01-11-2020
Nước Mỹ sắp đi bầu “lãnh tụ” mới, còn tôi vừa phải mua thêm một chiếc tủ lạnh để dự trữ đồ ăn.
Tôi đã muốn mua tủ lạnh từ lúc dịch Covid-19 bùng phát hồi tháng ba. Rút kinh nghiệm vụ khủng hoảng giấy chùi đít lịch sử, tôi lùng mua tủ lạnh từ rất sớm, nhưng Amazon, Best Buy cháy hàng. Mãi đến gần đây mới mua được. Bạn bè tôi ở Mỹ, người mua súng, người gắn thêm camera quanh nhà, nhưng cũng có người không làm gì cả. Tôi hy vọng mình sai, nhưng tôi lo dù kết quả bầu cử thế nào, súng sẽ nổ và máu sẽ đổ.
Nếu Biden thắng, kể cả với cách biệt lớn, Trump chưa bao giờ cam kết sẽ chấp nhận thất bại. Đây là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ. Nếu Trump thắng phiếu đại cử tri nhưng lại thua phiếu phổ thông như năm 2016, hàng triệu người Mỹ sẽ cảm thấy họ lại bị cướp thêm một cuộc bầu cử. Các cuộc bạo loạn và biểu tình chống phân biệt chủng tộc mùa hè vừa qua có thể là màn diễn tập cho những gì sẽ diễn ra hậu bầu cử. Lần này sẽ khốc liệt hơn, vì nhắm thẳng vào Trump. Trump chắc chắn sẽ không ngồi yên, có khi lại trốn xuống tầng hầm Nhà Trắng rồi qua nhà thờ chụp hình kỷ niệm.
Kịch bản đáng sợ nhất là cả hai phe đều tuyên bố chiến thắng. Theo Gallup, chỉ có 40% người Mỹ còn tin tính chính danh và công bằng của bầu cử. Sự chia rẽ sẽ còn đến mức nào nếu đêm bầu cử, hacker Nga, Trung Quốc hay Iran xâm nhập vào hệ thống kiểm phiếu của một hai bang then chốt, thay đổi kết quả khiến New York Times tuyên bố Biden thắng còn Fox News lại chọn Trump? Tôi không thể tưởng tượng chuyện gì sẽ diễn ra khi người Mỹ không còn muốn chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Có hơn ba trăm triệu khẩu súng trong lòng nước Mỹ.
Trong tình huống xấu nhất, thật tình tôi không biết nên làm gì để tự vệ. Lần cuối tôi cầm súng cũng đã cách đây hơn mười năm, khi còn chơi Counter Strike. Tôi tính sẽ trốn trong nhà và chờ. Tôi bàn với M. chất vào tủ lạnh mới mua thật nhiều thịt bò, rồi ngày ba bữa ăn bò né, vừa ăn vừa tranh thủ tập phản xạ, lỡ bị bắn còn biết đường né.
Các cuộc bầu cử trước đây không như vậy. Đây là cuộc tổng bầu cử thứ ba mà tôi trải qua ở đất nước này. Lần đầu, năm 2012 khá êm ả. Thú thật năm đó, là một kẻ mới đến, tôi không chú ý lắm. Cho đến lúc đó, việc mua một tờ vé số còn đem lại cho tôi cảm giác hào hứng và hồi hộp hơn tất cả các cuộc bầu bán mà tôi đã qua. Tôi chỉ nhớ radio ngày nào cũng nói về cuộc chạy đua giữa Obama và Romney, nhiều đến nỗi báo viết rằng một bé gái mếu máo hỏi mẹ “đừng nghe tin về hai ông đó nữa được không?”.
Bốn năm tiếp theo, cuộc sống của tôi và nhiều bạn bè, đồng nghiệp không thể tốt hơn. Các công ty ở Silicon Valley tăng trưởng hai chữ số, thị trường chứng khoán, nhà đất cực kỳ phấn khởi. Quan trọng hơn hết, ở đây người nhập cư được chào đón. Tôi thấy mình tự do và chưa từng có cảm giác bị kỳ thị hay phân biệt đối xử.
