Đỗ Ngà
3-12-2020
Năng lượng là nguồn nhiên liệu vận hành nền kinh tế đất nước, hoạt động xã hội và an ninh quốc gia. Nếu cắt đứt nguồn năng lượng thì nền kinh tế nào cũng sẽ sụp đổ, xã hội trở về vận hành như thời kỳ mông muội, an ninh quốc gia bị đe dọa. Vậy nên, an ninh năng lượng là một yêu cầu tối quan trọng cho bất kỳ một quốc gia nào.
An ninh năng lượng là gì? Nói đơn giản nó là phải đảm bảo chuỗi cung ứng năng lượng thông suốt và an toàn. Ví dụ như chuỗi cung ứng dầu mỏ chẳng hạn: khai thác – chế biến – vận chuyển – tiêu thụ. Hay như chuỗi cung ứng điện khí đốt thì đó là: khai thác khí đốt – vận chuyển khí – nhà máy điện – truyền tải điện – người tiêu dùng.
Nhìn vào chuỗi cung ứng năng lượng thì rõ ràng vai trò của sản xuất và và vận chuyển là cực kỳ quan trọng. Nếu bị chặt 1 trong 2 mắt xích này thì chuỗi cung ứng năng lượng bị gãy và lúc đó an ninh năng lượng bị sụp đổ. Nếu bóp một trong 2 mắt xích này thì năng lượng cho nơi tiêu thụ thiếu hụt vì thế an ninh năng lượng được không được đảm bảo.
Nếu nói riêng ngành điện thì rõ ràng, nó cũng có chuỗi cung ứng y hệt như những chuỗi khác gồm: sản xuất điện – truyền tải điện – người tiêu dùng. Giả sử người tiêu dùng cần 10 phần, sản xuất cũng được 10 phần, nhưng khả năng vận chuyển chỉ có 5 phần thì lúc đó khâu vận chuyển chính là mắt xích yếu nhất trong chuỗi gây ra hiện tượng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, và tất nhiên nó ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Vậy nên, trong sản xuất và truyền tải điện, thì bắt buộc phải đầu tư khâu truyền tải điện sao cho nó đảm bảo tải hết công xuất điện từ nhà máy. Nếu truyền tải yếu thì buộc nhà máy phải sản xuất cầm chừng sinh ra hiện tượng thua lỗ và kèm theo đó là nơi tiêu thụ cũng thiếu năng lượng dùng.
Hôm nay ngày 3/12/2020 trên báo CafeF có bài viết “Xã hội hóa truyền tải điện (P1): Vì sao lưới không ‘cõng’ nổi nguồn?” trong đó các chuyên gia có đưa ra một tỷ lệ đầu tư rất đáng quan tâm. Họ nói, trên thế giới chi phí đầu tư nhà máy phát điện và chi phí đầu tư lưới truyền tải điện phải là tương đương nhau 50%-50% trong tổng đầu tư điện lực thì mới đảm bảo rằng, lưới điện sẽ tải hết công suất của các nhà máy.
Thế nhưng thực tế ngành truyền truyền tải điện của Việt Nam thì sao? EVN chỉ đầu tư ở tầm 32 – 35% tổng đầu tư điện lực. Việc này nó xảy ra hiện tượng nhiều nhà máy điện phải chạy dưới công suất thiết kế. Trong các loại nhà máy sản xuất điện hiện nay, EVN thường bóp công suất các nhà máy năng lượng sạch như điện mặt trời, và điện gió. Điều đó dẫn tới những nhà máy năng lượng sạch này bán ra lượng điện hạn chế. Mà bán ít thì làm sao hạ giá thành? Thế nhưng EVN cứ vịn vào giá bán điện cao ấy mà bao biện rằng “năng lượng sạch bán giá cao quá nên tao không mua”.
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có một mình tổng công ty điện lực Việt Nam – EVN là độc quyền xây dựng lưới truyền tải điện trên toàn quốc, trong khi đó tại các nước khác việc xây dựng lưới điện là trong tay các tập đoàn tư nhân (ở xứ tự do, nhà nước chỉ làm những gì mà tư nhân không làm được). Giải thích cho điều này thì ông PGS. TS Bùi Huy Phùng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Hiệp hội năng lượng Việt Nam giải thích rằng: “Nhà nước phải quản lý rất chặt chẽ lưới điện, vì không quản chặt thì sẽ mất an ninh năng lượng, nên lâu nay chúng ta không để tư nhân tham gia truyền tải”.
Điều rất phi lý là chính sự độc quyền lưới truyền tải điện mà việc cung cấp năng lượng điện cho xã hội bị nghẽn. Một khi chuỗi cung ứng điện bị nghẽn thì làm sao đảm bảo “an ninh năng lượng” được? Một lời giải thích đầy tính bao biện chứ không hợp lý tí nào cả.
