Sự sám hối muộn màng

Chu Mộng Long

2-10-2020

Bài này tôi viết cho tôi và tặng cho ông Nguyễn Minh Thuyết.

Tôi, nhà giáo 56 năm tuổi đời, 3 năm tuổi lính, và sắp 30 năm tuổi nghề. Tính ra không bằng tuổi học trò ông Nguyễn Minh Thuyết.

Tôi viết nhiều về ngành giáo, vì tôi yêu ngành giáo như máu thịt. Mỗi khi ngành giáo bị tổn thương là một vết cắt trong trái tim tôi. Với tôi, ngành giáo quan trọng hơn mọi ngành, vì nó là cha đẻ của nhân cách, năng lực. Mọi ngành có thơm hay thúi đều từ giáo dục mà ra. Một ông quan dối trá và tham nhũng, một người dân ăn cắp vặt, kể cả một thể chế hư hỏng, nếu không phải từ giáo dục mà ra thì chẳng lẽ quy tội cho Thượng đế?

Khi đọc lời trần tình của ông Nguyễn Minh Thuyết, đến câu ông tự sám: “công ít, tội nhiều”, tôi đồng cảm và xúc động đến rưng rưng nước mắt. Đến lúc nhà giáo nên tự trách mình trước khi trách người khác thì mới giữ được chút thiên lương mà không mang tiếng bịp dân.

Thú thật, cả loạt bài tôi mắng ông đến nặng lởi, nhưng thâm tâm tôi vẫn quý trọng ông. Dẫu sao tôi và ông đều là nhà giáo. Nhà giáo không vì người học, vì xã tắc thì vì cái gì?

Nhưng trên đời, cái phụ đề “vì cái gì” đằng sau đó lại làm khổ chúng ta và làm khốn đốn cả ngành giáo dục. Giữa tôi, một nhà giáo ở một trường đại học, với ông, một người cầm chiếc gậy điều hành cả một hệ thống giáo dục lớn thì chẳng nên so sánh. Nhưng cái “công ít tội nhiều” chỉ khác ở quy mô, còn bản chất thì tương đương, tôi hình dung thế.

Thì đây. Ở cấp độ lớn thì tôi từng tham gia dự án cấp nhà nước với kinh phí nửa trăm triệu USD vay vốn ODA. Với ông thì có lẽ tham gia hoặc chủ trì hàng chục dự án tầm cỡ to hơn nữa để cải cách giáo dục. Tôi không biết công của ông đã thay đổi giáo dục đến đâu, chỉ thấy dự án chồng dự án và làm rối loạn, thậm chí hư hỏng cả ngành giáo dục. Bệnh dối trá, bệnh thành tích, bệnh danh hiệu, cả bệnh tham lam… ngày một trầm trọng hơn, có phải “vì cái gì” đó không? Còn tôi, với dự án mà tôi từng tham gia, nó đã vứt vào sọt, vì ngoài tôi sử dụng cho đổi mới dạy học ở đại học, nó chẳng có tác động gì làm thay đổi giáo dục so với số tiền 200 triệu đồng nhà nước đã chi cho phần của tôi. Tôi thấy đó là tội lớn.

Tôi không đào tạo ra hàng ngàn tiến sĩ như ông, nhưng tôi cũng đã góp phần vào cái lò đào tạo nhỏ ở cơ quan tôi, và cũng cho ra lò nhiều thạc sĩ và có người leo đến tiến sĩ. Trong số người tôi đào tạo, có một số người chăm chỉ giỏi giang, nhưng lại có rất nhiều ngưởi không tương đương với cái bằng họ nhận được. Tôi đã bất lực, thậm chí trở thành kẻ đồng loã, khi buộc phải bỏ phiếu thông qua kết quả luận văn mà trong đó có hiện tượng sao cóp, xào nấu hơn là làm ra cái gì mới. Và không phải tôi không hình dung được, những người này đã ăn cắp học thuật thì khi làm quan hay không làm quan, họ sẽ gian dối và ăn cắp gì cũng được. Mỗi khi nghe có một quan tham nhũng hay thậm chí một giáo viên, một người dân ăn cắp là tôi tự dằn vặt, rằng chính mình là thủ phạm đẻ ra họ.

Có lẽ tội của tôi còn to hơn ông nhiều vì tôi, suốt gần 30 năm qua, mỗi năm tôi còn đào tạo ra cả vạn học viên tại chức. Tôi phải thú nhận là trình độ đại học tại chức không thể và không bao giờ tương đương với đại học chính quy như các ông đã thông qua trong Luật Giáo dục đại học. Có nghĩa là tôi đã tham gia vào việc hợp thức hoá bằng cấp, thậm chí vị trí việc làm cho hàng triệu kẻ không đủ phẩm chất và năng lực, trong khi có hàng triệu sinh viên chính quy chăm chỉ, học hành giỏi giang, yêu nghề lại khó tìm việc, hoặc làm việc trái nghề, hoặc thất nghiệp. Đó là tội trời không dung đất không tha.

Chưa nói, thời trẻ, khi cùng cực của sự thiếu thốn, tôi đã từng nhận quà và phong bì của học viên sau mỗi chuyến đi dạy xa. Vì món quà và những cái phong bì đó, tôi đã từng cho họ điểm cao, dù biết rõ trình độ của họ chẳng xứng đáng. Có khốn nạn không?

Bây giờ tôi đã đi quá nửa cuộc đời để nhìn lại mình. Đúng là “công ít, tội nhiều”. Công cá nhân chẳng đáng kể so với muôn ngàn tội mà mình đã gây ra cho giáo dục và cho đất nước. Ông bảo nhiều người không “bình tâm suy xét” khách quan mà hồ đồ, a dua theo đám đông, vì theo ông, nhiều ngành khác còn thúi hơn ngành giáo dục. Như ngành giao thông, ngành ngân hàng, công an, quân đội… chẳng hạn. Tôi cũng từng tự an ủi như ông khi mang ra so sánh bề nổi giữa các ngành. Nhưng khác ông, vì đêm đêm tôi vẫn cứ dằn vặt lương tâm và tự vấn: 1) Kinh phí, tức tiền túi của dân dành cho giáo dục so với những ngành ấy, ngành nào cao hơn và nó chảy về đâu? 2) Sự hư hỏng của cả hệ thống do ai đẻ ra, nếu không phải từ giáo dục? Chẳng lẽ những người trong ngành giao thông, ngành ngân hàng… mà ông nói đều là những người vô học hay không có bằng cấp?

Bấy nhiêu dằn vặt đó làm cho tôi nổi giận ngay với chính mình chứ không chỉ với ông. Ông có khả năng tự an ủi khi so sánh với những ngành khác, còn tôi thì cúi đầu trước nhân dân xin nhận tội thay họ. Thầy Nguyễn Huệ Chi vừa nhắc thân tình, rằng không nên nặng lời với trí thức, sẽ gieo nghiệp. Tôi ghi nhận, nhưng thưa thầy, tôi không có năng khiếu vuốt ve và nếu có cũng không thể làm được. Bài này tôi nặng lời với chính tôi: “Thằng khốn nạn, kẻ bất lương!” Và lâu nay, với tội lỗi quá khứ ấy, tôi vẫn luôn ám ảnh sẽ bị nghiệp báo, điều mà tôi vẫn dạy cho học trò mình: “Làm thầy giáo mà không giữ được thiên lương, gieo nỗi đau và bất hạnh cho người khác thì trước sau con cháu mình cũng sẽ thành nạn nhân!”

Tôi tự thấy mình tội chồng tội. Đó là lý do tôi chưa bao giờ khoe công lao của mình, dù chỉ là một hình ảnh về một tờ giấy khen hay một lời tự ngợi ca như những trí thức khác. Chưa bao giờ tôi thấy xấu hổ và cay đắng với danh hiệu “trí thức” như lúc này. Tôi vẫn luôn nghĩ, giáo dục mà không trong sạch thì đừng hy vọng thể chế xã hội và mọi ngành nghề trong sạch, ông Thuyết ạ!

Bình Luận từ Facebook

15 BÌNH LUẬN


  1. TẤT CẢ mọi Sám hối KHÔNG BAO GIỜ CHẲNG BAO GIỜ muộn màng CẢ

    Ngay tên đao phủ cuối đời BUÔNG ĐAO xuống cũng thành PHẬT .. .. nhưng nên buông đao xuống SỚM HƠN để bớt NẠN NHÂN OAN UỔNG !!

