Tường An
16-11-2020
Hôm 15/11/2020, lúc 11h trưa, giờ Việt Nam, Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực – Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là RCEP đã được ký tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội Nghị ASEAN lần thứ 37 mà Việt Nam là chủ nhà.
RCEP là một loại Hiệp định thương mại tự do (FTA) của 15 nước gồm 10 nước thành viên của khối ASEAN và 5 nước đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand với GDP tương đương với 30% tổng sản lượng toàn cầu.
RCEP là một sáng kiến của Bắc Kinh để làm đối trọng với Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP của Mỹ, đồng thời cũng nằm trong tham vọng “chiến dịch một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình.
Hiệp định thương mại tự do TPP của 12 nước với sự tham gia của Hoa Kỳ được bắt đầu đàm phán từ năm 2008 trong chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc khi Washington mời các nước láng giềng của Bắc Kinh tham gia vào một thỏa thuận thương mại mà không có Trung quốc để thành lập một nền kinh tế lớn nhất châu Á này.
TPP (gồm 11 quốc gia và Mỹ) nhằm đưa Hoa Kỳ trở lại vị trí quan trọng trong khu vực kinh tế năng động của vùng Châu Á – Thái Bình Dương và thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Trung Quốc rất thèm thuồng được tham gia vào hiệp định này, nhưng dĩ nhiên điều đó không nằm trong ý định của Hoa Kỳ.
Trong khi Hiệp định TPP (có Mỹ) quy định khắc khe về việc bảo vệ quyền lợi người lao động qua việc bắt buộc Việt Nam phải cho thành lập nghiệp đoàn độc lập thì RCEP hoàn toàn bỏ qua lãnh vực “bảo vệ quyền lợi của người lao động”.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã thẳng thắn nói trong chuyến thăm Washington vào tháng 8/2016: “Hoa Kỳ chỉ có mặt ở biển Đông khi nào họ muốn, còn Trung quốc thì luôn luôn hiện diện ở đó“. Nếu Mỹ không còn tham gia hiệp định TPP thì ngoài việc làm tan vỡ việc Mỹ xoay trục sang châu Á, còn mang lại lợi ích chiến lược cho Trung Quốc.
Cái bóng đè của Trung quốc ở Châu Á Thái Bình Dương đã rõ mồn một và được các Tổng thống tiền nhiệm tiên liệu, thế nhưng khi Tổng thống Trump lên, việc đầu tiên ông làm là rút Mỹ ra khỏi Hiệp định này. “Cùng với đám tang của TPP, đó là một ngày vui cho Trung Quốc” theo nhận định của Carrie Gracie (biên tập viên về TQ của BBC).
Ấn Độ đã nhìn thấy ảnh hưởng của Trung quốc có hại cho kinh tế của mình qua Hiệp thương này cho nên đã rút lui ra khỏi RCEP vào tháng 11/2019.
Hôm 15/11, RCEP đã chính thức ký kết, cái bóng đè ấy đã, đang và sẽ che phủ lên Việt Nam, Á châu và thế giới.
Cám ơn Trump đã “diệt” Trung Cộng mạnh mẽ!
Tại sao bất cứ cái gì không tốt thì lại đổ thừa tại Mỹ ?! Ai bắt các nước trong khối Asian và các nước khác gia nhập khối RCEP, trong khi họ đều biết TQ là một nước lớn nhưng rất lưu manh, và họ sẽ chẳng làm theo những gì mà họ đã ký kết nếu nó không có lợi cho họ ?! Coi chừng “tham thì thâm” thay vì có lợi !
Có hai lý do Mỹ bỏ rơi TPP: Thứ nhất là vì đó là sản phẩm của của thời Obama và thứ hai là chính sách kinh tế của Peter Navarro lèo lái nước Mỹ vào con đường “lạ” mà Trump gọi đó là “nước Mỹ trên hết”, hay nôm na là mặc kệ chúng bay. Tàu cộng bây giờ thay Mỹ dang rộng đôi tay níu kéo các nước khác vào lòng thì chuyện gì đến ắt nó phải đến. Có tiếc nuối hay không thì mọi chuyện cũng đã muộn màng.