BTV Tiếng Dân
Liên quan đến vụ công an tỉnh Đắk Lắk bắt cóc TS, võ sư Phạm Đình Quý, là giảng viên trường ĐH Tôn Đức Thắng, nhưng lại nói với báo chí là “mời làm việc”, nhà văn Nguyễn Đình Bổn đặt câu hỏi: “Mời làm việc” hay bắt cóc? Ông Bổn viết: “Theo gia đình ông Quý thì ông này đang đi ăn tối với vợ thì bị công an áp giải cả hai đi khám xét phòng trọ của một người bạn và về trụ sở công an ở đường Trần Hưng Đạo (TP.HCM) và đến 4 giờ sáng hôm sau mới thả bà vợ kèm hăm dọa cấm tiết lộ vụ việc”.
Trang Kiểm Tin cho biết: Gia đình giảng viên trường ĐH Tôn Đức Thắng gửi đơn kêu cứu. Theo đó, ông Phạm Đình Phú, anh trai của TS Phạm Đình Quý đã gởi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng, báo, đài để làm rõ trường hợp em ông bị công an Đắk Lắk bắt cóc ngay tại thành Hồ. Nội dung đơn cho biết, TS Quý “đã bị Công an Đắk Lắk khống chế và vây bắt vào lúc 18h ngày 23/9 tại địa bàn quận 7, TP.HCM. Vụ việc diễn ra trước sự chúng kiến của nhiều người”.
Lúc xảy ra vụ việc, vợ TS Quý đi cùng chồng cũng đã bị bắt giữ, đến 4h sáng ngày 24/9 mới được thả. Ông Phú kể, đã đến Phòng CSHS Công an TP HCM xin gặp em trai, nhưng bị từ chối với lý do, “đang điều tra nên không được gặp”. Theo ông Phú, “vụ bắt giữ giống như vụ bắt cóc chứ không phải mời để phối hợp điều tra”.
Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà viết: “Theo thông tư 46/2019 của BCA quy định, nếu giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì phải thông báo cho gia đình. Trường hợp gần hết 03 ngày mà cơ quan điều tra thấy phải gia hạn, thì được 02 lần gia hạn và mỗi lần 03 ngày. Sau khi tạm giữ, cũng như mỗi lần gia hạn thì đều phải thông báo cho VKS”.
Công an Đắk Lắk đã sử dụng luật rừng để bắt cóc TS Quý. Còn nhớ, năm 2017, Bộ Công an Việt Nam đã cử người qua Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mang về nước, vụ việc gây rúng động dư luận trong nước và thế giới, cũng như khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước Đức – Việt trong một thời gian dài. Bây giờ CA Đắk Lắk cử người vào Sài Gòn bắt cóc TS Quý phải chăng họ học từ Bộ Công an VN?
***
Trong tình hình dư luận mạng xã hội xôn xao vụ TS Quý bị bắt sau khi tố cáo Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường đạo văn, GS Lương Công Nhớ đăng lại bài do ông này viết, vào ngày 31/8: Thư ngỏ về luận án của NCS Bùi Văn Cường. Ông Nhớ cho rằng, các nội dung tố cáo ông Cường “hoàn toàn sai sự thật”.
Đáp lại bài viết của ông Nhớ, nhà báo Nguyễn Trung Bảo viết: “Thầy Nhớ chính là người chịu trách nhiệm cho những thất thoát, bán thầu ở đại học Hàng Hải khi còn là hiệu trưởng. Thưa thầy, đã ăn cắp của công thì xin thầy đừng bàn về liêm chính trong học thuật. Thầy chỉ muốn nhớ những gì ông Cường đã làm cho thầy là quyền của thầy, chỉ mong thầy đừng quên liêm sỉ”.
Ông Bảo nhắc lại vụ sai phạm ở ĐH Hàng Hải VN, từng được đưa lên trang Nhà Báo và Công Luận vào ngày 17/10/2019. Đó là vụ sai phạm trong dự án xây dựng nhà luyện tập và thi đấu đa năng của ĐH này, liên quan đến vấn đề chọn lựa và quản lý nhà thầu: “Những sai phạm tại dự án xây dựng nhà luyện tập và thi đấu đa năng – Khu liên hợp thể thao của trường Đại học Hàng Hải Việt Nam xảy ra trong thời kỳ ông Lương Công Nhớ làm Hiệu trưởng và ông Lê Quốc Tiến làm Phó Hiệu trưởng”.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh viết thêm về sai phạm của ông Nhớ: “Ông Nhớ này, là người đang xếp hàng chờ đến lượt vào lò vì những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng tại Đại học Hàng Hải – và ông là người chịu trách nhiệm chính về những sai phạm này. Tên Nhớ mà ông này quên! Một thằng ăn cắp của công không nên đi bàn về liêm chính trong học thuật!”
Cũng liên quan đến bê bối ở ĐH Hàng Hải VN nhưng là vấn đề khác, đó là sai phạm trong dự án Bể thử mô hình tàu thủy vỡ tiến độ và gây lãng phí, được báo Đầu Tư nhắc đến vào ngày 11/2/2020. Nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ: “Hiệu trưởng Trường đại học Hàng hải Việt Nam là ông Lương Công Nhớ đã ký quyết định chấm dứt hợp đồng với Công ty Tây Hồ và chỉ định Công ty cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201 thực hiện các hạng mục còn lại”.