    Xin chân tình ngả mũ thân chào ĐOÀN Quân về lại với Toàn Lương Dân
    **************************************************

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-75.jpg
    Chân dung ĐOÀN Quân chân thành chân tình cầm tay lái
    chiếc xe cứu thương tự chở lấy bệnh nhân nghèo về quê miễn
    phí – Ảnh: Đình Phú/ TN

    Thân chào Anh Đoàn Ngọc Hải cùng mến chúc ANH và toàn đại
    gia tộc họ ĐOÀN trong và ngoài Tổ Quốc Việt Nam mạnh khoẻ
    hạnh phúc và tiến bộ … TLDV

    Xin chân thành ngả mũ thân chào ĐOÀN Quân !
    Bản thiện đưa Anh về với Toàn Dân
    Hóa thân thành Đóa Sen trong đầm tối
    Giật mình giây đầu Anh hướng Thiện Chân
    Bàng hoàng phút hai lại đột biến Tốt
    Khắc ba Anh tiệm cận Mỹ tôi chấn tâm
    Mua xe phục vụ Đồng bào làm tài xế
    Nhìn Anh trên xe lệ tự nhỏ thầm
    Ước gì Phản ứng Dây chuyền khắp Đất Việt
    Hàng hàng lớp lớp như Anh hóa Từ tâm
    Tự biến tự diễn dưới muôn ngàn Sắc thái
    Tự diễn biến Hòa Bình cho Việt Nam vào Xuân
    Mùa Xuân Việt Nam Vĩnh cửu Tự do Dân chủ
    Chẳng cần tốn viên đạn giọt máu ta canh tân
    Bên bờ Biển Đông Dân giàu Nước mạnh
    Đại Hán bất lực dù guồng máy chiến tranh
    Viết thơ xin nguyện cầu Đức Phật Đức Chúa
    “Hơn Bốn triệu đảng viên như Anh hóa Từ tâm
    Phản ứng Dây chuyền nở khắp Đất Việt
    Tự biến tự diễn dưới muôn ngàn Sắc thái
    Tự diễn biến Hòa Bình cho Việt Nam canh tân
    Chắc Mẹ Việt Nam trên cao Đền Hùng mừng lắm
    Đầu Thiên kỷ Ba : Tân Việt Nam đang vào Xuân

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Paris, 29/08/2020

  2. Bỏ ý kiến trên vì Ý KIẾN này ĐÃ CÓ SỬA CHỮA


    @Thân mời Chu Mộng Long + Thân mời Tất cả mọi Quý vị vẫn còn chút Lương tri và Lương tâm

    CHÚNG TÔI thân mời Tất cả mọi Quý vị vẫn còn chút Lương tri và Lương tâm

    (kể cả các cựu Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo CÙNG đương kim Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (đây là Dự án đầy Cao vọng chữa trị CHO tất cả chúng ta TRONG và NGOÀI Tổ Quốc để CHỮA TRỊ cả cái ‘ngọng’ về LÝ TRÍ lẫn cái ‘ngịu’ về TÌNH CẢM đối với các Thế hệ Trẻ MỚI LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG … vì chỉ trích hay nguyền rủa THÌ RẤT DỄ nhưng phê bình THÌ NÊN bắt tay cùng nhau xây dựng và ĐẠI HỌC SỐ TRỰC TUYẾN PHAN CHÂU TRINH là SÂN CHƠI phóng khoán cao đẹp để chúng ta cùng nhau BƯỚC QUA BAO vòng kim cô DỊ BIỆT !!!)

    THIẾT THA đến một Đại học Khai phóng trên Tinh thần KHAI DÂN TRÍ đặc biệt cho HÀNG CHỤC TRIỆU HỌC SINH SINH VIÊN hiếu học XUẤT THÂN từ thành phần thua thiệt nhất cùng THỬ BẮT TAY xây dựng Đề án Thử nghiệm đặt nền tảng cho ĐẠI HỌC SỐ TRỰC TUYẾN PHAN CHÂU TRINH

    Hy vọng chúng ta cùng làm chung DỰ ÁN đầy tham vọng này VÌ các cháu sinh viên hiếu học trong gia đình nghèo bên nhà và cũng là dự án MỌI NGƯỜI VIỆT NAM cùng bắt tay cho dù trăm ngàn khác biệt vì MỘT VIỆT NAM MỚI TỰ DO GIÀU MẠNH HẠNH PHÚC

    ĐỂ TRÁNH hiểu lầm ngộ nhận về TIỀN BẠC :
    đây là ĐẠI HỌC MIỄN PHÍ nhưng phải cần CHẤT LƯỢNG mà đại công trình đã THỰC HIỆN 90 % qua tiến trình VIỆT NAM HÓA các giáo trình kinh điển đại học MIT, Stanford, Harvard, Berkeley làm giáo trình cơ bản cho Đại học số DÂN LẬP TỰ LẬP Phan Châu Trinh CÔNG LẬP
    10 % còn lại RẤT CẦN chúng ta ĐIỀU PHỐI làm các bài thực tập, bài giải để cho học viên HIỂU SÂU các giáo trình bậc sư trên RỒI hướng dẫn các em thực hiện các đề án ứng dụng vào THỰC TIỄN Việt Nam vào y tế, công nghệ như những thực tập tại Bệnh viện viết luận án về phát triển hệ dữ liệu quản lý bệnh nhân hay ứng dụng trong những nhà máy … nếu cần MÔ PHỎNG những luận án và dữ liệu của các bạn sinh viên ẤN ĐỘ được các Công ty thương mại tại ẤN bán lại giá thật rẻ RẤT CÓ TÍNH SƯ PHẠM CAO giải thích từ A đến Z … để sao cho học viện Đại học số DÂN LẬP TỰ LẬP Phan Châu Trinh CÔNG LẬP có TỰ TIN cao VÀO việc THỰC HỌC và THỰC TÀI của mình KHÔNG HỌC như CON VẸT con kéc !!!!

    ĐỂ TRÁNH hiểu lầm ngộ nhận về QUYỀN LỢI :

    Đây là Cơ quan NGO phi chính phủ phi lợi nhuận qua LUẬT NƯỚC PHÁP Loi 1901 qui định rõ ràng trách nhiệm và ĐẶC BIỆT mọi đóng góp liên quan đến TÀI CHÁNH để làm phần thưởng NẾU CÓ cho các em trẻ nhiệt tình đóng góp thì DANH SÁCH quý vị hảo tâm CÙNG người nhận giải CÔNG KHAI CHÍNH THỨC tên họ khoảng tiền tặng khoản tiền cho … trên 1 TRANG MẠNG kế toán chi tiêu MINH BẠCH của trang WEB Đại học số DÂN LẬP TỰ LẬP Phan Châu Trinh CÔNG LẬP

    Chúng ta thử bàn MỘT DỰ ÁN mà Tất cả chúng ta cho dù khác biệt VẪN CÒN CÓ SÂN CHƠI CHUNG đó là:

    HÔM NAY, thử cùng nhau BÀN BẠC sao cho có thể ĐÓNG GÓP mỗi người MỖI KHẢ NĂNG vào ĐẠI HỌC SỐ HÓA TRỰC TUYẾN TOÀN CẦU có tên gọi Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH (từ đây văn tắt gọi là ĐẠI HỌC PHAN ) … mục đích duy nhất giúp các cháu sinh viên HIẾU HỌC CON GIA ĐÌNH THANH BẠCH có điều kiện THEO HỌC NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN ĐẠI của ngay cả các ĐẠI HỌC LỪNG DANH Hoa Kỳ như HARVARD, MIT, STANFORD, BERKELEY, …

    Để thực hiện đề án thử nghiệm chưa cần nhiều Khối óc nhưng RẤT NHIỀU Tấm lòng cần phải có một Tổ chức PHI CHÍNH PHỦ PHI LỢI NHUẬN đứng ra cùng chúng tôi có thể vận động những GS Việt Nam và sinh viên đam mê nhiệt tình từ TRONG (trước mắt là CHÍNH !!) và ngoài Nước

    VIỆT NAM HÓA các giáo trình kinh điển đại học MIT, Stanford, Harvard, Berkeley làm giáo trình cơ bản cho Đại học số DÂN LẬP TỰ LẬP Phan Châu Trinh CÔNG LẬP (HOÀN TOÀN miễn phí ! KHÔNG TƯỞNG ? ! nhưng với NHU LIỆU PHẦN MỀM MOODLE đã cho phép chúng ta THỰC HIỆN đại học trực tuyến CÓ TƯƠNG TÁC giữa giảng viên và học viên HAY diễn đàn thảo luận qua ZOOM giữa các học viên với nhau để THẤU HIỂU giáo trình kinh điển đại học MIT, Stanford, Harvard, Berkeley làm giáo trình cơ bảb trêb
    Dựa trên TIẾNG VIỆT và TIẾNG ANH là chính cùng Tiếng Pháp là phụ ( để có thể nhờ THẾ GIỚI PHÁP NGỮ tôi quen ở Paris vận động giúp ngân quỹ vận hành HAY làm GIẢI THƯỞNG cho những sinh viên thật xuất sắc có đóng góp cho ĐẠI HỌC PHAN ….)

    ĐẠI HỌC PHAN sẽ vận động HUY ĐỘNG nguồn Nhân lực và Nhân sự là các Tác giả các Thầy giáo Việt Nam trên mạng YouTube để thực hiện những video giải bài tập để quán triệt Lý thuyết từ các giáo trình kinh điển đại học MIT, Stanford, Harvard, Berkeley

    Động viên các Thầy giáo Việt Nam trên mạng YouTube nhấn mạnh vào các bài tập và nhấn mạnh ỨNG DỤNG vào THỰC TIỄN và thực tiễn VIỆT NAM rút từ VỰA KIẾN THỨC LẬP TRÌNH từ GITHUB của hơn 50.000.000 lập trình viên từ trình độ sinh viên đại học đến trình độ Bậc Sư

    TRƯỚC MẮT ta ta quyết thử làm MỘT ĐỀ ÁN THỬ NGHIỆM (pilot project) về đào tạo CÁN SỰ và KỸ SƯ Công nghệ Phần mềm (Software engineering) quay quanh những Chủ đề Nóng bỏng như Hệ Chuyên gia (Expert system) Thông minh hay Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence) Lập trình theo Hướng Đối tượng …. trong vòng 1 NĂM sao cho ĐỀ ÁN THỬ NGHIỆM (pilot project) về đào tạo CÁN SỰ và KỸ SƯ Công nghệ Phần mềm THÀNH CÔNG nhờ vào NHIỆT TÌNH của quý vị thực hiện ĐƯỢC VÀ HAY có sức hút SƯ PHẠM thu phục quan tâm sinh viên theo ĐẠI HỌC PHAN những video giải bài tập để quán triệt Lý thuyết từ các giáo trình kinh điển đại học MIT, Stanford, Harvard, Berkeley được CHỌN LỌC TRONG PHẠM VI ĐỀ ÁN THỬ NGHIỆM (pilot project) về đào tạo CÁN SỰ và KỸ SƯ Công nghệ Phần mềm

