) Quyền được đối xử bình đẳng trước luật pháp theo Hiến pháp (liên bang: US Constitution) và,
b) Có hay không một sự vi phạm Luật Kiểm đếm Phiếu bầu (liên bang: Electoral Count Act).
Sau khi nghị án, Tối cao pháp viện quyết định “không kiểm đếm phiếu lại ở Florida”. Trên cơ sở không đếm phiếu lại nên ông Bush thắng cử vì nhiều hơn ông Gore khoảng 500 phiếu phổ thông (chứ Tối cao pháp viện KHÔNG tuyên bố ông Bush thắng ông Gore, đây là sự nhầm lẫn … chết người!!!)
Thế nên, nếu không chứng minh “khả năng vi phạm Luật pháp liên bang và Hiến pháp liên bang” thì đừng mong Tối cao Pháp viện liên bang thụ lý.
Đối chiếu với thực tế, vụ kiện của dân biểu M. Kelly ở Pennsylvania vừa nộp Đơn Thỉnh cầu lên Tối cao Pháp viện ngày hôm qua thì đơn này nộp đích danh phụ thẩm Tối cao Pháp viện tuần du khu vực Pennsylvania là ông Samuel Alito.
Ông Alito sẽ thẩm xét Đơn Thượng cầu và khi thẩm xét sẽ gởi lên Tối cao Pháp viện. Trước đó, Tổng Chưởng lý Shapiro của tiểu bang Pennsylvania gởi một bản Lý-nghị cho Tối cao Pháp viện liên bang để thỉnh cầu Pháp viện ĐÓNG LẠI tất cả các khiếu kiện về kết quả bầu cử ở tiểu bang Pennsylvania cũng phải qua phụ thẩm S. Alito.
Không phải ai cũng có một kiến thức căn bản (backgrounds) về thẩm quyền tài phán của hệ thống các tòa án tiểu bang và hệ thống các tòa án liên bang để có thể xác định vụ kiện nào khả dĩ được Tối cao Pháp viện thụ lý. Vì vậy, đã có hàng… tỷ tin đồn thất thiệt (tin giả) rằng, Tối cao Pháp viện liên bang sẽ quyết định ai là người thắng cử giữa Trump và Biden. Ngoài sự thiếu hiểu biết, không loại trừ việc tung tin đồn nhảm là có ác ý, có mưu cầu tư lợi…
(Sở dĩ lặp lại hai từ “Liên bang” là vì còn có Tối cao Pháp viện tiểu bang).
***
Về hệ thống Tòa án Thượng thẩm Liên bang, xin tham khảo lại bài viết:
Tổng thống Trump Và Quyền Tư Pháp
Nhiệm vụ của Tòa là định nghĩa luật là gì, giải thích ý nghĩa của luật và Tòa sẽ không cho phép bất kỳ ai có quyền đứng trên luật pháp. Tòa Thượng thẩm thứ 9 (the United State of the Court of Appeals for the Ninth Circuit, the Ninth Circuit Court of Appeals ) vừa tái xác nhận thẩm quyền này trong án lý vụ Washington kiện Trump.
Đặc biệt, với cơ chế “Checks and Balances”, Tòa án (Tư pháp) sẽ là sợi cương kiềm chế Hành-pháp một khi cho rằng Hành pháp đã đi quá xa quyền hạn của nó.
Tòa Thượng thẩm, nguyên thủy là những nơi xử án của các Pháp quan hoàng gia Anh được uỷ nhiệm trong chuyến tuần du trên khắp nước Anh đã du nhập sang Mỹ khi Tòa án liên bang chỉ duy nhất được Hiến pháp thiết lập là Tối cao Pháp viện, với số lượng thẩm phán ít ỏi, các Thẩm phán của Pháp viện phải phân công tuần du Phúc Quyết các bản án Sơ thẩm trên 11 địa hạt toàn liên bang được đánh số thứ tự từ 1 đến 11. (Hiện nay, Thẩm phán Tối cao Pháp viện chỉ phân công kiểm tra chứ không còn tham gia xử kiện ở các tòa Thượng thẩm như xưa).
Chính vì thế, các Tòa tuần du này mới có tên là “Circuit Court” được sử dụng phổ biến cho đến năm 1948, mà về sau thường gọi ngắn gọn là “Court of Appeals”.
Hơn hai trăm năm qua, Quốc hội Mỹ – chỉ có Quốc hội mới có quyền, kể cả quyền biến đàn ông thành… đàn bà!!! – lập thêm hai Tòa Thượng thẩm như vậy nữa, không đánh số và đặt trụ sở ở Washington D.C, vì nhu cầu xã hội.
Nguyên tắc “lưỡng cấp tài phán” (xét xử theo hai cấp Tòa: sơ thẩm và phúc thẩm) giúp cho án văn của Tòa Thượng thẩm có giá trị tối hậu; đó là chưa kể các bản án của Tòa sơ thẩm vốn cũng đã gần như đạt đến chân lý của một nền Tư pháp độc lập, bởi lẽ vị thẩm phán liên bang từ cấp Tòa sơ thẩm cũng phải do Tổng thống đề cử và phải được Thượng nghị viện kiểm tra và đồng ý vì họ giữ chức suốt đời.