Tôi theo dõi cuộc bầu cử 2016, vì tò mò hơn là ủng hộ phe này phe kia. Đi bỏ phiếu không khó, nhưng muốn hiểu mình bầu cho cái gì không dễ chút nào. Mặc dù mỗi ứng viên đều có website công bố chính sách, các chính sách này không phải bao giờ cũng rõ ràng, dễ hiểu và khả thi. Tổng thống Mỹ cực kỳ quyền lực, nhưng không phải cứ muốn “grab ’em by the p*ssy” là được. Nhiều vị thắng cử, làm hết nhiệm kỳ rồi mà chính sách của họ vẫn còn nguyên giá trị.
Chính sách thường phức tạp, đúng sai không rõ ràng, nhưng con người lại có xu hướng đơn giản hóa vấn đề. Nhiều cử tri chỉ bỏ phiếu cho đảng của họ, không cần quan tâm ứng viên. Cũng có cử tri bỏ phiếu cảm tính, theo gia đình, bạn bè, số đông. Tôi có người bạn ủng hộ Trump đơn giản là do chết mê cô Ivanka từ ánh nhìn đầu tiên.
Ngay cả khi quan tâm đến chính sách, nhiều cử tri chỉ tập trung vào một vấn đề duy nhất. Người thích được giảm thuế sẽ luôn bầu cho ứng viên đảng Cộng hòa. Người muốn bảo vệ môi trường sẽ luôn bầu cho ứng viên đảng Dân chủ. Người thích súng ống thoải mái thì bầu Cộng hòa, muốn kiểm soát thì bầu Dân chủ.
Nhiều người Việt Nam ủng hộ Trump vì quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, mấy ai quan tâm chính sách của Biden cũng cứng rắn nào đâu kém (quan trọng hơn hết, ai nghĩ Mỹ sẽ giúp Việt Nam chống Trung Quốc có lẽ nên coi lại Mỹ đã làm gì trong Hải chiến Hoàng Sa 1974).
Nếu có thể tóm lược sự khác nhau giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ bằng một điểm thì đó là Cộng hòa muốn “chính phủ nhỏ” còn Dân chủ muốn “chính phủ lớn”. Đảng Cộng hòa cho rằng chính phủ làm việc không hiệu quả nên cần phải giảm thuế, bỏ quy định để tư nhân thoải mái làm và thị trường quyết định. Đảng Dân chủ cho rằng chính phủ cần phải thu thêm thuế của người giàu để lo cho người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sống. Câu trả lời đúng có lẽ nằm ở đâu đó giữa hai phương án này và cũng là điểm cân bằng nước Mỹ mãi tìm kiếm.
Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016, bà Clinton vẫn chiến thắng cho đến 18 giờ 30 ngày 3/11. Đùng một cái, Trump thắng cử. Tôi nghĩ nhiều người sẽ nhớ mãi thời khắc họ biết tin Trump chiến thắng. Tối hôm đó tôi đi tập yoga. Tôi vào tập thì Clinton vẫn đang dẫn trước (như dự báo), tập xong thì Trump đã thắng. Tôi thấy ngạc nhiên hơn là buồn, nhưng nhiều bạn bè và đồng nghiệp thật sự sốc. Không ai, có lẽ cả Trump, hiểu tại sao nước Mỹ lại chọn Trump.
Chiến thắng của Trump cho tôi thấy một phần nước Mỹ rất khác với “nước Mỹ mà tôi biết”. Những chính sách cấm đoán, làm khó người nhập cư sau đó của Trump khiến tôi nhận ra tự do và cơ hội mà tôi đang có không phải là mãi mãi. Một người bạn tâm sự, Trump khiến anh ấy lần đầu tiên cảm thấy mình không phải là người Mỹ sau gần 30 năm định cư ở đây. Tôi nói anh đừng lo, miễn anh đóng thuế hơn 750 USD/năm thì anh vẫn còn “Mỹ” chán.
Nếu như Tổng thống là biểu tượng của nước Mỹ, bốn năm vừa qua, nước Mỹ trong mắt nhiều người, đã trở thành trò cười của cả thế giới. Có lần Orange Man, tức Ông Cam – biệt danh của Trump, đăng đàn Twitter chửi bới các nhà báo, đòi họ trả lại giải “Noble”.
Trên đời này làm gì có giải Noble, chỉ có giải Nobel, nhưng giải Nobel không trao cho nhà báo. Nếu là người bình thường, người ta sẽ nhận sai, ai mà chẳng có lúc viết nhầm. Nhưng, Trump vội vàng xóa mấy cái tweet đó, rồi chối đây chối đẩy, rằng ông “chỉ châm biếm”. Châm biếm thường phải tinh tế hoặc hài hước, nhưng Trump thiếu cả hai.