    — TRONG ĐỀ ÁN THỬ NGHIỆM này NẾU THÀNH CÔNG về lâu về dài BẰNG CÁP Cán sự từ 1 năm đến 2 năm sau khi thi đậu n chứng chỉ (ĐẠI HỌC PHAN dựa trên MOODLE ấn bản cuối cùng có thể theo dõi học viên, thiết lập bảng học viên dự lớp kể cả phản ứng cũng như đi xa hơn MOODLE có thể chấm bài thi nhanh cùng cấp bằng NHƯNG ĐỂ CHÍNH XÁC HƠN về GIÁ TRỊ bằng cấp ĐẠI HỌC PHAN quyết định cấp bằng với THỨ HẠNG dựa vào THỜI GIAN THỰC TẬP tại công ty hay nhà máy dựa vào LUẬN ÁN ra trường có đóng góp vào THỰC TIỄN kinh tế VIỆT NAM cùng BẢO VỆ LUẬN ÁN của mình trước Hội đồng Giám khảo qua ZOOM để tránh cái BỆNH HỌC TẠI CHỨC (nhờ người đi học, đi thi giùm ngay cả NHỜ luộc lại xào lại LUẬN ÁN của các Bố già Đỏ ‘Red Godfather’ trong Nước !!) sao cho MỖI SINH VIÊN kinh qua ĐẠI HỌC PHAN xứng đáng với THỰC TÀI và THỰC TÂM cho công cuộc Canh tân Đất Nước

    — TRONG ĐỀ ÁN THỬ NGHIỆM này NẾU THÀNH CÔNG về lâu về dài BẰNG CÁP Kỹ sư từ ít nhất 3 năm đến 5 năm sau khi thi đậu n chứng chỉ + Thực tập tại một nhà máy hay công ty và viết Luận án cùng thực tập tổng kết thời gian thực tập dựa vào LUẬN ÁN ra trường có đóng góp vào THỰC TIỄN kinh tế VIỆT NAM cùng BẢO VỆ LUẬN ÁN của mình trước Hội đồng Giám khảo qua ZOOM để tránh cái BỆNH HỌC TẠI CHỨC

    NẾU ĐỀ ÁN THỬ NGHIỆM này THÀNH CÔNG chúng ta sẽ mở các PHÂN KHOA KHÁC như CAD/CAM, ROBOT … và mời quý vị Giáo sư Mỹ, Pháp, Đức gốc Việt đóng góp cố vấn với tư cách Giám đốc phân khoa CAD/CAM, ROBOT ….nhưng CHỦ ĐỘNG VẪN LÀ đội ngũ SINH VIÊN NGHÈO HIẾU HỌC nằm tại QUÊ NHÀ VIỆT NAM HÓA các giáo trình kinh điển đại học MIT, Stanford, Harvard, Berkeley làm giáo trình cơ bản cho Đại học số DÂN LẬP TỰ LẬP Phan Châu Trinh CÔNG (HOÀN TOÀN miễn phí ! KHÔNG TƯỞNG ? ! ) dựa trên TIẾNG VIỆT và TIẾNG ANH là chính cùng Tiếng Pháp là phụ

    Cùng lúc chúng ta mở ra các KHUÔN VIÊN ĐẠI HỌC (Ảo) tại các KHUÔN VIÊN ĐẠI HỌC (thực) đại học MIT, Stanford, Harvard, Berkeley bên MỸ Cambridge, Oxford bên Anh hay Ecole Polytechnique tại Pháp để thu hút ý kiến đào tạo hay đề ra chương trình có tầm vóc cho sinh viên chúng ta theo ĐẠI HỌC PHAN … đồng thời giới thiệu những sinh viên THẬT SỰ ƯU TÚ XUẤT SẮC chúng ta theo ĐẠI HỌC PHAN … nhận học bỗng dành cho các quốc gia như VIỆT NAM theo học để các cháu có thể TIẾP TỤC con đường chúng ta đang và sẽ đi NHƯNG KHÔNG CÒN BAO LÂU NỮA vì VỐN THỜI GIAN ĐA SỐ đã GẦN TỚI HẠN !!!

    Trước mắt thử lập KHOA Công nghệ Máy tính như một projet pilote XEM THỬ có thành công HAY KHÔNG ??? Vì tôi có kinh nghiệm kỹ nghệ cũng như khoa bản Trường lớn Pháp cũng như đã có cơ sở vật chất là 3 TRANG MẠNG tren Siêu Châu lục thứ 6 INTERNET đã sẵn sàng vận hành từ tháng 2 năm 2018 sau vài năm đầu tư thiết lập ….

    Và nếu thành công projet pilote có nhiều phân khoa hơn nữa tiến đến Đại học số Phan Châu Trinh thực thụ có thực chất và giáo dục đào tạo nghiêm chỉnh xứng đáng với Đại học đầu đàn trong Nước và cố gắng vận động của UNESCO, FRANCOPHONIE, MIT, HARVARD ..giúp chúng ta

    1 – http://universite-numerique-bezier-bernard.com/

    CƠ SỞ PHI VẬT CHẤT có thể phát tán hàng ngàn giáo trình hàng ngàn khóa học học trình theo MOODLE phiên bản cuối cùng có thể theo dõi học viên, kiểm tra có mặt làm bài tập chấm điểm và kể cả cấp bằng

    2 – http://universite-digitale1.com/

    DIỄN ĐÀN trao đổi chính thức về Chiến lược đào tạo giữa BAN ĐIỀU HÀNH + SINH VIÊN góp ý kiến để phù hợp hơn

    3 – https://la-bibliotheque-nguyen-huu-san.org

    Với 5.000 sách giáo khoa đại học kinh điển về các ngành khoa học cơ bản TÓAN LÝ HÓA và CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI + 5.000 sách giải bài tập của Nhà xuất bản nổi tiếng như PEARSON , CENGAGE ….

    Thư viện số có thể chứa đến 4.000.000 sách giáo khoa + sách giải bài tập …
    Tôi sẽ đổi lại tên miền cho phù hợp với ĐẠI HỌC PHAN …..

    Chúng tôi đang nhắm đến HÀNG TRIỆU SINH VIÊN con nhà nghèo hiếu học KHÔNG CÓ NHIỀU ĐIỀU KIỆN ra nước ngoài HAY NGAY CẢ trong Nước cũng khó với tầm tay NHỠ MAY CÓ CÔNG VIỆC tại các hãng SAMSUNG như ở BẮC NINH QUAN HỌ lắp ráp tối về mong học hỏi NHƯNG KHÔNG THỂ TRÔNG CHỜ GÌ samsung để bơi vào BỂ HỌC thăng tiến tay nghề
    Nếu có các em theo MASTER của anh ….. là sinh viên Việt Nam tại Pháp hay các chương trình anh làm với bên Quê Nhà mong anh vận động các cháu ấy phụ với CHÚNG TÔI lính già ĐẦU BẠC

    Tôi có danh sách khoảng 100 các Thầy giáo Việt Nam trên mạng YouTube
    ĐÂY LÀ đội ngũ chủ lực NHIỀU QUÝ VỊ TRẺ TUỔI TRẺ đầy thực tài về những VẤN ĐỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ( chưa chắc khoa bảng bằng cấp ĐẦY ẮP đã làm được như thế !! Tôi có kinh nghiệm từng chứng kiến nhiều SIÊU TÀI NĂNG như Anh thợ mộc (carpenter !!) Người Mỹ chỉ 2 TUẦN đã viết xong Hệ Điều hành VxWork để cùng sáng lập hãng WindRiver dùng để điều khiển từ Trái đất cho chạy Xe vận hành trên SAO HỎA và sau này INTEL đã mua lại )
    nhưng cũng cần quý vị khoa bảng TRONG HỆ THỐNG để vận động sao cho ĐẠI HỌC PHAN có tầm vóc Quốc tế trước mắt ở PHÁP, rồi đến Âu châu và lấn sang MỸ vì với CƠ CHẾ vận hành như 1 CƠ QUAN phi chính phủ NGO non-goverment organization CHÚNG TA có toàn quyền vận hành THAY VÌ như cơ chế TRONG NƯỚC bị BÓNG ĐÈ kim cô của Bác + Đảng !!!!
    Hy vọng chúng ta cùng làm chung DỰ ÁN đầy tham vọng này VÌ các cháu sinh viên hiếu học trong gia đình nghèo bên nhà và cũng là dự án MỌI NGƯỜI VIỆT NAM cùng bắt tay cho dù trăm ngàn khác biệt vì MỘT VIỆT NAM MỚI TỰ DO GIÀU MẠNH HẠNH PHÚC

    Thân chào Tất cả Quý vị Giáo sư, Sinh viên cùng Bạn đọc trong và ngoài Tổ Quốc !
    TRONG TINH THẦN Phan Châu Trinh KHAI DÂN TRÍ và vì các cháu sinh viên hiếu học Quê Nhà

    Nguyễn Hữu Viện

  3. Bay mãi mãi không bao giờ được gọi là trí thức vì bay chỉ lo CÁI MÁNG LỢN GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC
    Chết đi cho sạch đất

    • Bạn không nên phẫn chí tức giận vơ đũa cả nắm. Những trí thức thực sự không bao giờ vỗ ngực tự xưng mình là trí thức. Họ đưa ra ý kiến và quần chúng đọc họ sẽ thấy họ là tt chân chính hay nguỵ trí thức. Thế thôi.
      Bạn phải biết, trong đêm đen của dân tộc hiện nay, muốn thoát ra phải có trí tuệ. Cần phải khai dân trí trước tiên. Tất cả chúng ta người đánh kẻ tiếp tế, hỗ trợ; ai làm được gì thì làm, chẳng ai tự vênh váo mình là quan trọng nhất. Vậy bạn trách họ ở điểm nào? Bạn có nên coi khinh sự hiểu rộng biết nhiều không trong mặt trận nầy? Có cần trí thức phản biện cs không, kể cả trí thức cựu cs?
      Bạn nên điềm tỉnh. Thân ái.

