Sự sụp đổ một thần tượng phản biện

Nguyễn Thế Khoa

11-10-2020

Thế là GSTS Nguyễn Minh Thuyết, nhân vật từng là nhà phản biện nổi tiếng trong nước và thế giới tại Quốc hội VN gần 10 năm trước, đã phản ứng rất tệ hại sự phản biện của dư luận xã hội dành cho mình.

Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 do vị Tổng chủ biên chương trình sách giáo khoa phổ thông trực tiếp chủ biên, bị báo chí và mạng xã hội vạch ra nhiều sai sót, cho thấy trình độ và sự cẩu thả của những người biên soạn, khiến tác hại của nó là khôn lường.

Thay vì phải chân thành lắng nghe, nhận những cái sai mười mươi đã bị dư luận vạch ra để sữa chữa, ông Thuyết đã giận quá mất khôn, vụng về bênh vực cho cuốn sách của mình và cộng sự, rồi nổi đóa, lên án những ai phê bình ông là những người không tử tế, đây là đòn thù của một cuộc cạnh tranh không lành mạnh. Bất ngờ trước chất lượng quá kém của cuốn sách do ông Thuyết chủ biên, người ta còn bất ngờ hơn trước phản ứng “lạy ông tôi ở bụi này” của ông.

Hóa ra, con người nổi tiếng là rất cương trực, vô tư, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân mà dũng cảm lên tiếng rất sắc sảo, phản biện quyết liệt các dự án bô xít Tây Nguyên, cho nước ngoài thuê rừng, đường sắt cao tốc Bắc Nam, Vinashin cùng nhiều tiêu cực, bất cập trong các cơ quan công quyền văn hóa giáo dục trên diễn đàn Quốc hội suốt hai nhiệm kỳ. Con người ấy khi trở về với môi trường giáo dục quen thuộc, có trách nhiệm lớn với thế hệ trẻ đất nước, trong tham sân si của cuộc đời, trở thành “cai đầu dài” một nhóm làm sách giáo khoa để kiếm tiền như nhiều đồng nghiệp.

Và kẻ từng quen phê phán, cật vấn những sai sót, tiêu cực của người khác đã không còn đủ sáng suốt để tự nhìn lại mình khi bị chất vấn phê phán những sai sót, tiêu cực của chính mình. Khi việc đã khuất tất, tâm không sáng thì lý lẽ quanh co, lời nói ấp úng, thậm chí cay cú. Tiếc cho sự sụp đổ thảm hại của một thần tượng phản biện xã hội, được nhiều yêu mến, tin tưởng của cộng đồng.

Khi cả ông Tổng chủ biên cũng tham gia cạnh tranh làm sách giáo khoa để kiếm tiền cho riêng mình, thì sách giáo khoa không tệ, không hại mới lạ. Và rất có lý khi từ những sai sót, tắc trách khó tin của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 do chính vị Tổng chủ biên chủ biên, dư luận đang đòi hỏi xem xét lại tất cả các sách giáo khoa tiếng Việt, Văn và xã hội đang lưu hành trong nhà trường và cả chương trình cải cách giáo dục, mục đích thì đẹp đẽ mà cách làm thì sặc mùi thương mại, càng cải càng lùi xa không có điểm dừng…

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Phản biện hơn xa ông Thuyết là gs Trần Đình Sử cũng đã từng dám có vài ý kiến phê phán chế độ CS nhưng cũng phải co vòi lại mà trở thành 1 con ốc (vít) trong Hội dồng đồng thẩm định sách giáo khoa nên đã bênh vực theo kiểu “phủ bênh phủ,huyện bệnh
    huyện” rất chi là…”trật đường rầy” !

  2. Trên đời này
    có nhiều người giống anh Thuyết
    khi còn là Đại biểu Cuốc Hội
    ngài nổ ào ào
    giựt le lấy tiếng
    nhưng sau đó thì… đổ đốn
    ló ra bản chất mà ảnh dấu lâu nay:
    phường tham ăn tục tĩu
    cố đấm ăn xô i!
    anh Thuyết ơi,
    “nàm” ơn biến đi giùm
    cho dân xin 2 chữ bình an
    về nàm người tử tế
    giống đại ca 3X cho rồi !