Ngày 21/5/2019 trên báo Lao Động có bài viết “Giá điện không ‘gánh’ khoản lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN”. Bài báo này là tiếp nối nhiều bài báo trong hàng chục năm qua ca thán về việc EVN không chịu dùng tiền đầu tư vào lưới truyền tải điện mà ôm tiền đầu tư ngoài ngành tạo ra hiện tượng chuỗi cung ứng điện bị nghẽn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng nhiều năm qua. Thế rồi dù báo nào nói thì EVN vẫn trơ trơ mang tiền đầu tư ngoài ngành gây thua lỗ rồi tăng giá điện siết cổ dân.
Không đầu tư vào lưới điện là đì những nhà sản xuất điện loại “con ghẻ”, thua lỗ thì đè đầu dân móc túi. Vậy thì trách nhiệm an ninh năng lượng cho đất nước của EVN ở đâu? Một tập đoàn nhà nước vô trách nhiệm, nếu không muốn nói là phá hoại. Thế nhưng với thế lực của nhóm lợi ích này, gần như chẳng ai gãi ngứa được nó. Độc quyền nhà nước, nó là ung nhọt quốc gia.
______
Tham khảo:
https://laodong.vn/thi-truong/gia-dien-khong-ganh-khoan-lo-dau-tu-ngoai-nganh-cua-evn-734673.ldo
https://vnexpress.net/nha-dau-tu-dien-gio-muon-duoc-doi-xu-cong-bang-4041640.html
https://tuoitre.vn/evn-lo-lon-vi-dau-tu-ngoai-nganh-572993.htm
Bắc thang lên hỏi ông Giời ? TẬP ơi đòi nợ với người Phi châu …. ! ! !
******************************
Bắc thang lên hỏi ông Giời ?
Làm sao đòi nợ cho đười ươi vay ! ! !
1 Đai 1 Đường đáng thay
Trung C..uốc Xã đang giăng bầy nhầy hầy
Triệu bẫy gài Phi châu xây
Tầu điện cao tốc chẳng vay đổ tiền
Đâu như Hà Đông-Mỹ Linh quyên
Sinh từ ấy cho Tàu tiền đắng cay
Ngậm bồ hòn lũ tớ này
Đâu như Lục địa Đen bay túi tiền
Hàng vạn tỉ đồng tiền Nguyên
Nhân dân Tàu tệ cháy liền nơi đây
1 Đai 1 Đường đáng thay
Trung C..uốc Xã đang giăng bầy nhầy hầy
Triệu bẫy gài Phi châu xây
Tầu điện cao tốc chẳng vay đổ tiền
Đâu như Hà Đông-Mỹ Linh quyên
Sinh từ ấy cho Tàu tiền đắng cay
Ngậm bồ hòn lũ tôi đày
Tuyến đường cao tốc hôm nay vẫn còn
Đắp chiếu nằm ụ ga con
Như đống phân Khựa giữa Hồn Thủ đô
Hà Nội toang hoang Cơ đồ !
Trước chục triệu xe máy cơ
Giờ tầu điện Khựa nấm mồ dở xây
1 Đai 1 Đường đáng thay
Trung C..uốc Xã đang giăng bầy nhầy hầy
Triệu bẫy gài Phi châu xây
Tầu điện cao tốc chẳng vay đổ tiền
Đâu có quịt nợ xù nợ liền
Dân Phi châu bảo ưu tiên sống còn
Hiền từ nói đói héo hon
Chẳng cần tầu điện nhái còn quý hơn
Hồng đế Tập Cận Bình hờn
Giận hét thịnh nộ lên cơn khóc cười
Bắc thang lên hỏi ông Giời ?
TẬP ơi đòi nợ với người Phi châu …. ! ! !
TỶ LƯƠNG DÂN
cảm toác nhân đọc
Cho vay mà không tìm hiểu kỹ: TRUNG C..UỐC XÃ mắc kẹt trước đề nghị khó nhằn từ các “con nợ” của Vành đai và Con đường
https://soha.vn/cho-vay-ma-khong-tim-hieu-ky-tq-mac-ket-truoc-de-nghi-kho-nhan-tu-cac-con-no-cua-vanh-dai-va-con-duong-20201203161413183.htm
04/12/2020
Triết lý kinh tế của Việt Nam là giá điện tỷ lệ thuận với tăng trưởng GDP. Nghĩ cũng thần kỳ, đất nước topten tham nhũng lãng phí xa hoa sao mà cứ tăng trưởng hoa mắt chóng mặt. Anh điên nặng điện nầy thật là rất xây xẩm sau khi xỉn. Đá bóng ra ngoài lưới còn khó hơn đá vào khung.