  4. Xin bổ sung bài bình luận của le phathetlao : Sách TIẾNG VIỆT LỚP 2 TẬP 1 ,nhà XBGD VN do Nguyễn Minh Thuyết(chủ biên),tái bản lần thứ 15,nộp lưu chiểu tháng 4/2018

  5. Thầy Nguyễn Minh Thuyết,chủ biên sách giáo khoa tái bản lần thứ 15 mà vẫn còn tồn tại những sai lầm ngớ ngẩn dưới đây ,có phải thầy nầy không?
    Mở sách và đọc lướt qua,tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy sách này lại tồn tại những sai lầm không ai ngờ là có.Những từ tiếng Việt hết sức tầm thường cũng được giải nghĩa sai hoặc chưa hoàn chỉnh.Có những nội dung hết sức nhảm nhí,chẳng chứa đựng một ý nghĩa giáo dục nào.Có nội dung đầu thì ở bài thứ nhất,đuôi thì ở bài tiếp theo,cách nhau đến gần cả chục trang sách.Điều này gây cho các học sinh trí óc còn non nớt khó liên kết hai bài đễ có thể hiểu được nội dung trọn vẹn.
    Sau đây là một số hạt sạn(hoặc là sai lầm hoặc chưa hoàn chỉnh).
    Những giải nghĩa sai lầm hoặc chưa hoàn chỉnh:
    – Ước mong(trang10):Muốn một điều gì tốt đẹp.
    Nên là:Muốn những gì chưa có hoặc chưa đủ.
    -Lang thang(trang 29):Đi hết chỗ này đến chỗ khác không dừng ở nơi nào.
    Nên là:Đi đây đi đó,không định trước nơi nào.
    -Váng(trang34):(Nói,hét,kêu)rất to,đến chói tai.
    Nên là:Tiếng vang rất to,gây khó chịu.
    Nghĩa khác:Lớp đọng trên bề mặt một chất lỏng .
    Theo tôi,bầy tôm cá tranh nhau bơi theo bè(chiếc lá)của dế mèn,tung tăng,vùng vẫy làm nước dao động dữ dội nên mặt nước nổi váng.Váng trong bài theo nghĩa này có lẽ đúng hơn.
    -Trung Hoa(trang71):Trung Quốc.
    Nên là:Tên một nước.
    -Bưu thiếp(trang81):Tấm giấy cứng khổ nhỏ dùng để viết thư ngắn,báo tin,chúc mừng,thăm hỏi gởi qua đường bưu điện.
    Nên là(theo từ điển,các trang mạng):Mảnh giấy dày hay bìa cứng hình chữ nhật,một mặt có in sẵn hình ảnh,mặt kia để ghi địa chỉ,thông điệp ngắn…Bưu thiếp được gởi qua bưu điện mà không có bì thư.
    Nếu tôi dùng một tấm thiếp(hai mặt trống/blank hay một mặt có hình ảnh hay minh họa) viết một thư ngắn(nội dung là một thông điệp,báo tin,thăm hỏi…),không cho vào bì thư,ghi địa chỉ rõ ràng dán tem đầy đủ , bưu điện chắc cũng chuyển gởi .Vậy thư này(tôi gọi là thiếp thư)cũng gọi là bưu thiếp ,chắc chẳng có gì sai.Cho nên tôi đề nghị một định nghĩa bưu thiếp ngắn gọn hơn mà vẫn bao hàm các đặc tính của một bưu thiếp thông thường:Bưu thiếp là một thư ngắn viết trên một tấm thiếp không có bì thư,đã được chuyển qua đường bưu điện.
    Như vậy một “thiếp thư”chưa được chuyển đi,được chuyển không qua đường bưu điện hay qua đường bưu điện mà nằm trong bì thư thì cũng không được gọi là bưu thiếp.
    -Đậm đà(trang90):Có vị ngọt,đậm.
    Nên là:Có vị đậm và ngon.
    -Vệ sinh cá nhân(trang133):Đánh răng,rửa mặt,rửa chân tay…
    Nên là:Những cách để giữ gìn sức khỏe,phòng bệnh,làm sạch cơ thể.
    -Đánh tráo(trang138):Lấy trộm vật tốt,thay nó bằng vật xấu.
    Nên là:Lén đổi sự việc hay đồ vật này bằng sự việc hay đồ vật khác.
    Những cái cần sửa đổi khác:
    Nội dung vô bổ,nhảm nhí chẳng mang một chút ý nghĩa giáo dục nào,cần loại bỏ.
    – Trong bài” Mít làm thơ”(trang 36-37),có hai câu thơ:Nhanh Nhảu đói thật tội/nuốt chửng bàn là nguội.Dù để đùa vui,giải trí,nhưng cũng phải là những sự việc chấp nhận được.Trẻ em là chúa hay thắc mắc.Nếu chúng hỏi chiếc bàn là to vậy,làm sao cho vào miệng để nuốt chửng,thầy cô làm thế nào trả lời cho phải.Hoạ chăng miệng bạn Nhanh Nhảu là miệng loài trăn.
    -Chọn hình ảnh sai hoàn toàn:Những hình ảnh gọi là bưu thiếp (trang 80-81)thì không ảnh nào là bưu thiếp.Trang80,ảnh trên là một thiếp mừng năm mới,dưới là thiếp trả lời việc chúc tết.Trang81,là ảnh của một bì thư có dán tem chưa có dấu bưu điện(xin xem các ảnh ở cuối bài).
    -Chia một nội dung ra làm hai,làm học sinh lớp 2 khó khăn trong việc liên kết để hiểu toàn nội dung.”Mít làm thơ” được chia làm 2 bài cách nhau đến 17-18 trang là quá xa.Nên chọn những nội dung ngắn gọn(mỗi nội dung gói trọn trong một bài).
    -Các bài văn không rõ là của ai.Các bài văn nước ngoài khi thì theo tác giả X(Y dịch),khi thì phỏng theo tác giả X(Y dịch).Các bài Văn trong nước khi thì ghi tên tác giả,khi thì theo tác giả…khi thì chẳng ghi tên ai cả.Xin đưa vài ví dụ cụ thể:Phần thưởng(trang 13-14),phỏng theo Blai-Tơn(Lương Hưng dịch).Làm việc thực là vui(trang 16),theo Tô Hoài.Mít làm thơ(trang18-19),theo Nô-Xốp(Vũ Ngọc Bình dịch).Mua kính(trang 53),theo Quốc Văn giáo khoa thư.Điện thoại(trang98-99),không có tên tác giả.v.v.
    – Phỏng theo Blai-Tơn(Lương Hưng dịch),có nghĩa Lương Hưng dựa vào bài văn của Blai-Tơn mà viết ra bài này.Còn nếu Lương Hưng dịch,có nghĩa Lương Hưng chuyển ngữ bài này ra tiếng Việt.Vậy thì bài này Lương Hưng dịch hay phỏng theo tác phẩm của Blai-Tơn?Theo Tô Hoài,có nghĩa ý là của Tô Hoài,còn văn là của người khác,nhưng không ghi là ai.Có bài lại không thấy ghi tên ai cả.
    -Theo tôi,các tác phẩm văn học được chọn đưa vào sách giáo khoa đễ dạy nói,hiểu tiếng mẹ đẻ,đọc viết chữ Quốc ngữ cho học sinh thuộc khối lớp 2(cấp tiểu học như sách tiếng Việt lớp 2 này) thì nên đơn giản.Các trích đoạn hay các bài văn,thơ nên có nội dung ngắn gọn(mỗi bài gói trọn một nội dung).Lời văn,thơ thông dụng,dễ hiểu.Nên chọn các tác phẩm Việt(của người Việt,viết bằng tiếng Việt).Bởi nội dung thường bao hàm phong tục,tập quán,vui chơi,giải trí,cách nói,cách viết…các trò thường gặp trong sinh hoạt của bản thân nên tiếp thu bài học dễ và nhanh hơn.Các bài này cũng nên để nguyên văn hay trích nguyên văn.Không nên theo/phỏng theo,nghĩa là người khác dựa vào nguyên tác để viết bài giống,tương tự.Vì người này chắc gì lại viết hay hơn tác giả chính.Cho nên có đến 6/48 bài tập đọc trong sách này được dịch hay phỏng theo các tác phẩm nước ngoài tôi cho là hơi nhiều.Cuối mỗi bài nên ghi rõ tên tác giả.Tôi ngờ rằng cách ghi”theo,phỏng theo hay không có tên tác giả”là một cách đễ khỏi vướng víu với bản quyền tác phẩm/tác giả.
    Những ai có dịp tiếp xúc với sách này nhiều và lâu(ngoài học sinh lớp 2 khối tiểu học).
    Có dịp tiếp cận nhiều và lâu sách này,ngoài học sinh lớp 2,là các thầy cô lớp 2,là các người lớn trong gia đình,những người kèm cặp(không phải thầy cô)của các em học lớp 2.Theo số liệu thống kê giáo dục tiểu học 2017-2018 của bộ Giáo Dục Đào Tạo số lớp và số học sinh cấp tiểu học của các năm học gần đây như sau:
    Năm học. Số lớp. Số học sinh
    2014-2015. 279.862. 7.543.632
    2015-2016. 283.490. 7.790.009
    2016-2017. 277.526. 7.801.560
    2017-2018. 279.974. 8.041.842
    (Nguồn Iternet).
    Cấp tiểu học có 5 khối lớp(1,2,3,4,5).Từ 2014 đến 2018,tính trung bình mỗi khối lớp cấp tiểu học,số lớp và số học sinh mỗi năm như sau:
    -Số lớp:(279.862+283.490+277.527+279.974)/(5*4)=56.042(đã làm tròn).
    -Số học sinh:(7.543.632+7.790.009+7.801.560+8.041.842)/(5*4)=1.558.852(đã làm tròn).
    Như vậy,dù số lớp và số học sinh năm trước có ít hơn năm sau,trong khoảng 15 năm qua(tính từ xuất bản lần đầu đến lần tái bản thứ 15 năm 2018) phải trên 1/2 triệu thầy cô(chỉ tính mỗi lớp một vị)và trên hàng chục triệu người trong gia đình học sinh(chỉ tính mỗi học sinh một người) đã được tiếp cận sách.Thầy cô sử dụng sách mau nhất cũng phải đến một năm(dạy lớp 2 một năm rồi về hưu hay mới vào dạy niên khoá 2017-2018),lậu nhất cũng phải trên 15 năm.Còn những người lớn của gia đình học sinh lớp 2 đã hướng dẫn hay kèm cặp cũng phải tròn năm.
    Tôi tự hỏi cả bộ Giáo Dục Đào Tạo,cả ban soạn thảo sách,gần triệu thầy cô dạy lớp 2 cả nước,nhiều triệu người khác đã đã duyệt,đã xem,đã dạy hay đã từng hướng dẫn kèm cặp bằng cuốn giáo khoa này vài lần hay rất nhiều lần, nhưng tại sao lần tái bản thứ 15 năm 2018,những hạt sạn ngớ ngẩn vẫn cứ tồn tại.
    Vì đâu nên nỗi?
    Lược bỏ một hai câu Văn/thơ nhảm nhí,đính chính vài kiến thức sai lầm hay què quặt(định nghĩa/giải nghĩa sai hoặc chưa hoàn chỉnh)của cuốn giáo khoa này là cực kỳ dễ dàng,chẳng tốn kém là bao.Nhưng tại sao cho đến nay,tái bản lần thứ 15 năm 2018 vẫn không thay đổi.Có phải do một hay nhiều nguyên nhân được liệt kê sau.
    Về phía phụ huynh học sinh và những người không có quyền,trách nhiệm:
    -Biết nhưng mặc kệ(bàng quan,vô tâm với xã hội).
    -Biết nhưng không biết nói với ai,không biết làm sao sửa sai.
    -Đã báo cáo nhưng không đúng người đúng chỗ,hoặc đúng nhưng không có đáp ứng,hoặc đáp ứng tiêu cực.
    Về phía thầy cô và các vị trong ngành giáo dục:
    -Tuân thủ tuyệt đối vào sách(Sách của bộ là luật,không được thêm hay bớt)
    -Biết nhưng không dám góp ý vì sợ phạm thượng(biên soạn sách là những vị mũ cao áo dài,bằng cấp cao ngất ngưởng),vì sợ trù dập(gây phiền toái cho cơ quan,cấp trên).
    -Có thể cũng đã có nhiều vị trong ngành phản biện nhưng vô hiệu(với cấp quyền cao hơn,làm thì thêm việc mà chẳng màu mỡ gì).
    Về phía các vị trong ban biên soạn và các chức sắc trong ngành giáo dục:
    -Mỗi khi sách đã được nghiệm thu,kinh phí đã được tất toán thì coi như nhiệm vụ đã hoàn thành,chẳng một chút theo dõi,chăm sóc,xem sản phẩm họ làm ra tồn tại như thế nào.
    -Dành thời gian và công sức chạy công trình,dự án khác để có thêm thu nhập.
    Thường nghe các ngài học hàm cao vời vợi,chuyên món sâu thăm thẳm khuyên đám quần chúng không có chuyên môn ,không được xỏ mồm vào lĩnh(lãnh)vực của họ.Có lẽ nhiều người đã tuân theo?Tôi thì không.Nếu các vị sai lầm quá rõ ràng so với xưa nay thường gặp,thì quần chúng không có mà cũng không cần chuyên môn ,cũng có quyền chỉ ra.
    Lấy ví dụ:một tiến sỹ toán làm phép tính:1+2=4.Xin lỗi,một em bé chăn trâu cũng có thể tự tin mà rằng:Dạ thưa,tiến sỹ tính sai rồi.Thực tế có chuyện đó?Tôi đã thậm xưng?Thưa không.Tôi xin chứng minh:
    Sách dạy tiếng Việt theo công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại được rất nhiều vị có chuyên món cao,có nhiều uy tín cả trong và ngoài ngành giáo dục khen ngợi.Nhưng xin lấy một ví dụ(trong nhiều cái sai trái đã được nhiều người phê phán),sách này dạy rằng:da,gia,ra đều được đánh vần là (zờ) (a) và đọc là (za).(Nguồn :Các trang mạng).Ba từ(word/mot)này theo cách học cũ,có ba cách viết,ba cách đọc hoàn toàn khác nhau.Chỉ đọc “za”,thì biết chọn từ nào cho đúng chính tả?Thế mà ,cũng trên mạng, có đăng một vị giáo sư ở viện ngôn ngữ khen học cách này sẽ viết rất đúng chính tả.Đã có vị giáo sư nói điều quá phi lý này thì cũng rất có thể có vị tiến sỹ toán kia lắm chứ.Cái mới,cái hay,cái đúng khen là phải.Nhưng,khen luôn cái sai là bất vị lý fmà chỉ vị tình(vật chất?nễ nang,bè bạn…?)
    Tại sao có những hạt sạn này?
    Tôi chưa được vinh hạnh tham dự biên soạn hay nghiệm thu một công trình/dự án biên soạn sách giáo khoa nào.Tuy nhiên,tôi nghĩ,để sách giáo khoa được ra đời,nó phải qua nhiều qui trình rất phức tạp và chặt chẽ.Thế tại sao có những sơ sót tầm thường này?
    Có phải do những nguyên nhân nào được liệt kê dưới đây:
    -Về phía ban biên soạn:Vị chủ biên khoán trắng cho các vị trong ban biên soạn.Các vị trong ban biên soạn,kiến thức càng ít thì tiền công càng rẻ.Tiền công càng rẻ sai sót càng nhiều.Ai sẽ dược chọn?Ai được lợi?
    -Về phía các vị trong ủy ban xét duyệt,nghiệm thu:Hoặc là tôn trọng hoặc là nhát gan,không dám phê phán các sai sót của thủ trưởng,các thầy cũ,các bậc gọi là trưởng thượng.Mặt khác anh nghiêm khắc,chặt chẽ với công trình/dự án của tôi thì tôi cũng sẽ làm như thế với anh.Một lý do khác cũng không kém phần quan trọng:Nếu anh hay thắc mắc thì tương lai không ai mời anh tham dự.Không được mời thì không có bì thư.Một thiệt hại kha khá về kinh tế cho các vị chuyên được cơ cấu,tham gia các ủy ban này.Bản thân tôi cũng đã trải qua kinh nghiệm này.Hồi còn công tác,một lần tôi được ủy ban khoa học tỉnh mời tham dự xét thông qua một số đề cương nghiên cứu khoa học.”Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế,môi trường lên bệnh X”,là đề tài sẽ được thực hiện bằng phỏng vấn gián tiếp qua bản câu hỏi(questionnaire).Khi được hỏi môi trường sống,nơi làm việc có ồn không,có nhiều bụi không,có đủ ánh sáng không…Trong gia đình,bạn bè,các đồng nghiệp có ai mắc bệnh X không.Chỉ căn cứ trên lời đáp của các câu hỏi này mà kết luận thì có giá trị gì.Tôi hỏi tại sao không đến hiện trường mà khảo sát bằng các phương tiện đo đạc khoa học,chính xác.Được trả lời là kinh phí được cấp không đủ.Tôi đề nghị hoặc là xin thêm kinh phí hoặc là hoãn làm đề tài này.Nếu thực hiện thì chẳng có kết quả gì ,đôi khi có hại nữa.Được trả lời:Cấp trên đã quyết,không thể không thực hiện.Tôi bỏ phiếu không thông qua.Từ đó tôi không được mời lần nào nữa.
    Sự thực có vẻ trần trụi,không nói không được.Nói là nghĩa vụ của người công dân.Làm hay không là phần của các vị có thẩm quyền,có trách nhiệm.Nếu các vị này thiếu cái tâm,không ra tay,e rằng những tồn tại của sách này sẽ kéo dài mãi.Không biết bao giờ cuốn giáo khoa này mới được hoàn hảo cho các cháu học tập.Tội nghiệp thay.