Đương nhiên có người sẽ không đồng ý. Tôi biết có nhiều người Việt ủng hộ Trump. Có mấy ai ngờ gần nửa thế kỷ sau ngày kết thúc chiến tranh, bầu cử Mỹ giờ đây đã trở thành cuộc bầu cử “nóng” nhất xứ Việt. Hà Nội cũng đang vào mùa hoa… ghế, nhưng nhân dân được tự do bàn về các ứng cử viên… Mỹ. Người Việt nghĩ gì khi mỗi bốn năm người Mỹ lại “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để lật đổ chính quyền nhân dân”? Sau Hollywood và McDonald’s, xem chừng bầu cử sẽ trở thành chiến lược “diễn biến hòa bình” rất thành công của đế quốc Mỹ.
Vài ngày tới, người Mỹ sẽ cho thế giới thấy họ thật sự muốn gì. Churchill từng nói, hãy tin tưởng người Mỹ sẽ luôn làm đúng, sau khi họ đã thử hết mọi phương án khác. Tôi không lạc quan cho lắm. Kết quả thế nào đi chăng nữa, tôi e mùa đông năm nay sẽ rất dài và đỏ lửa.
Hẹn nhau ở thùng phiếu là cách phi bạo lực để giải quyết bất đồng quan điểm, nhưng chỉ chưa đầy bốn năm, Trump đã biến nước Mỹ thành một thùng thuốc súng mà cuộc bầu cử này có thể là viên đạn mồi. Bất kể thắng thua, đây chính là “di sản” lớn nhất của Trump.
“Nếu Trump thắng phiếu đại cử tri nhưng lại thua phiếu phổ thông như năm 2016, hàng triệu người Mỹ sẽ cảm thấy họ lại bị cướp thêm một cuộc bầu cử.”
noileo 03/11/2020
ĐÚNG là nói leo nói l..ẹo VÌ QUÊN RẰNG điều ấy
ĐẠI CỬ TRI ĐOÀN thắng phiếu HOÀN TOÀN phù hợp với HIẾN PHÁP MỸ !!!
PHÙ HỢP Hiến pháp và Luật pháp HOA KỲ …phiếu ĐẠI CỬ TRI ĐOÀN cũng quan trọng không kém PHỦ QUYẾT cả cử tri bình thuờng
Chẳng có thằng nào VIẾT THÊM về điều 4 HIẾ….P PHÁP vịt cộng !!!!
[…]
“Nếu Trump thắng phiếu đại cử tri nhưng lại thua phiếu phổ thông như năm 2016, hàng triệu người Mỹ sẽ cảm thấy họ lại bị cướp thêm một cuộc bầu cử.”
Trích dẫn trên là tuyên ngôn độc lập của tác giả Dương Quốc Thái, trích từ bài chủ (https://baotiengdan.com/2020/11/02/bau-cu-o-my/), không phải tôi (noileo) lói!
Tác giả DQT nói: “cuộc bầu cử bị ăn cướp”, vậy ai là kẻ cướp?
Mọi người đều đã biết, TRump, hay ứng cử viên nào, được ngồi vào ghế Tổng Thống Mỹ, là do quyết định của cử tri đoàn, là do sự chấp thuận của tối thiểu 270/538 cử tri đoàn, chứ tự Trump, hay bất cứ ứng cử viên nào cũng vậy, không thể tự ý ngổi vào ghế Tổng Thống nếu không có quyết đinh & chấp thuận của tối thiểu 270/538 cử tri đoàn,
và mọi người cũng đều biết, cử tri đoàn với quyết định của tối thiểu 270/538 cử tri đoàn, chính là “sản phẩm” của cuộc bầu cử, do các Tiểu bang, 50 Tiểu bang, tạo nên
như vậy, nóí “cuộc bầu cử bị ăn cướp/bị ăn cắp” thì điều ấy có nghĩa là cử tri đoàn & quyết định của cử tri đoàn đã bị ăn cướp/ăn cắp, tức là nói cử tri đoàn đã ăn cắp/ăn cướp… chính mình!
