13-10-2020
Thời trẻ, sau khi học các thầy, tôi có tri thức nhưng cũng có luôn tinh thần học phiệt. Về tri thức, tôi từng nghĩ đã có bằng cấp, học vị thì tôi đã nắm chân lý. Hệ quả, tôi tưởng là thầy thì có quyền trấn áp hay chụp mũ tiếng nói khác là “vô đạo” hay không biết “tôn sư trọng đạo”.
Một lần, học trò chỉ ra tôi nhầm lẫn về một tri thức nào đó, tôi mắng cho một trận. Sau về nhà xem lại, hoá ra tôi nhầm lẫn thật. Hôm sau lên lớp, tôi xin lỗi đứa học trò đó và xin lỗi cả lớp rồi đính chính tri thức.
Từ đó, tôi hiểu rằng tri thức là vô tận, học hỏi từ sách vở lẫn học hỏi từ cuộc sống, kể cả học từ học trò của mình. Nhiều giờ thảo luận, tôi ghi chép lại ý kiến của học trò, nhiều ý hay mà tôi chưa từng nghĩ ra.
Vậy là chấm dứt bệnh kiêu ngạo xem cái gì mình cũng biết và chấm dứt bệnh học phiệt. Từ đó tôi nghiên cứu dạy học phát triển năng lực của thế giới, từ nguồn gốc triết học đến tâm lý giáo dục học. Dạy học phát triển năng lực mà vẫn giữ tinh thần học phiệt thì kết quả là con số không!
Xem ra, việc xây dựng và thẩm định Chương trình đến làm Sách giáo khoa dạy học phát triển năng lực như hiện nay, Nhà nước, Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho những tên học phiệt khét tiếng, nói theo cách của dân gian là “giao trứng cho ác”.
Bằng chứng, từ khi có sự phản ứng của dư luận, các nhà học phiệt càng học phiệt hơn. Họ không chịu tiếp nhận bất cứ ý kiến nào, dù ý kiến đó đàng hoàng trên tinh thần học thuật. Đã thế, trên nhiều trang của những người tham gia xây dựng chương trình, làm sách còn lớn tiếng chửi “vô thức đám đông”, “hiệu ứng bầy đàn”, “đám đông vô học”, “đám đông thiếu hiểu biết”, “đám đông a dua”,… bất luận trong đó có những người hiểu biết, mà hiểu biết rất sâu, không chỉ rất sâu mà còn trải nghiệm thực tiễn về dạy học phát triển năng lực như tôi.
Đến lúc cực chẳng đã buộc phải trả lời phỏng vấn báo chí thì, dù nhã ngữ hơn, người đứng đầu là Tổng chủ biên hoặc Chủ tịch Hội đồng thẩm định vẫn coi dư luận và tiếng nói khác không ra gì. Không ai nhận ra mình sai. Vẫn bao biện hùng hồn rằng mình đã đúng.
Đọc các phần trả lời đó, tôi xin phép nói thẳng điều này. Thà các thầy đừng lên tiếng. Các thầy càng lên tiếng, tôi càng thấy rõ các thầy bị ngộ nhận tri thức nghiêm trọng.
Ở bài này tôi chỉ hỏi một câu thôi sẽ thấy các thầy hở cả lưng. Rằng cách dùng từ ngữ có ảnh hưởng đến nội dung văn bản, và khi đã ảnh hưởng đến nội dung văn bản thì có ảnh hưởng đến tính giáo dục của văn bản không? Không cần nói các thầy không hiểu trẻ em, đối tượng của giáo dục, tức cái gốc của vấn đề dạy học, chỉ cần hỏi xoáy vào chuyên môn của các thầy đã đủ thấy các thầy lẫn lộn về tri thức của chính chuyên ngành mà mình đang được tôn vinh là đầu ngành.
Thiếu hiểu biết về ngôn ngữ học mới dám nói mọi từ trong từ điển đều là phổ thông, từ “chả” đồng nghĩa với từ “không”, “chẳng”, từ “nhá” đồng nghĩa với “nhai”, “tợp” đồng nghĩa với “ăn”, “khổ mỡ” đồng nghĩa với “cục mỡ”… Thiếu hiểu biết về văn học mới nói tiếng kêu của con quạ là “quà quà” đã từng được nhà văn dùng, bây giờ bất luận ngữ cảnh nào cũng có thể dùng được; một truyện ngụ ngôn đã có, tự sửa tên Cáo thành Chó, sửa Kiến thành Gà… nội dung vẫn không thay đổi, vẫn đảm bảo tính giáo dục. Lại còn nhấn mạnh cách dùng từ, sửa văn bản như vậy là “hay hơn, thi vị hơn”, trong khi mọi người đọc đều thấy tối nghĩa, nhảm nhí, lấc cấc và phản giáo dục.