  6. Cuốn sách TIẾNG VIỆT LỚP 2 TẬP 1 của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam do Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên);Trần Mạnh Hưởng,Lê Phương Nga,Trần Hoàng Tuý biên soạn,tái bản lần thứ 15,nộp lưu chiểu tháng 4/2018.Một cuốn giáo khoa Tiếng Việt lớp 2,tái bản lần thứ 15 mà vẫn tồn tại những sai lầm không ai ngờ là có thực.Những từ tiếng Việt hết sức bình thường cũng bị giải nghĩa sai hoặc không hoàn chỉnh.Có những nội dung hết sức nhảm nhí,chẳng chứa đựng một ý nghĩa giáo dục nào.Có nội dung đầu thì ở bài thứ nhất,đuôi thì ở bài tiếp theo,cách nhau hơn chục trang sách.Điều này gây cho các học sinh trí óc còn non nớt khó liên kết hai bài để hiểu đuọc nội dung trọn vẹn.Đây có phải cũng là một cái tội của người làm giáo dục cẩu thả,vô trách nhiệm không.Ông Nguyễn Minh Thuyết ,chủ biên,là vị thầy nào đây.
    Tôi xin kể hết ra dưới đây sự tồn tại phi lý của những sai sót quá ngờ nghệch qua hơn mười mấy năm của cuốn sách này.
    Sau đây là một số hạt sạn(hoặc là sai lầm hoặc chưa hoàn chỉnh).
    Những giải nghĩa sai lầm hoặc chưa hoàn chỉnh:
    – Ước mong(trang10):Muốn một điều gì tốt đẹp.
    Nên là:Muốn những gì chưa có hoặc chưa đủ.
    -Lang thang(trang 29):Đi hết chỗ này đến chỗ khác không dừng ở nơi nào.
    Nên là:Đi đây đi đó,không định trước nơi nào.
    -Váng(trang34):(Nói,hét,kêu)rất to,đến chói tai.
    Nên là:Tiếng vang rất to,gây khó chịu.
    Nghĩa khác:Lớp đọng trên bề mặt một chất lỏng .
    Theo tôi,bầy tôm cá tranh nhau bơi theo bè(chiếc lá)của dế mèn,tung tăng,vùng vẫy làm nước dao động dữ dội nên mặt nước nổi váng.Váng trong bài theo nghĩa này có lẽ đúng hơn.
    -Trung Hoa(trang71):Trung Quốc.
    Nên là:Tên một nước.
    -Bưu thiếp(trang81):Tấm giấy cứng khổ nhỏ dùng để viết thư ngắn,báo tin,chúc mừng,thăm hỏi gởi qua đường bưu điện.
    Nên là(theo từ điển,các trang mạng):Mảnh giấy dày hay bìa cứng hình chữ nhật,một mặt có in sẵn hình ảnh,mặt kia để ghi địa chỉ,thông điệp ngắn…Bưu thiếp được gởi qua bưu điện mà không có bì thư.
    Nếu tôi dùng một tấm thiếp(hai mặt trống/blank hay một mặt có hình ảnh hay minh họa) viết một thư ngắn(nội dung là một thông điệp,báo tin,thăm hỏi…),không cho vào bì thư,ghi địa chỉ rõ ràng dán tem đầy đủ , bưu điện chắc cũng chuyển gởi .Vậy thư này(tôi gọi là thiếp thư)cũng gọi là bưu thiếp ,chắc chẳng có gì sai.Cho nên tôi đề nghị một định nghĩa bưu thiếp ngắn gọn hơn mà vẫn bao hàm các đặc tính của một bưu thiếp thông thường:Bưu thiếp là một thư ngắn viết trên một tấm thiếp không có bì thư,đã được chuyển qua đường bưu điện.
    Như vậy một “thiếp thư”chưa được chuyển đi,được chuyển không qua đường bưu điện hay qua đường bưu điện mà nằm trong bì thư thì cũng không được gọi là bưu thiếp.
    -Đậm đà(trang90):Có vị ngọt,đậm.
    Nên là:Có vị đậm và ngon.
    -Vệ sinh cá nhân(trang133):Đánh răng,rửa mặt,rửa chân tay…
    Nên là:Những cách để giữ gìn sức khỏe,phòng bệnh,làm sạch cơ thể.
    -Đánh tráo(trang138):Lấy trộm vật tốt,thay nó bằng vật xấu.
    Nên là:Lén đổi sự việc hay đồ vật này bằng sự việc hay đồ vật khác.
    Những cái cần sửa đổi khác:
    Nội dung vô bổ,nhảm nhí chẳng mang một chút ý nghĩa giáo dục nào,cần loại bỏ.
    – Trong bài” Mít làm thơ”(trang 36-37),có hai câu thơ:Nhanh Nhảu đói thật tội/nuốt chửng bàn là nguội.Dù để đùa vui,giải trí,nhưng cũng phải là những sự việc chấp nhận được.Trẻ em là chúa hay thắc mắc.Nếu chúng hỏi chiếc bàn là to vậy,làm sao cho vào miệng để nuốt chửng,thầy cô làm thế nào trả lời cho phải.Hoạ chăng miệng bạn Nhanh Nhảu là miệng loài trăn.
    -Chọn hình ảnh sai hoàn toàn:Những hình ảnh gọi là bưu thiếp (trang 80-81)thì không ảnh nào là bưu thiếp.Trang80,ảnh trên là một thiếp mừng năm mới,dưới là thiếp trả lời việc chúc tết.Trang81,là ảnh của một bì thư có dán tem chưa có dấu bưu điện(xin xem các ảnh ở cuối bài).
    -Chia một nội dung ra làm hai,làm học sinh lớp 2 khó khăn trong việc liên kết để hiểu toàn nội dung.”Mít làm thơ” được chia làm 2 bài cách nhau đến 17-18 trang là quá xa.Nên chọn những nội dung ngắn gọn(mỗi nội dung gói trọn trong một bài).
    -Các bài văn không rõ là của ai.Các bài văn nước ngoài khi thì theo tác giả X(Y dịch),khi thì phỏng theo tác giả X(Y dịch).Các bài Văn trong nước khi thì ghi tên tác giả,khi thì theo tác giả…khi thì chẳng ghi tên ai cả.Xin đưa vài ví dụ cụ thể:Phần thưởng(trang 13-14),phỏng theo Blai-Tơn(Lương Hưng dịch).Làm việc thực là vui(trang 16),theo Tô Hoài.Mít làm thơ(trang18-19),theo Nô-Xốp(Vũ Ngọc Bình dịch).Mua kính(trang 53),theo Quốc Văn giáo khoa thư.Điện thoại(trang98-99),không có tên tác giả.v.v.
    – Phỏng theo Blai-Tơn(Lương Hưng dịch),có nghĩa Lương Hưng dựa vào bài văn của Blai-Tơn mà viết ra bài này.Còn nếu Lương Hưng dịch,có nghĩa Lương Hưng chuyển ngữ bài này ra tiếng Việt.Vậy thì bài này Lương Hưng dịch hay phỏng theo tác phẩm của Blai-Tơn?Theo Tô Hoài,có nghĩa ý là của Tô Hoài,còn văn là của người khác,nhưng không ghi là ai.Có bài lại không thấy ghi tên ai cả.
    -Theo tôi,các tác phẩm văn học được chọn đưa vào sách giáo khoa đễ dạy nói,hiểu tiếng mẹ đẻ,đọc viết chữ Quốc ngữ cho học sinh thuộc khối lớp 2(cấp tiểu học như sách tiếng Việt lớp 2 này) thì nên đơn giản.Các trích đoạn hay các bài văn,thơ nên có nội dung ngắn gọn(mỗi bài gói trọn một nội dung).Lời văn,thơ thông dụng,dễ hiểu.Nên chọn các tác phẩm Việt(của người Việt,viết bằng tiếng Việt).Bởi nội dung thường bao hàm phong tục,tập quán,vui chơi,giải trí,cách nói,cách viết…các trò thường gặp trong sinh hoạt của bản thân nên tiếp thu bài học dễ và nhanh hơn.Các bài này cũng nên để nguyên văn hay trích nguyên văn.Không nên theo/phỏng theo,nghĩa là người khác dựa vào nguyên tác để viết bài giống,tương tự.Vì người này chắc gì lại viết hay hơn tác giả chính.Cho nên có đến 6/48 bài tập đọc trong sách này được dịch hay phỏng theo các tác phẩm nước ngoài tôi cho là hơi nhiều.Cuối mỗi bài nên ghi rõ tên tác giả.Tôi ngờ rằng cách ghi”theo,phỏng theo hay không có tên tác giả”là một cách đễ khỏi vướng víu với bản quyền tác phẩm/tác giả.
    Những ai có dịp tiếp xúc với sách này nhiều và lâu(ngoài học sinh lớp 2 khối tiểu học).
    Có dịp tiếp cận nhiều và lâu sách này,ngoài học sinh lớp 2,là các thầy cô lớp 2,là các người lớn trong gia đình,những người kèm cặp(không phải thầy cô)của các em học lớp 2.Theo số liệu thống kê giáo dục tiểu học 2017-2018 của bộ Giáo Dục Đào Tạo số lớp và số học sinh cấp tiểu học của các năm học gần đây như sau:
    Năm học. Số lớp. Số học sinh
