30-8-2020
Sự việc ông Đoàn Ngọc Hải mua xe cấp cứu, rồi lái chở bệnh nhân nghèo miễn phí bắt đầu có những ý kiến trái chiều. Sau khi đọc được một số ý kiến trái chiều, tôi nghĩ, nhiều người chưa hiểu về cách suy nghĩ của người Sài gòn.
Người Sài gòn không có nhiều suy tính thiệt hơn khi giúp ai đó, hoặc khi làm việc thiện, việc tốt. Đa số người Sài gòn, thấy ai khó khăn thì giúp, thấy việc gì tốt cho người khác và không gây hại, không ngược với đạo lí thì làm. Đa số người Sài gòn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có thể, mà ít suy tính sâu xa.
Người Sài gòn thấy người khác khó khăn hơn mình là ra tay giúp đỡ. Giúp được gì thì giúp, sức mình giúp được đến đâu thì giúp tới đó, giúp được bao lâu thì giúp. Khi nào người được giúp hết khó khăn, hoặc bản thân người giúp trở nên khó khăn giống như người được giúp, thì thôi.
Không mấy người Sài gòn khi ra tay giúp người khác mà suy nghĩ sâu xa, mình sẽ giúp trong mấy năm, giúp đến mức nào, mình có bị thiệt thòi gì khi giúp người ta không…
Hồi đó, nhà tôi có một chị giúp việc theo giờ. Chị làm tạp vụ trong một công ty, lương rất thấp, không có bảo hiểm. Ngoài giờ, chị đến nhà tôi giúp việc. Ngày thường chúng tôi thường đi vắng, nên muốn chị làm vào chủ nhật. Nhưng chủ nhật thì chị lại đi vô các nhà nuôi người già và người tàn tật, tắm rửa, cắt tóc, dọn dẹp, giặt giũ cho họ…
Chị làm điều đó miễn phí, trong khi nếu chị làm cho chúng tôi, công việc chắc chắn nhẹ nhàng hơn, mà lại được tiền. Nhưng chị vẫn cứ lấy ngày chủ nhật để đi làm việc đó. Triết lí của chị rất đơn giản, rằng ngay cả khi chị không có thu nhập của ngày chủ nhật, thì chị vẫn sống khá hơn những người đang ở trong các trại kia. Mặc dù thực ra thì chị cũng đang khá là nghèo khổ.
Theo như cách phân tích của một số bạn, thì nếu muốn làm từ thiện, chúng ta phải lên một kế hoạch, trong đó có chỉ tiêu cụ thể, tháng này, năm này giúp bao nhiêu, giúp mức nào… và sẽ giúp trong bao lâu. Đó cũng là một cách hay, nhất là khi các bạn lấy tiền của người khác để làm từ thiện, nếu không có kế hoạch thì người ta sẽ không chi tiền ra.
Nhưng điều đó chỉ phù hợp với những chương trình nhân đạo lớn, của các NGO, hoặc chương trình cứu trợ nào đó của chính phủ. Còn phần lớn những người giúp đỡ người khác một cách tự phát, càng suy nghĩ, càng phân tích, càng lên kế hoạch, thì khả năng cao là sẽ chẳng làm gì cả, chẳng ai được giúp gì cả.
Người Sài gòn giúp người khác từ cái tâm của mình, họ chẳng hề suy tính nhiều. Và đó chính là lí do, tại sao rất nhiều các chương trính từ thiện xuất phát từ Sài gòn.
Trở lại việc ông Đoàn Ngọc Hải bỏ tiền mua xe cấp cứu, tự lái xe, chở bệnh nhân nghèo miễn phí. Tôi không biết nguyên nhân, mục tiêu và cả nguồn tiền mà ông ấy dùng để làm việc đó là từ đâu. Tuy nhiên, tôi tin ông ấy là một người Sài gòn, ông ấy có tiền mua xe, biết lái xe (và có thể thích lái xe nữa), có thời gian, nên ông ấy giúp bệnh nhân nghèo.
Thế thôi.