Hiểu biết ngôn ngữ và văn học như vậy mà các thầy vẫn làm sách, dịch sách và dạy học về phong cách học, ngữ dụng học, ngôn ngữ học tình thái, thi pháp học… được sao? Còn đáng tin cậy nữa không?
Bây giờ do sức ép, theo tôi không phải từ dư luận vì các thầy vốn ngồi xổm trên dư luận, mà từ quyền lực cao hơn, các giáo sư tiến sỹ mới tỏ ra bẽn lẽn nói nhỏ rằng có sai. Nhưng cái “có sai” đó lại đổ lỗi cho nhau mà không nhận trách nhiệm và xin lỗi nhân dân, xin lỗi phụ huynh, học sinh cho phải đạo làm thầy. Tôi đang nói đạo làm thầy hiện đại.
Một số thầy đưa tấm gương người Nhật, người Hàn ra soi, rằng quan Nhật, quan Hàn chỉ cần một cái sai gây mất lòng tin của người dân, họ biết cúi đầu xin lỗi công khai, nặng hơn thì có thể nhảy núi, nhảy sông tự tử. Các thầy bảo đó là tấm gương tự trọng cần phải học. Vậy cá nhân các thầy có chịu học không? Một trí thức, một nhà giáo dục, tức người có hiểu biết cao, ắt phải nhạy cảm hơn một quan chức, tức người làm chính trị chứ?
Cuối cùng thì tôi phải so sánh các thầy với tư cách nhà giáo dục với các quan mà hàng ngày chính các thầy hay chửi trên mạng. Mỗi khi có sự kiện quan chức sai, các thầy cũng lên tiếng mắng nhiếc thậm tệ. Có thầy còn bảo mặt quan nào cũng không chơi được, vì lì lợm, vô liêm sỉ. Quanh đi quẩn lại rồi các thầy kêu gọi chống độc tài, thực hiện tự do, dân chủ. Những lúc các thầy làm việc đó được đông đảo nhân dân ủng hộ, tại sao các thầy không mạ lị là “vô thức đám đông”, “hiệu ứng bầy đàn”, “đám đông vô học”, “đám đông thiếu hiểu biết”, “đám đông a dua”… như bây giờ mà hả hê sung sướng vì được dân chúng ủng hộ?
Các thầy là trí thức hàng đầu, không tự chống được bệnh của mình thì khó có thể chống lại bệnh của người khác, vì cái sự chống cho ra vẻ tiến bộ đó đến lúc hết người tin, trừ quân nịnh bợ.
Các thầy biện hộ rằng Chương trình và Sách giáo khoa đã được làm đúng pháp lý, qua nhiều lần thẩm định, có cả sự tham gia của giáo viên tiểu học. Biện hộ như vậy thì còn lì lợm hơn cả những quan bổ nhiệm con em, bổ nhiệm bồ nhí vào ghế lãnh đạo rồi tuyên bố “đúng quy trình”!
Một số bạn chia sẻ vào inbox cho tôi xem một số bài viết thoá mạ tôi một cách thậm tệ, thậm chí chụp mũ tôi “phản động”, “chống phá” mà tôi tưởng là đám “bò đỏ” chứ không phải là học trò hay quân xanh của các giáo sư tiến sỹ!
Bây giờ thì sau sự cố cải cách giáo dục, tôi nói công bằng thế này: Tinh thần học phiệt và độ lì lợm của các thầy cao hơn gấp nhiều lần sự độc tài và vô liêm sỉ của các quan tham.
Bởi sự thật, chưa có sự vụ nào liên quan đến các quan mà kéo dài và căng thẳng như vụ cải cách giáo dục lần này. Thường chỉ trong vòng một tuần, sau khi dư luận nóng lên, nhiều quan đã sửa sai và nhận lỗi. Trong khi các thầy, mặc dù bây giờ ra vẻ nhận sửa chữa, nhưng chắc chắn sẽ kéo dài và căng thẳng hơn nữa, vì sự nhận lỗi chẳng có chút thật lòng.