    2014-2015. 279.862. 7.543.632
    2015-2016. 283.490. 7.790.009
    2016-2017. 277.526. 7.801.560
    2017-2018. 279.974. 8.041.842
    (Nguồn Iternet).
    Cấp tiểu học có 5 khối lớp(1,2,3,4,5).Từ 2014 đến 2018,tính trung bình mỗi khối lớp cấp tiểu học,số lớp và số học sinh mỗi năm như sau:
    -Số lớp:(279.862+283.490+277.527+279.974)/(5*4)=56.042(đã làm tròn).
    -Số học sinh:(7.543.632+7.790.009+7.801.560+8.041.842)/(5*4)=1.558.852(đã làm tròn).
    Như vậy,dù số lớp và số học sinh năm trước có ít hơn năm sau,trong khoảng 15 năm qua(tính từ xuất bản lần đầu đến lần tái bản thứ 15 năm 2018) phải trên 1/2 triệu thầy cô(chỉ tính mỗi lớp một vị)và trên hàng chục triệu người trong gia đình học sinh(chỉ tính mỗi học sinh một người) đã được tiếp cận sách.Thầy cô sử dụng sách mau nhất cũng phải đến một năm(dạy lớp 2 một năm rồi về hưu hay mới vào dạy niên khoá 2017-2018),lậu nhất cũng phải trên 15 năm.Còn những người lớn của gia đình học sinh lớp 2 đã hướng dẫn hay kèm cặp cũng phải tròn năm.
    Tôi tự hỏi cả bộ Giáo Dục Đào Tạo,cả ban soạn thảo sách,gần triệu thầy cô dạy lớp 2 cả nước,nhiều triệu người khác đã đã duyệt,đã xem,đã dạy hay đã từng hướng dẫn kèm cặp bằng cuốn giáo khoa này vài lần hay rất nhiều lần, nhưng tại sao lần tái bản thứ 15 năm 2018,những hạt sạn ngớ ngẩn vẫn cứ tồn tại.
    Vì đâu nên nỗi?
    Lược bỏ một hai câu Văn/thơ nhảm nhí,đính chính vài kiến thức sai lầm hay què quặt(định nghĩa/giải nghĩa sai hoặc chưa hoàn chỉnh)của cuốn giáo khoa này là cực kỳ dễ dàng,chẳng tốn kém là bao.Nhưng tại sao cho đến nay,tái bản lần thứ 15 năm 2018 vẫn không thay đổi.Có phải do một hay nhiều nguyên nhân được liệt kê sau.
    Về phía phụ huynh học sinh và những người không có quyền,trách nhiệm:
    -Biết nhưng mặc kệ(bàng quan,vô tâm với xã hội).
    -Biết nhưng không biết nói với ai,không biết làm sao sửa sai.
    -Đã báo cáo nhưng không đúng người đúng chỗ,hoặc đúng nhưng không có đáp ứng,hoặc đáp ứng tiêu cực.
    Về phía thầy cô và các vị trong ngành giáo dục:
    -Tuân thủ tuyệt đối vào sách(Sách của bộ là luật,không được thêm hay bớt)
    -Biết nhưng không dám góp ý vì sợ phạm thượng(biên soạn sách là những vị mũ cao áo dài,bằng cấp cao ngất ngưởng),vì sợ trù dập(gây phiền toái cho cơ quan,cấp trên).
    -Có thể cũng đã có nhiều vị trong ngành phản biện nhưng vô hiệu(với cấp quyền cao hơn,làm thì thêm việc mà chẳng màu mỡ gì).
    Về phía các vị trong ban biên soạn và các chức sắc trong ngành giáo dục:
    -Mỗi khi sách đã được nghiệm thu,kinh phí đã được tất toán thì coi như nhiệm vụ đã hoàn thành,chẳng một chút theo dõi,chăm sóc,xem sản phẩm họ làm ra tồn tại như thế nào.
    -Dành thời gian và công sức chạy công trình,dự án khác để có thêm thu nhập.
    Thường nghe các ngài học hàm cao vời vợi,chuyên món sâu thăm thẳm khuyên đám quần chúng không có chuyên môn ,không được xỏ mồm vào lĩnh(lãnh)vực của họ.Có lẽ nhiều người đã tuân theo?Tôi thì không.Nếu các vị sai lầm quá rõ ràng so với xưa nay thường gặp,thì quần chúng không có mà cũng không cần chuyên môn ,cũng có quyền chỉ ra.
    Lấy ví dụ:một tiến sỹ toán làm phép tính:1+2=4.Xin lỗi,một em bé chăn trâu cũng có thể tự tin mà rằng:Dạ thưa,tiến sỹ tính sai rồi.Thực tế có chuyện đó?Tôi đã thậm xưng?Thưa không.Tôi xin chứng minh:
    Sách dạy tiếng Việt theo công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại được rất nhiều vị có chuyên món cao,có nhiều uy tín cả trong và ngoài ngành giáo dục khen ngợi.Nhưng xin lấy một ví dụ(trong nhiều cái sai trái đã được nhiều người phê phán),sách này dạy rằng:da,gia,ra đều được đánh vần là (zờ) (a) và đọc là (za).(Nguồn :Các trang mạng).Ba từ(word/mot)này theo cách học cũ,có ba cách viết,ba cách đọc hoàn toàn khác nhau.Chỉ đọc “za”,thì biết chọn từ nào cho đúng chính tả?Thế mà ,cũng trên mạng, có đăng một vị giáo sư ở viện ngôn ngữ khen học cách này sẽ viết rất đúng chính tả.Đã có vị giáo sư nói điều quá phi lý này thì cũng rất có thể có vị tiến sỹ toán kia lắm chứ.Cái mới,cái hay,cái đúng khen là phải.Nhưng,khen luôn cái sai là bất vị lý fmà chỉ vị tình(vật chất?nễ nang,bè bạn…?)
    Tại sao có những hạt sạn này?
    Tôi chưa được vinh hạnh tham dự biên soạn hay nghiệm thu một công trình/dự án biên soạn sách giáo khoa nào.Tuy nhiên,tôi nghĩ,để sách giáo khoa được ra đời,nó phải qua nhiều qui trình rất phức tạp và chặt chẽ.Thế tại sao có những sơ sót tầm thường này?
    Có phải do những nguyên nhân nào được liệt kê dưới đây:
    -Về phía ban biên soạn:Vị chủ biên khoán trắng cho các vị trong ban biên soạn.Các vị trong ban biên soạn,kiến thức càng ít thì tiền công càng rẻ.Tiền công càng rẻ sai sót càng nhiều.Ai sẽ dược chọn?Ai được lợi?
    -Về phía các vị trong ủy ban xét duyệt,nghiệm thu:Hoặc là tôn trọng hoặc là nhát gan,không dám phê phán các sai sót của thủ trưởng,các thầy cũ,các bậc gọi là trưởng thượng.Mặt khác anh nghiêm khắc,chặt chẽ với công trình/dự án của tôi thì tôi cũng sẽ làm như thế với anh.Một lý do khác cũng không kém phần quan trọng:Nếu anh hay thắc mắc thì tương lai không ai mời anh tham dự.Không được mời thì không có bì thư.Một thiệt hại kha khá về kinh tế cho các vị chuyên được cơ cấu,tham gia các ủy ban này.Bản thân tôi cũng đã trải qua kinh nghiệm này.Hồi còn công tác,một lần tôi được ủy ban khoa học tỉnh mời tham dự xét thông qua một số đề cương nghiên cứu khoa học.”Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế,môi trường lên bệnh X”,là đề tài sẽ được thực hiện bằng phỏng vấn gián tiếp qua bản câu hỏi(questionnaire).Khi được hỏi môi trường sống,nơi làm việc có ồn không,có nhiều bụi không,có đủ ánh sáng không…Trong gia đình,bạn bè,các đồng nghiệp có ai mắc bệnh X không.Chỉ căn cứ trên lời đáp của các câu hỏi này mà kết luận thì có giá trị gì.Tôi hỏi tại sao không đến hiện trường mà khảo sát bằng các phương tiện đo đạc khoa học,chính xác.Được trả lời là kinh phí được cấp không đủ.Tôi đề nghị hoặc là xin thêm kinh phí hoặc là hoãn làm đề tài này.Nếu thực hiện thì chẳng có kết quả gì ,đôi khi có hại nữa.Được trả lời:Cấp trên đã quyết,không thể không thực hiện.Tôi bỏ phiếu không thông qua.Từ đó tôi không được mời lần nào nữa.
    Sự thực có vẻ trần trụi,không nói không được.Nói là nghĩa vụ của người công dân.Làm hay không là phần của các vị có thẩm quyền,có trách nhiệm.Nếu các vị này thiếu cái tâm,không ra tay,e rằng những tồn tại của sách này sẽ kéo dài mãi.Không biết bao giờ cuốn giáo khoa này mới được hoàn hảo cho các cháu học tập.Tội nghiệp thay.