_____
Mời đọc thêm: Võ sư dám tố cáo ông Cường là ai? (FB Trương Châu Hữu Danh). – Ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN nói gì về trường Tôn Đức Thắng? (FB Hoàng Linh). – Bộ GD-ĐT nói gì về thí điểm tự chủ của Trường ĐH Tôn Đức Thắng? (TN).
Ông Tân Béo, nói:
Sao lại là phản động,
Khi chúng tôi, những người
Không rút ruột ngân sách,
Để phè phỡn ăn chơi?
Chúng tôi không cướp đất,
Không đẩy ai ra đường,
Phải ăn mày, làm điếm.
Những cảnh đời đáng thương.
Chúng tôi không cấp phép
Cho doanh nghiệp nước ngoài
Làm sông chết, biển chết,
Gây hậu quả lâu dài.
Chúng tôi không đứng núp
Đâu đó trong bụi cây,
Chặn xe đòi mãi lộ.
Cả đêm và cả ngày.
Chúng tôi không ăn chặn
Tiền cứu trợ cho dân.
Không tăng thuế, tăng phí,
Mà tăng cao, nhiều lần.
Chúng tôi không tham nhũng,
Không làm tăng nợ công.
Nay mỗi người phải cõng
Gần ba mươi triệu đồng.
Chúng tôi không lén lút
Đưa người nhà của mình
Vào bộ máy nhà nước
“Đúng luật, đúng quy trình”..
.
Chúng tôi, dân lương thiện,
Không làm những điều trên.
Sao lại là phản động
Và chống phá chính quyền?
Cái chúng tôi mong muốn
Là đất nước chúng ta
Có tự do, dân chủ
Và xã hội hài hòa.
Để làm được điều ấy,
Cần phải có đổi thay,
Đổi thay tận gốc rễ
Bộ máy khủng hiện nay.
Chúng tôi là như vậy.
Có phản động hay không?
Phản động thì bắn bỏ.
Phản động là các ông.
Nguồn Mạng.
TIN MỚI về MÓC TÚI THỤT KÉT ngân sách THUẾ DÂN ĐEN còng cổ đóng ĐỂ CÁC QUAN ĐỎ tửa tiền ra NƯỚC NGOÀI trước khi HẠ CÁNH AN TOÀN
Nguoi Viet Online
Huế lấy tiền thuế dân xây khu lưu niệm nhà thơ ‘nịnh đảng’ hơn $1 triệu
Oct 2, 2020
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hue-lay-tien-thue-dan-xay-khu-luu-niem-nha-tho-ninh-dang-hon-1-trieu/
THỪA THIÊN-HUẾ, Việt Nam (NV) – Tố Hữu – người có nhiều bài thơ “nịnh đảng” được đưa vào nội dung sách giáo khoa như “Từ Ấy,” “Lượm,” “Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên”… – được huyện Quảng Điền cho xây dựng một công viên văn hóa và khu lưu niệm mang tên ông, bên bờ sông Bồ.
Điều đáng nói là công trình vừa hoàn thành vào đầu Tháng Mười sau sáu tháng xây dựng, có kinh phí lên đến 25 tỷ đồng (hơn $1 triệu), nhưng nhìn qua các hình ảnh mà báo nhà nước đăng tải, người ta thấy lèo tèo một cái nhà lưu niệm rộng 250 mét vuông và nhà thờ rộng 70 mét vuông, cùng hai chòi nghỉ, cây cối, bồn hoa và tiểu cảnh.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/10/VN-Hue-xay-To-Huu-1.jpg
Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu nằm ở thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. (Hình: Tiền Phong)
Tờ Tiền Phong dẫn lời ông Trần Quốc Thắng, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Quảng Điền, rằng người dân Quảng Điền “rất vui mừng, đồng tình, phấn khởi” về việc xây dựng khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu.
Những kẻ chống lưng khi thấy đệ tử bị lộ… thì thường thực hiện rút dù… thầy NHỚ..có học hàm GS mà lại quyên… điều sơ đẳng đó. Tội cho thầy quá.
Ít nhất ta biết có vẻ những truyền thống tốt đẹp từ thời Bác Hồ vẫn còn kéo dài tới hôm nay . Bác Vũ Thư Hiên có rất nhiều kinh nghiệm về chiện này nên kể lại cho mọi người thưởng lãm .
Tuyệt vời! Chiện ô Kình làm người ta gợi nhớ tới cải cách ruộng đất, thim chiện này gợi nhớ xét lại chống Đảng nữa, chắc dân mình lại có lý do để tin Đảng như thời Bác Hồ nữa cho xem .
“Sợ thật, một dân tộc
Gần một trăm triệu người,
Không ngăn được một đảng
Khoảng ba, bốn triệu người
…
Nhưng đáng sợ hơn cả
Là chúng ta, người dân,
Đang bịt tai, nhắm mắt,
Gục mặt vào miếng ăn.
Chúng ta đang đắc tội
Với thế hệ tương lai.
Tội dung túng, đồng lõa
Với chế độ độc tài.” THẦY TBT