‘Vụ Đại Học Đông Đô’ chỉ là phần nổi tảng băng

VOA

Trân Văn

25-11-2020

Công an Việt Nam vừa công bố Kết luận Điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở Đại học Đông Đô (ĐHĐĐ) – Hà Nội. Theo đó, ĐHĐĐ đã cấp khoảng 600 văn bằng Cử nhân tiếng Anh cho những người chỉ muốn có… bằng chứ không bận tâm đến kiến thức, kỹ năng. Phần lớn trong hơn 600 người đóng tiền để nhận văn bằng này là viên chức ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam đang muốn luồn sâu hơn, trèo cao hơn. Đáng nói là có 55/600 đã sử dụng văn bằng Cử nhân tiếng Anh loại này để… đoạt học vị… Tiến sĩ (1).

Cả công an lẫn báo giới Việt Nam cùng gọi những văn bằng Cử nhân tiếng Anh mà ĐHDĐ đã cấp là giả nhưng xét cho đến cùng, gọi như thế không chính xác! ĐHĐĐ là đại học… thật. Có thể Bộ GDĐT chưa cho phép ĐHĐĐ đào tạo – cấp văn bằng thứ hai cho những người đã có một văn bằng tốt nghiệp đại học nhưng trên thực tế, rõ ràng là các cơ quan hữu trách của Bộ GDĐT như Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Giáo dục đại học đều đã công khai hỗ trợ ĐHĐĐ tuyển sinh (thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đề án tuyển sinh)…

Đó là chưa kể những văn bằng Cử nhân tiếng Anh mà ĐHĐĐ đã cấp đều dùng mẫu thật, dấu thật, các chữ ký trên văn bằng cũng là chữ ký thật của những cá nhân hữu trách. Yếu tố duy nhất không… thật là… kiến thức, kỹ năng của người sở hữu văn bằng!

Nếu rạch ròi như Kết luận Điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở ĐHĐĐ: Kiến thức, kỹ năng không tương xứng với học vị, học hàm là… giả – chẳng riêng hệ thống giáo dục mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam sẽ cùng… tan tành!

***

Năm nay là năm đầu tiên, hệ thống công quyền Việt Nam yêu cầu công khai toàn bộ hồ sơ, quá trình xem xét – công nhận học hàm Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) và kết quả là ít nhất có 37/56 ứng viên GS, PGS ngành Y – Dược bị tố cáo gian dối (2).

Điểm đáng lưu ý là tất cả những ứng viên ấy đã được Hội đồng Gíao sư (HĐGS) của ngành Y – Dược thẩm định và đề nghị HĐGS của nhà nước công nhận. Chuyện chưa ngừng ở đó! Bởi dối trá, thiếu thực chất đã trở thành vấn nạn trầm kha, xảy ra đối với tất cả các loại học hàm, học vị ở tất cả các lĩnh vực, nên sau đó, HĐGS của nhà nước phải quyết định hoãn kỳ họp xem xét – công nhận các ứng viên đạt tiêu chuẩn GS, PGS của năm nay để yêu cầu HĐGS của một số ngành… xem xét lại!

Dẫu một số người xem việc hoãn kỳ họp vừa kể là dấu hiệu đáng mừng (3) nhưng mừng như thế dường như quá vội! Cho dù chuyện HĐGS của nhà nước hoãn kỳ họp xem xét – công nhận GS, PGS năm nay, vì nhận được rất nhiều đơn, thư tố cáo các ứng viên thiếu liêm chính trong học thuật là sự kiện vô tiền khoáng hậu, song chỉ chừng đó thì chưa đủ để mơ, rằng liêm chính trong học thuật sẽ có một chỗ để có thể… đứng bằng hai chân tại… Việt Nam!

Cũng tháng trước – thời điểm mà HĐGS của nhà nước quyết định hoãn duyệt xét và công bố danh sách các tân GS, tân PGS, yêu cầu HĐGS một số ngành xem lại danh sách ứng viên mà họ từng đề cử, Tỉnh ủy Đắk Lắk loan báo: Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ của BCH TƯ đảng đã… xác minh và… kết luận ông Bùi Văn Cường không “đạo văn” hay “vi phạm nghiêm trọng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo” trong nghiên cứu bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam năm 2018 như tố cáo (4)…

Hai người tố cáo ông Bùi Văn Cường (Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Bí thư Đắk Lắk) với rất nhiều dẫn chứng cụ thể đã bị công an tỉnh Đắk Lắk tống giam với cáo buộc… “vu khống” và cho đến giờ này, vẫn chưa biết số phận của họ sẽ như thế nào vì Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ của BCH TƯ đảng giành quyền… thẩm định luận văn tiến sĩ! Nếu Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ của BCH TƯ đảng có thể làm điều đó thì rõ ràng, liêm chính trong học thuật vẫn còn đang… lang thang bên ngoài… biên giới Việt Nam!