  3. “Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 do vị Tổng chủ biên chương trình sách giáo khoa phổ thông trực tiếp chủ biên, bị báo chí và mạng xã hội vạch ra nhiều sai sót, cho thấy trình độ và sự cẩu thả của những người biên soạn, khiến tác hại của nó là khôn lường.”
    -Trẻ em từ lúc sinh ra đến lúc bước vào lớp 1 học chữ, các cháu đã nhìn thấy những sự vật, sự việc, hiện tượng đời sống xung quanh cũng như đối thoại với ng lớn, nghe ng lớn đọc, vv…&…vv…., những việc này diễn ra hàng ngày, hàng giờ đối với các cháu. Nhiệm vụ của các nhà giáo dục phải dựa trên những nhận biết phổ thông nhất mà các cháu đã biết trước khi bước vào lớp 1, rồi vào lớp 1 là dạy cho các cháu thể hiện những sự việc đã biết đó dc diễn tả ra bằng những con chữ, những từ, những câu, đi từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với nhận thức của lứa tuổi. Điều này mới tạo cho các cháu sự vui thích khi khám phá sự kỳ diệu của những con chữ, những từ, những câu để rồi các cháu tự đọc sách tìm hiểu thêm, ko phải nghe qua ng lớn đọc kể lại, ko phải hỏi ng lớn về những điều mình chưa biết vì mình biết đọc thì đọc sách là biết. Sách Tiếng Việt lớp 1 hiện dc soạn theo suy nghĩ chủ quan của những ng viết sách có tâm hồn khô khan, xơ cứng; trí óc nghèo nàn, suy nghĩ giáo điều, họ ko mang tâm hồn trẻ thơ, tâm hồn họ ko trong sáng nên các câu chuyện trong sách họ viết ra gượng ép, ngây ngô, giả tạo, ko chân thật, thậm chí tào lao, vô duyên là thế. Họ viết ra như thể cho chính họ đọc, ko phải viết ra để phục vụ các cháu bắt đầu học chữ.

  4. Nhìn ông Thuyết lại nghĩ đến ông Trọng, trí thức của đảng cs là trí trá và con người thật thì khác xa, ông Trọng không là trí thức nên sự khốn nạn còn gấp bội. Xem cái cách ông ấy bất chấp và trả giá để lôi cổ thằng TXT về Vn, tuy rằng thằng khốn nạn ấy chết mười lần cũng đáng nhưng nó nói lên cái tánh cố chấp của một con người ít học nhưng muốn làm to, làm cao và làm lâu.

  5. “Tiếc cho sự sụp đổ thảm hại của một thần tượng phản biện xã hội, được nhiều yêu mến, tin tưởng của cộng đồng”

    Ở đất nước nầy, mọi quyết sách đều là tiền định, Đảng là Thượng đế…thì làm gì có phản biện thực để có “thần tượng phản biện”. Chỉ là cuội, để tô vẽ cho bức tranh “dân chủ” kèm cái đuôi xhcn, như bất cứ sản phẩm tư tưởng nào khác…kinh tế thị trường thì lập tức mang định hướng xhcn, con người xhcn, giáo dục xhcn…
    Có ai thần tượng Nhạc Bất Quần của Kim Dung?

    Không thể lừa tất cả mọi người trong mọi lúc; hôm nay là lúc phải lòi ra thôi.

  6. Quốc hội ta cũng cần vài đại biểu kiểu như Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Minh Thuyết, Dương Trung Quốc… chứ không thì tẻ lắm

  7. Bản chất con người khó đổi.
    Ông Thuyết đã thể hiện con người thật của mình.
    Trước kia ông có những phản biện hợp lòng người, nhưng cũng rất đúng quy trình.

  8. No star where
    Giáo sư Thuyết sẽ nà nhân nực mới của hội khai trí tành tạch, đành đạch
    Bỏ đang về hưu liên danh ” cánh diều” với ” cánh buồm nâu” tiếp tục khai trí

Comments are closed.