Tôi đã từng không đồng ý với ông Hải trong một số việc của ông ấy trước đây. Bản thân tôi, hoặc cùng với gia đình, hoặc cùng với bạn bè, cũng làm một số công việc từ thiện, có những việc mang tính dài hơi, phải có những tính toán nhất định. Nhưng tôi thấy việc ông Hải đang làm bây giờ là việc tốt, bất kể ông có kế hoạch cụ thể nào hay không.
Và, khi ai đó làm việc tốt, thì nếu chúng ta không giúp họ để họ làm tốt hơn, hoặc không noi gương họ để làm việc tốt giống như họ, thì ít nhất cũng ngậm cái miệng lại, đừng cố tỏ ra là mình tốt hơn người ta.
Rất tiếc nếu bài này đừng có câu “…thì ít nhất cũng câm cái miệng lại,” !!!
-Xin phép bác Võ Xuân Sơn dc trích dẫn lại 01 số đoạn viết của Bác về ng SG làm việc thiện, để thấy tính cách này rất quí, rất đáng trân trọng.
“Sau khi đọc được một số ý kiến trái chiều, tôi nghĩ, nhiều người chưa hiểu về cách suy nghĩ của người Sài gòn.”; “ Người Sài gòn không có nhiều suy tính thiệt hơn khi giúp ai đó, hoặc khi làm việc thiện, việc tốt.”; “thấy ai khó khăn thì giúp, thấy việc gì tốt cho người khác và không gây hại, không ngược với đạo lí thì làm”; “sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có thể, mà ít suy tính sâu xa.”; “thấy người khác khó khăn hơn mình là ra tay giúp đỡ. Giúp được gì thì giúp, sức mình giúp được đến đâu thì giúp tới đó, giúp được bao lâu thì giúp.”; “Người Sài gòn giúp người khác từ cái tâm của mình, họ chẳng hề suy tính nhiều. Và đó chính là lí do, tại sao rất nhiều các chương trính từ thiện xuất phát từ Sài gòn.”
-Cám ơn bác Võ Xuân Sơn về bài viết. Có Bác mới biết sâu hơn tính cách ng SG mà phát huy.
Người cộng sản đối với kẻ thù chính trị trong nước, họ diệt tận gốc trốc tận rễ. Thế rồi họ tạo ra nghiệp chướng: kẻ chống cộng ngày nay cũng học thói ác của họ, chống cộng cuồng điên, trẻ không tha già không chừa, đánh què giò kẻ chạy lại, chửi nát mồ mã người hồi tâm hối cải.
Riết rồi không còn có bạn từ thù, một sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật gom lực để chiến đấu, phản chiến lược hoà giải dân tộc, tạo cơ hội cho ngoại bang xâm nhập kết nạp nội tuyến, tạo dựng đội quân Việt gian cho kế hoạch phá hoại, xâm lăng.
Ông Hải có thể là dạng bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực (bipolar disorder), người rất tích cực theo lý tưởng của mình (được giao nhiệm vụ dẹp vỉa hè là làm hết mình, theo bệnh lý hưng cảm), nhưng nếu thất vọng sâu xa điều gì (bị cấp trên gièm pha, phản bội) họ sẽ buông bỏ đột ngột, trầm cảm (từ bỏ chức vụ); xoay chuyển nhân sinh quan, lý tưởng (từ vì chính quyền chuyển qua vì dân, từ ác thành thiện).
Thôi thì ta đang thấy ông thiện, hãy cố khích lệ hưng cảm thiện đi. Soi mói làm gì, không chừng chuyển đổi ông ta 179° từ thiện qua hết thiện…thì hoá ra mình ngu!
Rất đồng ý với bạn, ông Hải đã chán cái đảng cướp này và nhận ra chân lý. Nên ủng hộ và động viên ông ta, không nên đánh què chân người chạy lại, nên quan quan sát thôi.
” ông Hải có thể…lưỡng cực” đấy là theo tư di tâm thần học của gsts MVT
Với cái đám trí lợ ở hà lội thì ngồi gõ phím thể hiện tình cảm mênh mông thế sự kiểu BACHO, chứ còn ” nồi cơm ” chúng nó không bjo muốn bị vơi