***

Xem kiến thức, kỹ năng không tương xứng với học vị, học hàm là… giảrạch ròi – cẩn trọng – công bằng khi trao tặng, cấp phát học hàm, học vị chỉ thật sự đáng mừng, đáng hoan nghênh khi những yếu tố này được áp dụng với tất cả cá nhân, bất kể vai trò, vị trí của đương sự trong xã hội. Tuy nhiên đó là chuyện bất khả thi tại Việt Nam. Ví dụ ai sẽ điều tra – xem xét lại học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ đã cấp cho ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an?

Ông Tô Lâm đã dạy những ai, ở đâu, trong bao lâu mà được công nhận là… Giáo sư? Bởi an ninh không đơn thuần là trật tự, trị an mà còn là nhân tâm, dân ý,… có nên xem lại vì sao một… Tiến sĩ khoa học về… an ninh lại… đụng đâu, bể đó như ông Tô Lâm?

Chẳng lẽ do an ninh được nâng lên thành… khoa học ở mức… tiến sĩ rồi… ngộ chữ mà tạo ra, để lại đủ loại dấu vết, thành ra chỉ vài tháng sau khi Trịnh Xuân Thanh… tự đầu thú, hệ thống bảo vệ pháp luật của Đức dễ dàng xác định ông Tô Lâm là người đứng đầu một vụ bắt cóc? Từ cổ chí kim, có bao nhiêu… Tiến sĩ khoa học về… an ninh lập kế hoạch – chỉ đạo hàng ngàn cảnh sát tấn công thường dân không vũ trang nhưng mất đến ba sĩ quan, chưa kể còn gây thêm thù, chuốc thêm oán cho hệ thống mà mình phục vụ?

Vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở ĐHĐĐ chỉ là phần nổi của một tảng băng. Bên dưới tảng băng ấy, chưa biết lúc nào kiến thức, kỹ năng không tương xứng với học vị, học hàm mới được xem là… bất thường, phải loại trừ, vĩnh viễn.

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/nhieu-can-bo-cong-chuc-mua-bang-tieng-anh-gia-cua-dh-dong-do-20201124172516858.htm

(2) https://laodong.vn/xa-hoi/3756-ung-vien-gs-pgs-nganh-y-duoc-bi-to-gian-doi-850029.ldo

(3) https://thanhnien.vn/thoi-su/lui-xet-giao-su-pho-giao-su-dang-mung-hon-dang-lo-1297779.html

(4) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/bi-thu-tinh-uy-dak-lak-lan-dau-len-tieng-vu-bi-to-dao-van-1736263.tpo

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Thuật kim thiền thoát xác, như truyện võ hiệp dã sử Tàu xưa thường viết, đang được người cs vận dụng một cách chính quy, linh hoạt biến hoá trong xã hội đương đại VN: thoát xác, lẫn trốn trút bỏ trách nhiệm hoặc hạ tầm nghiêm trọng của sự cố; tìm tình huống để ngoại phạm hòng cứu vãn uy tín (?)…

    hạ mình ngang phường ăn xong quẹt mõ; không đáng mặt tầm nhà nước coi trọng quốc sĩ, quan tâm e ngại dư luận quốc nội quốc tế, xem quốc thể thấp kém hơn cả những nước bé xíu như Singapore, Monaco, cộng hoà Palau…

    * Từ lâu, báo chí được phép dùng ngay từ “cựu” (trước chức vụ) trong các bài tường thuật vụ án đối với cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan cộm cán vừa phạm trọng tội (kể từ thiếu…uý trở lên nếu là thuộc lực lượng “thanh bảo kiếm của đảng“), dù nghi can chỉ mới bị tạm giam, đang trải qua thủ tục tố tụng, chờ xét xử – tức trên nguyên tắc hành chánh, luật pháp là chưa bị cách chức hay bị đơn vị chủ quản thi hành thủ tục thay đổi gì trong tư cách nghề nghiệp, chức danh, quyền lợi pháp định của cá nhân đó
    (Theo luật pháp, không có quyền xem đương sự là có tội, bị tước bỏ chức danh đương nhiệm…cho đến khi có phán quyết của toà là đương sự có tội [declared guilty]).