Thế nên cũng không lấy làm lạ là thẩm phán Robart, một trong tổng số “khoảng trên dưới 700” thẩm phán các cấp Tòa Liên-bang, ở Tòa sơ thẩm Seattle có thể chặn Sắc lệnh của Tổng thống Trump.
Vì thế, hiếm khi bản án phúc quyết từ Tòa Thượng thẩm bị Thượng Tố lên tới cấp Tòa cao nhất của liên bang là Tối cao Pháp viện (U.S Supreme Court).
Tuy nhiên, vấn đề nhập cư vốn được Tối cao Pháp viện ưu ái dành quyền quyết định cho Hành pháp lâu nay có thể sẽ bị Tòa án “thu – hồi” dưới “trào” của một ông Tổng thống “bất xứng” (unfit) như ông Trump.
THEO PHÂN TÍCH và NHẬN ĐỊNH của Charles Gave, Chủ tịch Institut des Libertés, chuyên gia lão luyện về chính trị Mỹ.
KỊCH BẢN CAO NHẤT về kết quả QUYẾT ĐỊNH ai SẼ LÀ TỔNG THỐNG HOA KỲ sau khi có những BẰNG CHỨNG hiển nhiên KHÔNG THỂ CHỐI CÃI và nhất là có những NGƯỜI LÀM CHỨNG tại Toà (không thể làm chứng giỡn chơi VÌ Ở MỸ sẽ lãn 20 NĂM TÙ nếu làm chứng sai lạc !!)
KỊCH BẢN CAO NHẤT này sẽ là THƯỢNG VIỆN MỸ sẽ bầu theo TINH THẦN HIẾN PHÁP Hoa Kỳ ….. và chắc chắn TT Trump sẽ tái đắc cử vì 58/100 thượng nghị sĩ thuộc ĐẢNG CỘNG HÒA
https://www.youtube.com/watch?v=8YxusY171ug
USA: les coulisses de l’élection américaine Biden-Trump avec Charles Gave
221 203 vues•1 déc. 2020
Sud Radio 240 k abonnés Avec Charles Gave, Président de l’institut des Libertés, fin connaisseur de la politique américaine.
https://www.youtube.com/watch?v=8YxusY171ug
Hoa Kỳ: Hậu trường của Cuộc bầu cử Mỹ Biden-Trump với Charles Gave
221203 lượt xem • Ngày 1 tháng 12. 2020
Sud Radio có 240 nghìn người đăng ký Với Charles Gave, Chủ tịch Institut des Libertés, chuyên gia lão luyện về chính trị Mỹ.
Cám ơn T/G Minh Phạm về bài viết!
Nước Mỹ ngày nay bị phân hoá kể từ khi TT.Trump chưa nhậm chức nhiệm kỳ
đầu vì đảng DC.khởi sự việc chống đối sự đắc cử hợp pháp của ông ta.
Đó là nguồn gốc những bất ổn hiện tại của nước Mỹ nhưng bị diễn dịch ngược
lại là do Trump.Phải chăng có chuyện “vừa ăn cướp vừa la làng” ở Mỹ ?
Suy cho cùng,Mỹ cần phải được cải cách về nhiều mặt.Giới chính trị gia lầu nay
cắm đầu cắm cổ giữ ghế cho chắc mà không lo chống Tàu cộng khiến nó thành
một qúai vật qúa khó để chế ngự.Cải cách trước hết ở cách bầu cử thống nhất,
chứ không để các tiểu bang có quyền như hiện nay vì nạn phân hoá phe đảng
kéo bè kết cánh ngày càng khốc liệt đến một mất môt còn do chính thành phần
cực đoan trong đảng chiếm thế thượng phong mà ra !
Gìới trẻ Mỹ đang có khuynh hướng “đứng núi này trông núi nọ”,cho nên rất dễ
nổi loạn vì bất mãn do giới khoa bẳng thiên tả cố tình kích động chúng trên các
giảng đường dại học.Giới khoa bảng thiên tả nhưng thân cộng là vì họ được gợi
hứng từ việc thắng Mỹ của VC. như một ví dụ về Goliat bị David đánh bại,nhất
là mới đây họ thấy Tàu cộng đuổi kịp Mỹ và có thể vượt Mỹ,chứ không phải ảo
tưởng.Đó là niềm hứng khởi rất lớn của giới khoa bảng thiên tả này !
Nếu 2 đảng không thoả hiệp kiểu “fair play” hay nước Mỹ không cải cách thì sẽ
phải suy vong trong vòng 1/4 thế kỷ tới.Lúc đó thì hiên hạ sẽ bị “sứt đầu mẻ trán”
vì khi Tàu cộng lên ngôi bá chủ thì chúng cai trị “sắt máu” kiểu Hồng Vệ Binh ?
tụt xuống hạng nhì cho Tàu cộng lên thay !