Hỏi rằng có ai lấy món đồ của mình ra xài, mà lai bị coi là ăn cắp/ăn cướp không? Có tòa án nào dám tuyên án như vậy không? có chăng tòa án xã hội chủ nghĩa trần ích tắc mới bảo rằng người nông dân cầy cấy trên đất của mình là vi phạm pháp luật, phải bị đảng và nhà nước bắn bỏ, mổ ngực, moi tim dâng lên đảng
“Nếu Trump thắng phiếu đại cử tri nhưng lại thua phiếu phổ thông như năm 2016, hàng triệu người Mỹ sẽ cảm thấy họ lại bị cướp thêm một cuộc bầu cử.”
https://baotiengdan.com/2020/11/02/bau-cu-o-my/
Có thể nói Tổng Thống Mỹ/Tổng thống Liên bang Hoa kỳ/The President of the United States of America, là do các Tiểu bang, 50 Tiểu bang, bầu lên. Công dân Mỹ tại các Tiểu bang chỉ tham dự vào cuộc bầu cử của Tiểu bang nơi mình cư ngụ, để bầu lên đại diện cho Tiểu bang, để rồi các đại diện này, còn gọi là “cử tri đoàn”, có số lượng = con số nghị sĩ (2) + con số dân biểu của Tiểu bang, sẽ cùng với các “cử tri đoàn” của các Tiểu bang khác, chọn lựa một ứng cử viên, bầu lên làm Tổng Thống.
Ứng cử viên nào đạt được 270+ trên tổng số 538 các đại diện của các Tiểu bang/cử tri đoàn các Tiểu bang, sẽ đắc cử Tổng Thống.
Để đạt được con số 270+ thì ứng cử viên phải đạt được một số phiếu cử tri đoàn tại các Tiểu bang, để đạt được phiếu cử tri đoàn tại Tiểu bang, ứng cử viên phải thắng phiếu phổ thông tại Tiểu bang, do đó phiếu phiếu phổ thông có một giá trị quyết định, vì thế mà các ứng cử viên, ban vận động tranh cử của ứng cử viên luôn luôn có lời khuyên, thúc đẩy các cá nhân cử tri trên toàn Liên bang phải chịu khó đi bầu cho đông, vì thế rất sai lầm khi nói rằng “phiếu cử tri đoàn mới là đáng kể, phiếu phổ thông không đáng kể”
Tuy nhiên, “phiếu phổ thông”, như nói trên, chỉ có giá trị trong phạm vi một tiểu bang, để xác định xem ứng cử viên nào sẽ được nhận con số đại diện/cử tri đoàn của Tiểu bang. Sau khi có kết quả về phiếu phổ thông của Tiểu bang, dựa trên kết quả đó Tiểu bang sẽ quyết định trao số phiếu cử tri đoàn của Tiểu bang cho ứng cử viên thắng phiếu phổ thông, sau đó thì con số phiếu phổ thông ấy, dù có được tô đậm thế nào, màu mè sặc sỡ ra sao, cũng chỉ để ghi vào sổ sách và lưu trữ trong kho lưu trữ văn khố của Tiểu bang, không còn một giá trị sử dụng nào nữa, không có một giá trị nào nữa ở cấp Liên bang. Con số phiếu phổ thông của Tiểu bang không thể được đem ra cộng trừ nhân chia với con số phiếu phổ thông của 49 tiểu bang khác hòng mong có thể đưa ra một giá trị nào trong việc quyết định việc đắc cử / thất cử cho một ứng cử viên,
chỉ có số phiếu “cử tri đoàn” của Tiểu bang, mà ứng cử viên đạt được tại Tiểu bang, mới được đem ra để cộng với các phiếu cử tri đoàn mà ứng cử viên đạt được ở các tiểu bang khác, để nếu đạt được tổng số 270+, thì kể như ứng cử viên ấy đắc cử chức Tổng Thống Hoa kỳ
Nói tóm lại, e rằng hơi bị sai khi đem con số phiếu phổ thông, đã hết giá trị sử dụng, ra khoe, rồi bảo, rằng thì là mà, “cuộc bầu cử bị ăn cắp”
Tác giả DQT, rất thông minh, không nên để cho “chính trị phe phái” dễ dàng làm cho mình bị sai lầm như vậy
Mua ngũ cốc mà ăn, nhá thịt bò riết đứt gân máu đó cha nội, lúc đó thì có muốn sợ cũng không còn dịp.