    Thế nhưng, với bộ máy nhà nước chxhcn của trên 90 triệu dân 4000 năm lịch sử nầy, cán bộ nào vừa bị phát hiện một vi phạm tày trời: bộ trưởng lập tức trở thành cựu bộ trưởng, mới hôm qua đại tá hôm nay bổng thành cựu đại tá, tổng giám đốc thành cựu tgđ vv…
    (Thực ra, nội bộ họ biết tỏng mọi hành tung gã nầy từ lâu, chỉ là y quá lộ liễu sơ xuất để bị tóm, và biết tình huống nghiêm trọng, hết thuốc rồi, chờ cho đi đoong thôi; họ liền coi hắn như một “cựu”, phủi tay, vô can.
    Thông điệp cho mọi người dân: Cán bộ ta nói chung đều tốt, cán bộ xấu liền thành cựu; chỉ cựu mới phạm pháp thôi!

    * Tội ác, tệ nạn, bê bối, xui xẻo… nếu xảy ra tại tp Ho chi minh, thì tp này lập tức mang tên Sài gòn trên báo chí, không thể nào để tên Bác bị ghép với tội phạm, chuyện xấu xí, xui xẻo!

    Dân Sè goòng bổng ngon lành được trả lại tên chính cống thân thương hãnh diện của thành phố mình, như chưa hề được…phỏng, nhưng phải mang tiếng xấu của vụ bê bối!
    Cuộc đời thật chó má khốn lịn!

    Nhưng đó chỉ là chuyện dùng ngôn từ trên truyền thông theo lệnh chính quyền.

    * Chuyện thực tế “ve sầu lột xác“ xảy ra hàng ngày rơi vào những vụ cơ quan, xí nghiệp làm bậy bị đổ bể liền “được” xem là “việc nầy chưa được cấp phép”,
    là kiểu đổ thừa dễ dàng cho cá nhân, cá thể đơn vị “tự ý vi phạm“ là “trường hợp cá biệt, riêng lẻ”, tức muốn thiên hạ hiểu rằng không có bóng dáng chính quyền hữu quan liên đới vụ nầy.

    Dân người ta cũng chả buồn quan tâm,
    chuyện thường ngày ở huyện, chẳng hơi đâu…

    Và hôm nay, vụ ĐHĐĐ, ngón võ chui qua quần áo để thoát thân, lại được xài lại, như đã vận dụng nhiều lần dưới nhiều hình thức cung cách mức độ qui mô, và còn nhiều nữa, mãi mãi…chừng nào sự gian tà còn quyền lực ngự trị.

    Làm xấu nhưng ngại mang tiếng xấu; để cho đồ đệ bất lương rồi bao che, giải thoát…vì rút dây động rừng chứ chẳng phải vì hào hiệp gì với đám đàn em…
    thói đạo đức giả, sỉ diện nguỵ quân tử…là mặt đáng buồn nôn của những kẻ cầm quyền xã hội nầy. Nó hèn, hạ cấp, không có được đến chút nghĩa khí của đám giang hồ xã hội đen dám chơi dám chịu!
    Đến độ viết lại cảm nghĩ về thực trạng nầy, người bình luận cũng không tìm được một cảm hứng văn chương nào để viết lách cho linh hoạt hấp dẫn;
    chỉ thấy chán chường, như thuật lại chuyện một xe cán chó chết ngoài phố, một vụ hút hầm cầu nhà hàng xóm…
    Chỉ tởm lợm thôi!

  2. Thuật kim thiền thoát xác, như truyện võ hiệp dã sử Tàu xưa thường viết, đang được người cs vận dụng một cách chính quy, linh hoạt biến hoá trong xã hội đương đại VN: thoát xác, lẫn trốn trút bỏ trách nhiệm hoặc hạ tầm nghiêm trọng của sự cố; tìm tình huống để ngoại phạm hòng cứu vãn uy tín (?)…

    hạ mình ngang phường ăn xong quẹt mõ; không đáng mặt tầm nhà nước coi trọng quốc sĩ, quan tâm e ngại dư luận quốc nội quốc tế, kể cả những nước bé xíu như Singapore, Monaco, cộng hoà Palau…

    * Từ lâu, báo chí được phép dùng ngay từ “cựu” (trước chức vụ) trong các bài tường thuật vụ án đối với cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan cộm cán vừa phạm trọng tội (kể từ thiếu…uý trở lên nếu là thuộc lực lượng “thanh bảo kiếm của đảng“), dù nghi can chỉ mới bị tạm giam, đang trải qua thủ tục tố tụng, chờ xét xử – tức trên nguyên tắc hành chánh, luật pháp là chưa bị cách chức hay bị đơn vị chủ quản thi hành thủ tục thay đổi gì trong tư cách nghề nghiệp, chức danh, quyền lợi pháp định của cá nhân đó
    (Theo luật pháp, không có quyền xem đương sự là có tội, bị tước bỏ chức danh đương nhiệm…cho đến khi có phán quyết của toà là đương sự có tội [declared guilty]).