    • Cám ơn bác le phathetlao về lời bình, nên xem là 01 bài viết của bác trải lòng về nền GD hiện nay. Trẻ nhỏ là tờ giấy trắng, làm bậc cha mẹ, ông bà ko dc phép viết tùy tiện lên đó rồi tùy nghi tẩy xóa. Tội lỗi lắm thay. Bài viết của bác le phathetlao cho thấy khi viết sách dạy học cho các cháu phải mang tâm hồn trẻ thơ, đồng điệu cùng với các cháu. Phải cân nhắc, đắn đo từng từ, từng câu, từng lời,…rồi sắp xếp sao cho viết ra phải chuẩn nhất, ko dc phép sai sót. Khó lắm thay. Bỏ tiền rất nhiều cho cải cách GD nhưng vật chất biến tâm hồn ng viết thành ra chai đá thì cây non sao phát triển đơm hoa trái dc.

  7. Tôi đồng ý hoàn toàn với quan điểm của anh về vai trò và trách nhiệm của giáo dục, học đường, trường lớp tiểu học, phổ thông cơ sở & trung học…
    đối với đối tượng của nó, là người học sinh, học trò;
    về mặt kiến thức cơ bản và đạo đức nền tảng có điều kiện.stop.
    (ý tôi muốn bỏ qua một bên bậc trung cấp, cao đẳng dạy nghề; các đại học, học viện, trung tâm huấn luyện…
    Không có học trò, học sinh và thầy giáo, giáo viên ở đây.
    Chỉ có học viên, sinh viên; và giảng viên, huấn luyện viên, cán bộ giảng dạy.
    Vì các khái niệm nầy khác nhau về mục đích và ý hướng đào tạo)

    Tiếng Tây, chữ “dạy” (Việt) được biểu đạt bằng 3 khái niệm có nội dung khác nhau: ở tiểu, trung học phổ thông là educate/eduquer; ở trung học chuyên nghiệp, đại học là instruct/instruire; ở học viện, quân trường là train/traîner.
    Sự khác nhau hẳn là có ý thức phân biệt, dựa vào độ chín của tâm hồn để giáo dục, rèn luyện, hướng nghiệp nhằm các chủ đích hình thành nhân cách khác nhau, mà tiếng Việt khó lòng thể hiện cho chính xác 3 từ trên.