Một số giáo sư tiến sỹ vẫn tiếp tục gân cổ cãi và chửi lại dư luận. Thói kiêu ngạo và trịch thượng, coi thiên hạ không bằng đống rác đã ăn vào tận xương tuỷ rồi, còn lâu mới chữa được. Để xem, lại Hội đồng thẩm định ngồi rà soát lại, lại có sửa chữa nhưng rất đối phó, và lại cái điệp khúc “bảo lưu quan điểm” cho xong chuyện. Trong khi theo tôi, như đã phân tích ở các bài trước, không phải là sạn để nhặt mà là lỗi cả hệ thống. Phải chữa lỗi hệ thống, từ Chuẩn đầu ra của Chương trình đến từng nội dung Sách giáo khoa. Tất nhiên, không thể sửa sai bằng bàn tay của kẻ đã làm sai!
Tôi không kiêu ngạo cho rằng những điều tôi viết ra là hoàn toàn đúng nên rất mong được phản biện thẳng thắn từ phía các thầy. Cứ phản biện từng bài, từng ý một, tôi lắng nghe và tiếp thu. Còn trịch thượng giả câm rồi xi nhan cho quân xanh chửi không cần lý lẽ và tri thức thì tôi xem thường.
Tôi sẽ còn tiếp tục chứ quyết không buông vụ này. Không phải là đánh đấm gì cả mà có trách nhiệm dọn rác cho giáo dục phát triển lành mạnh, đúng hướng.
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Bọn học phiệt khoa bảng trí nô Xã nghĩa chưa đáng CÁI LÔNG CHÂN của Bà Phan Hoàng Yến – chủ nhân nhà sách Tú Quỳnh
Nhà sách Tú Quỳnh theo bước Nhà sách Khai Trí – Xuân Thu !
*******************************************
https://www.youtube.com/watch?v=4W_vz3D7xjA
Nhà sách Tú Quỳnh đóng cửa vĩnh viễn | Phóng sự cộng đồng
Kính chúc Bà Phan Hoàng Yến
– chủ nhân nhà sách Tú Quỳnh, vừa chính thức tuyên bố đóng cửa nhà sách vĩnh viễn sau 41 NĂM truyền bá Văn Hóa Việt Nam từ Quận Cam – Orange County và trên toàn nước Mỹ và Bắc Mỹ –
VỀ HƯU khoẻ mạnh bên Đại gia đình ….
TLDV
Nhà sách Khai Trí cùng Xuân Thu
Sập tiệm khi đàn bò trưng thu
Sau 30 tháng Tư Đen phỏng d..ái
Nay hung tin giữa Đại dịch mịt mù
Nhà sách Tú Quỳnh đóng cửa vĩnh viễn
Hơn 40 Năm tử thủ lo trùng tu
Văn hóa Việt từ Quận Cam khắp Mỹ
Gieo Hương thơm Bố Hạ Ngàn Thu
Buồn thương quá một Tinh cầu lặn tắt
Sao Mai thành Sao Hôm chết sương mù
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Ủng hộ mạnh mẽ TG CML, đây phải là đại diện cho phụ huynh học sinh, xin cảm ơn và đón đọc bài của ông.
Hay. đúng mạnh mẽ sâu sắc
Ông Phùng Xuân Nhạ làm giáo dục, ông Nguyễn Văn Thể làm giao thông, cô Vũ Kiều Trinh làm văn hóa…
Có lẽ là lỗi hệ thống thật chăng ?
Các giáo sư tiến sĩ chẳng qua là những anh Candidate (hơn Cao học một tí) được hóa phép thành TS rồi thêm học hàm Gs nên không bao giờ biết nhận lỗi vì thời tiểu học họ không được dạy về lễ độ như thế nào. Chừng nào là Professeur, D’état Docteur chính hiệu mới mong họ cúi đầu xin lỗi.
Docteur d’ État, cha nội (Để phân biệt với Docteur de l’Université).
Viết tiếng Pháp lại dùng grammar tiếng Anh là sao.
Bác ” ghê” thật đấy.
Sorry. Xưa học tiếng Pháp, nhưng sau này khi thằng mẽo vô thì xài tiếng Anh nhiều, riết rồi lộn tùng phèo
“…những anh Candidate (hơn Cao học một tí) “
Candidate không phải là một học vị gì, sao lại “hơn cao học một tí”, rồi lại đôn lên ts được. Vô nghĩa!
Đây là tất cả các nghĩa của candidate:
Candidate
/’kændideit/
Danh từ
– Người ứng cử
to stand candidate for a seat in Parliament
ra ứng cử đại biểu quốc hội
– Người dự thi; thí sinh
– Người dự tuyển (vào một chức gì)
– Ứng cử viên
Chuyên ngành
Toán & tin học:
– thí sinh
– ứng cử
Kỹ thuật chung:
– người xin việc
eligible candidate
người xin việc lành nghề
external candidate
Kinh tế:
– người xin việc
– người ứng tuyển
– thí sinh