15-10-2020
Tôi ước đất nước này không có những tượng đài nghìn tỉ chưa xây xong đã hỏng, những cổng chào lộng lẫy rỗng tuếch không móng, gặp gió nhẹ là đổ sập tan tành, những rừng khẩu hiệu đỏ loè phố núi và trên những con đường vắng vẻ không người, những hội nghị cờ hoa rợp trời, chỉ vài ngày là biến thành những đống rác khổng lồ, thay vào đấy là những cây cầu cho trẻ em miền núi đi học, chúng không phải chui vào bao ni lông hay đu cáp qua sông và người chồng sẽ không mất vợ con khi đưa vợ đi sinh.
Tôi ước đất nước này bớt những lời giả tạo kêu toang toác về lòng tin yêu của dân chúng vào đảng và chính quyền, để có vài lời chân thực đúng là do dân vì dân.
Tôi ước bộ máy này không phải là một nhà máy sản xuất ra những “thanh củi” gộc, những thanh củi ngốn hàng nghìn tỉ đồng từ ngân sách, từ tiền thuế của dân. Cứ hô hào nhóm lò đốt củi nhưng lại liên tục sản sinh ra củi. Điều ấy sẽ là một bi kịch triền miên, là kiếp nạn không biết bao giờ mới kết thúc của đất nước này. Mà nói cho đúng thì cũng chỉ củi đốt củi, làm gì có người chính trực đốt củi đâu.
Tôi ước những giáo sư tiến sỹ có được cái tâm yêu thương trẻ em để không liên tục cải cách và ngày càng đầy đoạ trẻ nhỏ vào những rừng chữ lủng củng, vô hồn và bất lương. Niềm vui của người làm giáo dục là nhìn thấy trẻ em của đất nước rạng rỡ phát triển, còn nhắm mắt tham lam kiếm tiền thì làm nghề khác cho xong.
Lũ một phần là thiên nhiên nhưng sự tàn phá của lũ, hậu quả của nó cũng là do nạn phá rừng do làm thuỷ điện, làm thuỷ điện thì ít mà tận dụng dự án để phá rừng, quan chức đặc biệt là quan kiểm lâm thì bọc nhà bằng gỗ quý, vậy khác nào trao rừng cho lâm tặc?
Xã hội thì đầy rẫy thối tha, ấy vậy mà người nào lên tiếng phản biện là đều phải đối mặt với bắt bớ tù đầy, chẳng lẽ các vị muốn gần 100 triệu người dân chỉ là một lũ cừu, lũ bò ngu xuẩn, thích xén lông vắt sữa lúc nào và bao nhiêu là được?
(Thơ Bùi Chí Vinh)
Đáng lẽ không bao giờ xảy ra vụ thủy điện Rào Trăng
Phái đoàn tìm kiếm công nhân mất tích lại tự mình… mất tích
Đáng lẽ chỉ cần vài chiếc trực thăng
Là việc cứu người trong sạt lở không rơi vào bi kịch
Đáng lẽ trẻ con vùng núi đến trường không đu dây qua sông như diễn xiếc
Người chồng đáng thương không phát điên khi vợ đi đẻ bị chìm xuồng
Đáng lẽ chỉ cần một chiếc cầu cho học sinh và một chiếc ca nô trong bão lũ
Là cuộc đời sẽ bớt những tang thương
Đáng lẽ những nhà hát, tượng đài, cổng chào ngàn tỉ xuống mồ chôn
Và được tái sinh bằng cầu cống giao thông, bằng trực thăng, bằng ca nô cứu nạn
Đáng lẽ những cuộc thi nhan sắc búp bê, thời trang, hoa hậu vô hồn
Được thay thế bằng những bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư xứng đáng
Đáng lẽ con người sẽ chết không uổng mạng
Nếu bọn quan tham không vẽ mánh, moi tiền
Và đáng lẽ đất nước thoát gông cùm Đại Hán
Nếu bọn cõng rắn cắn gà nhà nhớ lại gốc Rồng Tiên …
Đồng ý với anh ĐBC, có lẽ toàn dân tộc này đều mong ước giống như anh, ngoại trừ cái đám bất lương và những đứa cúi gập người hai tay cung kính bắt tay đứa không ra gì.
@ Luyen Bui,
Ngô Bảo Châu và Đoàn Bảo Châu là 2 người khác nhau.
Nghẹn Nấc cùng ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG! Nguyện cầu cho vong hồn bà con sớm được siêu thoát, sống khôn, thác thiêng phù hộ độ trì cho những thân phân “khốn khổ, khốn nạn”; nhấn chìm bọn quan tham bỉ ổi, đê tiện, lưu manh!! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Tôi thiện cảm với ông Đoàn Bảo Châu và ủng hộ đa số ý kiến của Ông này. Tuy vậy cũng mong ông Châu không nên sa đà (nhiều người ca ngợi) vào những ví von của lãnh đạo Việt Nam như lò đốt tham nhũng và cho là củi là tội phạm (củi bắt đầu từ thời gian gần đây không hiểu là đồ thân thương giúp dân lấy nhiệt mà thành „tội phạm“) hay ví von „lồng quyền lực“. Với tôi ví von lồng quyền lực rất yếu và mang mầu sắc thần thoại nhiều hơn là thực tế (nói đến lồng là sự yếu ớt, trừ lồng của các nhân vật thần thoại), còn ví von lò thì có thể ủng hộ „lò“, tuy nhiên lấy củi để nói đó là tội phạm thì tôi cho là ví von tùy tiện, không hề chuẩn!