    Sau khi xong lớp đệ nhất/12, vai trò giáo dục đạo đức bởi nhà trường đại học hầu như còn rất rất ít, vì mối quan hệ lỏng lẻo giữa giảng viên với sinh viên, không có cơ hội, và đó không phải nghĩa vụ của giảng viên.
    Ngay chữ giảng đã khác với giáo, và càng khác xa với chữ thầy, nếu không lạm dụng. (Chữ thầy dễ bị lạm dụng: thầy giáo, thầy tu, thầy bói, thầy chú, thầy tụng, thầy bà, thầy thuốc…; và giảng viên, giáo sư đại học cũng có thể gọi là thầy).

    Nhân cách sinh viên hình thành phần lớn bởi xã hội và bởi nhà nước định hướng nó bằng những động lực đa dạng phi giáo dục (non-educational), thường mang nặng chủ đích chính trị để định hình một cách tiệm tiến não trạng công dân theo ý đồ kẻ cai trị.
    Đây là kế hoạch “trồng người” được thực hiện nghiêm túc bài bản như một phần của chiến lược cai trị, rất khó nhận ra nếu không tinh ý, cảnh giác và có trình độ nhận thức khách quan.
    (tại sao còn đói ăn thiếu mặc những năm 1980-1990 mà người ta đã cho phép khiêu vũ, cho xem video- tất nhiên khó cấm phim sex, bạo lực; cho mở cà phê đèn mờ, ca phê vườn/võng; cho nấu/bán rượu bia, bia lên men các thứ…
    Hầu như chế độ trên thực tế không cấm tứ đổ tường…cho đến khi thực trạng phát triễn các món đủ trầm trọng, sinh tệ đoan như một phản ứng phụ… thì mới bắt đầu có biện pháp giới hạn, cấm đoán “có điều kiện”.
    Người ta thiết lập hệ thống thi đua, các danh hiệu: ưu tú, nhân dân, anh hùng…để khuyến khích thèm thành tích; đặt ra các thang bậc giá trị để phát sinh tệ háo danh, bon chen, hèn, tham…, vv và vv…
    Người ta khuyến khích tổ chức thi hoa hậu, bật đèn xanh cho showbiz phát triễn…cùng với nó là thời trang thiếu vải, là cách sống phóng túng, phụ nữ khoe thân 3 vòng, với những lôi cuốn nhất định với giới trẻ, tạo tâm lý chuộng vật dục…
    Hậu quả dễ thấy nhất là phá thai, hiếp dâm, đảo lộn luân thường đạo lý…)

    Tất cả những thứ vừa thí dụ không hề nằm trong hệ thống giáo dục nào, nhưng vẫn có tác dụng “giáo dục” con người hình thành một nhân sinh quan, nhân cách, lý tưởng nhứt định, mà có ai đó muốn thế hệ trẻ lớn lên phải như thế!

    Thang số 1 và 2 trong kim tự tháp Maslow dường như đã thành công tạo ra thế hệ sinh 1975 (+-20) với nhân sinh quan hiện sinh, “thoả mãn hơn là bất mãn” trước các bức xúc xã hội và thời cuộc, trước hiện tình đất nước bị đe doạ sâu vào nội địa, hải phận. Thang giá trị của thế hệ hiện tại đồng bộ với những gì hệ thống trồng người thiết kế và thành công. Xã hội càng băng hoại, càng có nhiều loại hình giải trí được tổ chức đình đám; bản năng càng được khuyến khích và dung chấp.

    Nhà trường đại học chẳng có bao nhiêu tác động trong hình thành nhân cách công dân. Nó chỉ trang bị kỹ năng, phát triễn năng lực chuyên ngành có quy hoạch. Nó không, hoặc rất ít, làm nên nhân cách của sinh viên xét về đạo đức lối sống và lý tưởng thanh niên.
    Người giảng viên không có thì giờ, cơ hội tiếp cận, và cũng không có ham muốn tác động để hình thành nhân cách của toàn thể sinh viên từng qua tay mình; không dạy và cũng không phê phán họ về chí hướng, lý tưởng sống…vì đó không phải bổn phận trong nhiệm vụ giảng viên, vốn đã tràn ngập công tác chuyên môn, chuyên ngành rồi.
    Nếu ai tích cực nghĩ rằng đây là thiên chức làm thầy (đại học), tất sẽ không thể tránh khỏi phê phán hiện thực xã hội, và sinh viên tất sẽ tham gia góp ý. Và nếu động thái đó kéo dài, có hệ thống, họ sẽ gặp rắc rối nếu không muốn nói sẽ bị xem là có ý đồ chính trị.

    Trở lại giáo dục tiểu học, phổ thông. Người giáo viên phải vắt giò lên cổ để hoàn thành giáo trình “được nhà nước cung cấp”, dĩ nhiên cũng đã được định hướng.
    Mới vài tuổi, các cháu đã được dạy “yêu anh bộ đội”, mà nhiều bé cũng chưa hiểu bộ đội nó ra làm sao, bởi nhiều bé ở huyện lỵ, thành phố… cũng chưa từng thấy con trâu, cũng bối rối khi được hỏi con bò nó có 2 tai trước 2 sừng sau, hay ngược lại. Nhiều bé cũng không biết người ta giắt trâu đi bằng sợi dây cột ở cổ hay ở một chân trước!
    Thử bất ngờ hỏi chuyện nầy với một sinh viên quê ở thành phố xem. Chưa chắc có câu trả lời đúng không cần suy nghĩ.

    Tóm lại, nền giáo dục đơn thuần ở tiểu học, phổ thông thôi cũng chưa dám tuyên bố “chịu trách nhiệm” về nhân cách thế hệ trẻ, bởi con người sinh ra được tập thành bởi hệ thống gồm rất nhiều nhân tố, từ người thầy như thế nào…có toàn tâm toàn ý với thiên chức không, no hay đói, có oán thù tức giận bất mãn với cuộc sống không, có được khai phóng hay bị ràng buộc, đến sách giáo khoa thế nào, có rộng mở, hiện đại hay chỉ nhằm mục đích tô son chỉ một thời đại của ta.
    Và trên hết, người thầy đó là sản phẩm của nền sư phạm như thế nào, đã được dạy gì, dạy như thế nào khi còn ngồi trên ghế nhà trường!

    Cho nên, những vị thầy đã thoát qua được nghĩa vụ dạy phổ thông…có lẽ không nên dằn vặt gì nhiều.
    Chúng ta trong giòng lũ văn hoá mác lê, có muốn bơi hướng khác thì chỉ có thể tự chọn lấy cho mình. Cứu nhân độ thế là điều bất khả, chẳng làm được gì với một mái chèo, chỉ là một thoáng phân bua.

  8. Các bác thử tìm giúp tôi, nguồn gốc (ai viết ra) cái câu, đại ý là: “Giáo dục, y tế là hai ngành bị ô nhiễm cuối cùng”.

  9. Có lần đọc thấy cụ Phan Bội Châu bảo ” Con chim trước khi chết, tiếng kêu đau thương. Con người trước khi chết, nói lời nói phải ” . Rất mong các vị ấy không có mệnh hệ nào !

  10. Bác là ngưởi đã và đang “ở trong chăn …” . Nhưng bác có lợi thể là dạy ĐH nên cái quyền tự quyết của bác còn có được ít nhiều , còn những thầy cô dạy ở phổ thông phải làm việc theo “cây gậy” thì liệu họ sẽ thế nào ? ( tôi cũng từng là một “con cừu” như vậy bác à ! ) .
    Rất kính trọng bác vì bác đã mạnh dạn tự vấn, chì chiết lương tâm mình. Nhưng cái bộ Dục nầy còn những người như bộ trưởng Nhạ , thì liệu có thay đổi được gì không ?! Nói cách khác, nền giáo dục của chế độ nầy vẫn tiếp tục chủ trương đào tạo ra những thế hệ theo “Sách hướng dẫn” thì sẽ như thế nào, bác đã thấy rồi . Chả có gì thay đổi cả !
    ( Hồi ông Thuyết còn làm nghị sĩ, thấy ông ấy thỉnh thoảng mạnh miệng nên cũng có chút cảm tình. Nhưng khi biết ấy tham gia cải cách giao dục, thay sách GK, gieo “đau khổ” cho không biết bao nhiêu sinh linh bé nhỏ vô tội cũng vì chữ tiền thì bao nhiêu cảm tình mất sạch rồi bác ạ . )

  11. Đây không phải là lúc sám hối hay kể lể công ,tội… mà hãy trả lời đi :vì sao nên nông nỗi này,tại sao cứ phải mầy mò đi tìm một con đường mà nhân loại gần như hoàn thiện? Thế giới tiến bộ rất nhanh trong khi Vn vẫn đang bàn cãi về những cái sơ đẳng nhất…. Hiểu thì mới định hướng được, nếu sai sẽ là đại phá hoại và bị người đời lên án….

  12. Giáo dục dưới thời xhcn nó là thế, cứ chạy theo thành tích thì không sớm thì muộn cũng trở thành bát nháo, cái nạn hồng hơn chuyên do ai đẻ ra, cái nạn cơ chế nữa ? Hãy xem thằng Trọng lú nó ưu ái bí thư tỉnh ủy thì biết là chúng nó, cái đám chuyên tu và tại chức nó phải làm cách nào để được vào đảng và được trọng dụng, thành tích đẻ ra gian tham nhưng tiêu diệt nhân cách, thằng bí thư tỉnh ủy Đắc Lắc là một điển hình.

Comments are closed.