Họ phòng, chống tham nhũng như thế nào?

Nguyễn Đình Cống

2-8-2010

Nhiều lần nghe báo cáo thành tích của Ban phòng chống tham nhũng của đảng Cộng sản, mới thấy họ chẳng phòng chống được gì cả.

Phòng cái gì là ngăn ngừa để cái đó không xảy ra (phòng bệnh, phòng cháy v.v…). Muốn vậy phải tìm ra và loại bỏ nguyên nhân, hạn chế  môi trường và điều kiện phát triển của nó.

Chống cái gì là gây trở lực để ngăn cái đó phát triển.

Đó là những định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt.

Theo định nghĩa như vừa nêu thì Ban phòng chống tham nhũng chẳng phòng và cũng chẳng chống được tham nhũng. Thế họ làm cái gì? Họ mới chỉ phát hiện ra một số vụ việc, lập hồ sơ và chuyển sự việc vào “lò” để đốt. Làm được như vậy cũng đã là tốt, nhưng sẽ đúng và tốt hơn khi làm được  công việc phòng và chống như tên gọi của Ban.

Thực tế, với cách tổ chức và điều hành công việc như hiện nay thì đảng CSVN chỉ nói được, thậm chí nói rất mạnh về phòng chống tham nhũng, nhưng hầu như không thể làm được việc phòng và chống. Giỏi lắm họ chỉ có thể chờ cho tham nhũng xảy ra, phát hiện và xét xử một số vụ.

Vì sao vậy? Vì bản chất toàn trị của đảng là nguyên nhân cơ bản gây ra tham nhũng, vì tổ chức và đường lối kinh tế của đảng là môi trường tốt cho tham nhũng. Với bản chất ấy, với môi trường ấy, thì tham nhũng sẽ phát sinh từ mọi ngóc ngách, trong mọi thời gian, chưa trừ bỏ xong chỗ này thì đã phát sinh chỗ khác.

Nếu đảng CSVN thực tâm muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả thì phải nghiên cứu kỹ để phân biệt giữa lãnh đạo và thống trị, loại bỏ nguyên nhân là sự độc quyền toàn trị, là việc thực thi chế độ thật sự dân chủ với sự tôn trọng Quyền Dân và thực hiện Tam quyền phân lập.

Đảng đang chuẩn bị đại hội 13. Mong rằng tại đại hội các cấp có tiếng nói tích cực về phòng và chống tham nhũng đúng với bản chất. Phải phân biệt được phòng chống và xử lý hậu quả tham nhũng. Xin đừng nhầm lẫn hai khái niệm, hai lĩnh vực khác nhau này.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Muốn góp ý Việt nam tiêu diệt tham nhũng nên làm thế nào mà lại góp ý cần thay đổi chế độ thì xem ra không khả thi, vì người có quyền chẳng những không nghe, mà người góp ý còn bị gán thêm tội „vờ góp ý để lật đổ chính quyền“. Dưới con mắt tôi thời kỳ ông Trọng (Lò, củi, Ban chỉ đạo TW …) đã sáng sủa hơn thời kỳ trước kia, vì không còn chỉ dựa vào 1 cơ quan Thanh tra đầy tai tiếng, không hiệu lực và còn mang tiếng chở che cho biết bao vụ việc (ỉm đơn từ, không đưa ra khởi tố …) – vì đơn giản Thanh tra hoàn toàn thuộc nhóm hành pháp, làm không tuân thủ pháp luật mà tuân thủ chế độ thủ trưởng và chắc chắn không phải là mô hình thành công của Thế giới, vì đơn giản nhất „dao sắc không gọt được chuôi“! Thành công thời kỳ ông Trọng dễ hiểu, vì thời kỳ này đã thấy tham nhũng là nguy cơ số 1 đe dọa chế độ – vì nói xây dựng chế độ tốt đẹp, mà tham nhũng tràn lan thì chả ai tin,và thứ 2 khi đụng đế nồi cơm hay đất đai của ai đó thì nhiều người sẵn sàng quyết tử để bảo vệ. Cách làm thời ông Trọng theo tôi ảnh hưởng hay hhọc cách làm của TQ (đả hổ, diệt ruồi), tuy tên thì khác (ví lò thì được, nhưng tội phạm tham nhũng gọi là củi thì không ổn vì củi thực ra là đồ cần giữ gìn, chứ không thể đem đốt bằng được). Và đúng là quyết tâm thì chả riêng Việt nam, mà nước nào cũng có thể thành công – tuy vậy Việt nam làm theo cách của Việt nam, nên nghe xử lý ủy viên TƯ, rồi Ủy viên BCT … có vẻ ghê, nhưng theo tài liệu nước ngoài thì vẫn không có biển đổi gì đặc biệt về thứ hạng tham nhũng của Việt nam trên Thế giới, vì đơn giản tham nhũng quá nhiều, mà cứ quan điểm „không phải xử lý nhiều là tốt“, rồi cần „nhân văn“, „đau nhưng phải làm“ nghe rất là „gia đình“ và điều đó không thể tồn tại trong 1 nhà nước pháp quyền bình thường „pháp bất vị thân“. Nhân dân không bao giờ chấp nhận cách xử lý „luật cho dân“ (không 1 quan chức nào tỏ ý đau xót khi xử lý người dân, dù tử hình …) – và lệ cho quan, cho đảng viên! Ngườii viết cho là cách làm đơn giản và tốt nhất thực ra chỉ cần ngồi ngay ở Việt Nam cũng biết những nước đứng đầu về tiêu diệu tham nhũng họ làm thế nào (sát nách VN có Singapor). Tất nhiên các nước đó đơn giản pháp luật phải thượng tôn thật sự, nghĩa là khi tham nhũng thì bộ máy điều tra tố tụng TỰ ĐỘNG khởi động, chứ không chờ 1 cá nhân, hay ban, nghành nào cho phép – nghĩa là cư xử như mọi loại tội phạm khác, thậm chí khi tội phạm này tràn lan nguy hiểm thì phải được ưu tiên đặc biệt. Còn liệu có phải để được như họ phải „tam quyền phân lập, dân chủ thực sự …“ thì các nhà lí luận phải nói cho có lí lẽ, không ai bác bỏ được, chứ hô hào không kèm lí lẽ – thì như đã nói trên – nhà cầm quyền sẽ không bao giờ nghe, vì ví dụ Việt Nam chống dịch tốt đâu có cần „tam quyền phân lập“?!

  2. Trước đây họ còn cãi chày cãi cối là làm gì có tham nhũng mà đòi lập Ban chống tham nhũng (!). Vậy là mọi người phải nhân nhượng, đổi tên thành Ban phòng chống tham nhũng. Họ còn giải thích, ở đây phòng là chính.

Comments are closed.