    Thế nhưng, với bộ máy nhà nước chxhcn của trên 90 triệu dân 4000 năm lịch sử nầy, cán bộ nào vừa bị phát hiện một vi phạm tày trời: bộ trưởng lập tức trở thành cựu bộ trưởng, mới hôm qua đại tá hôm nay bổng thành cựu đại tá, tổng giám đốc thành cựu tgđ vv…
    (Thực ra, nội bộ họ biết tỏng mọi hành tung gã nầy từ lâu, chỉ là y quá lộ liễu sơ xuất để bị tóm, và biết tình huống nghiêm trọng, hết thuốc rồi, chờ cho đi đoong thôi; họ liền coi hắn như một “cựu”, phủi tay, vô can.
    Thông điệp cho mọi người dân: Cán bộ ta nói chung đều tốt, cán bộ xấu liền thành cựu; chỉ cựu mới phạm pháp thôi!

    * Tội ác, tệ nạn, bê bối, xui xẻo… nếu xảy ra tại tp Ho chi minh, thì tp này lập tức mang tên Sài gòn trên báo chí, không thể nào để tên Bác bị ghép với tội phạm, chuyện xấu xí, xui xẻo!

    Dân Sè goòng bổng ngon lành được trả lại tên chính cống thân thương hãnh diện của thành phố mình, như chưa hề được…phỏng, nhưng phải mang tiếng xấu của vụ bê bối!
    Cuộc đời thật chó má khốn lịn!

    Nhưng đó chỉ là chuyện dùng ngôn từ trên truyền thông theo lệnh chính quyền.

    * Chuyện thực tế “ve sầu lột xác“ xảy ra hàng ngày rơi vào những vụ cơ quan, xí nghiệp làm bậy bị đổ bể liền “được” xem là “việc nầy chưa được cấp phép”,
    là kiểu đổ thừa dễ dàng cho cá nhân, cá thể đơn vị “tự ý vi phạm“ là “trường hợp cá biệt, riêng lẻ”, tức muốn thiên hạ hiểu rằng không có bóng dáng chính quyền hữu quan liên đới vụ nầy.

    Dân người ta cũng chả buồn quan tâm,
    chuyện thường ngày ở huyện, chẳng hơi đâu…

    Và hôm nay, vụ ĐHĐĐ, ngón võ chui qua quần áo để thoát thân, lại được xài lại, như đã vận dụng nhiều lần dưới nhiều hình thức cung cách mức độ qui mô, và còn nhiều nữa, mãi mãi…chừng nào sự gian tà còn quyền lực ngự trị.

    Làm xấu nhưng ngại mang tiếng xấu; để cho đồ đệ bất lương rồi bao che, giải thoát…vì rút dây động rừng chứ chẳng phải vì hào hiệp gì với đám đàn em…
    thói đạo đức giả, sỉ diện nguỵ quân tử…là mặt đáng buồn nôn của những kẻ cầm quyền xã hội nầy. Nó hèn, hạ cấp, không có được đến chút nghĩa khí của đám giang hồ xã hội đen dám chơi dám chịu!
    Đến độ viết lại cảm nghĩ về thực trạng nầy, người bình luận cũng không tìm được một cảm hứng văn chương nào để viết lách cho linh hoạt hấp dẫn;
    chỉ thấy chán chường, như thuật lại chuyện một xe cán chó chết ngoài phố, một vụ hút hầm cầu nhà hàng xóm…
    Chỉ tởm lợm thôi!

  3. Thuật kim thuyền thoát xác, như truyện võ hiệp dã sử Tàu xưa thường nói, đang được người cs vận dụng một cách chính quy, linh hoạt trong xã hội đương đại VN: thoát xác, lẫn trốn trút bỏ trách nhiệm hoặc hạ tầm nghiêm trọng của sự cố; tìm tình huống để ngoại phạm hòng cứu vãn uy tín…

    hạ mình ngang phường ăn xong quẹt mõ; không đáng mặt tầm nhà nước trọng quốc sĩ, quan tâm e ngại dư luận quốc nội quốc tế.

    * Từ lâu, báo chí được phép dùng ngay từ “cựu” (trước chức vụ) trong các bài tường thuật vụ án đối với cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan cộm cán vừa phạm trọng tội (kể từ thiếu…uý trở lên nếu là thuộc lực lượng “thanh bảo kiếm của đảng“), dù nghi can chỉ mới bị tạm giam, đang trải qua thủ tục tố tụng, chờ xét xử – tức trên nguyên tắc hành chánh, luật pháp là chưa bị cách chức hay bị đơn vị chủ quản thi hành thủ tục thay đổi gì trong tư cách nghề nghiệp, chức danh, quyền lợi pháp định của cá nhân đó
    (Theo luật, không có quyền xem đương sự là có tội, bị tước bỏ chức danh đương nhiệm…cho đến khi có phán quyết của toà là đương sự có tội [declared guilty]).

    Thế nhưng vừa bị phát hiện một vi phạm tày trời nào, bộ trưởng lập tức trở thành cựu bộ trưởng, mới hôm qua đại tá hôm nay bổng thành cựu đại tá, tổng giám đốc thành cựu tgđ vv…
    (Thực ra, nội bộ họ biết tỏng mọi hành tung gã nầy từ lâu, chỉ là y quá lộ liễu sơ xuất để bị tóm, và biết tình huống nghiêm trọng hết thuốc rồi, chờ cho đi đoong thôi; họ liền coi hắn như một “cựu”, phủi tay, vô can.
    Cán bộ ta nói chung đều tốt, cán bộ xấu liền thành cựu, chỉ cựu mới phạm pháp thôi!

    * Tội ác, tệ nạn, bê bối, xui xẻo xảy ra tại tp Ho chi minh, thì tp này lập tức mang tên Sài gòn trên báo chí, không để tên Bác bị ghép với tội phạm, chuyện xấu xí, xui xẻo!
    Dân Sè goòng bổng ngon lành được trả lại tên chính cống thân thương hãnh diện của thành phố mình, như chưa hề được…phỏng, nhưng phải mang tiếng xấu của vụ bê bối! Thật khốn lịn!

    Nhưng đó chỉ là chuyện dùng ngôn từ trên truyền thông theo lệnh chính quyền.

    * Chuyện thực tế “ve sầu lột xác“ xảy ra hàng ngày rơi vào những vụ cơ quan, xí nghiệp làm bậy bị đổ bể liền “được” xem là “việc nầy chưa được cấp phép”,
    là kiểu đổ thừa dễ dàng cho cá nhân, cá thể đơn vị “tự ý vi phạm“ là “trường hợp cá biệt, riêng lẻ”, tức muốn thiên hạ hiểu rằng không có bóng dáng chính quyền hữu quan liên đới vụ nầy.

    Dân người ta cũng chả buồn quan tâm,
    chuyện thường ngày ở huyện, chẳng hơi đâu…

    Và hôm nay, vụ ĐHĐĐ, ngón võ chui qua quần áo để thoát thân, lại được xài lại, như đã vận dụng nhiều lần dưới nhiều hình thức cung cách mức độ qui mô, và còn nhiều nữa, mãi mãi…

    Làm xấu nhưng ngại mang tiếng xấu; để cho đồ đệ bất lương rồi bao che, giải thoát…vì rút dây động rừng chứ chẳng phải vì hào hiệp gì với đám đàn em…
    thói đạo đức giả, sỉ diện nguỵ quân tử…là mặt đáng buồn nôn của những kẻ cầm quyền xã hội nầy. Nó hèn, hạ cấp, không có được đến chút nghĩa khí của đám giang hồ xã hội đen dám chơi dám chịu!
    Đến độ viết lại cảm nghĩ về thực trạng nầy, người bình luận cũng không tìm được một cảm hứng văn chương nào để viết lách cho linh hoạt hấp dẫn;
    chỉ thấy chán chường, như thuật lại chuyện một xe cán phải chó ngoài phố, một vụ hút hầm cầu nhà hàng xóm…
    Chỉ tởm lợm thôi!

  4. Cái giả dối như đi vào chỗ không người bởi cái thật cũng không hơn cái giả bao nhiêu vì cuối cùng tất cả cũng không làm được gì .Tại sao?,bởi học thuật chỉ trang bị cho người ta kiến thức, tư duy đến mức đó mà thôi ,do vậy kĩ năng không tương đương với học hàm là hiển nhiên. Chất lượng con người thua kém thế giới mặc dù rất chăm chỉ học tập là cái mà ai cũng biết, từ đó dẫn đến thua kém về sản phẩm, kinh tế, mức sống, khả năng cạnh tranh, bị chèn ép, tụt hậu….

Comments are closed.