Nhung

Nguyễn Thùy Dương

25-7-2020

Chị Loan chụp hình với bé Nhung vào tuần trước, khi Nhung kết thúc năm học lớp 12. Ảnh: FB tác giả

Bé Nhung con chị Loan dân oan Thủ Thiêm, 7 tuổi người nhỏ thó, đạp chiếc xe đạp cộc cạch mua nước đá về cho mẹ bán sữa đậu nành. Nhung lên 7, nhà bị đập, Nhung về nhà thấy một đống đổ nát. Nhung từ cô bé đang hạnh phúc trong mái nhà đơn sơ bỗng hóa đứa trẻ gầm cầu.

Mẹ Nhung kêu gào, ba Nhung thẩn thờ hút thuốc rồi ba mẹ Nhung dựng lều ở tạm. Hai tháng sau, chính quyền cưỡng chế luôn cái lều, với Quyết Định cưỡng chế cái giường. Nhung dọn ra gầm cầu cùng ba mẹ rày đây mai đó. Mẹ Nhung xin ở nhờ hết nhà này đến nhà khác, Nhung bé nhỏ chứng kiến nỗi tuyệt vọng của ba, niềm đau của mẹ. Một mái nhà đổ nát.

Gia đình lâm khó khăn, không một xu đền bù, bởi lẽ chính quyền lỡ đền phần tiền của gia đình Nhung cho người khác. Cán bộ Quận 2 kêu gia đình Nhung đi kiếm người nhận tiền đền bù mà đòi. Một căn nhà giấy tờ đầy đủ, bị khai tử không hồ sơ đến nỗi chủ nhà không hay biết.

Nhung ngơ ngác, Nhung quá nhỏ để hiểu chuyện gì xảy ra với cuộc đời mình, với gia đình mình. Mẹ Nhung cạo đầu, chị bán sữa đậu nành dang nắng da đen thui, cái đầu trọc. Hôm đó, chị đứng bên đường bán sữa bất chợt mưa lớn, chị như con chuột lột ướt sủng. Chị Loan nhìn qua bên kia đường thấy tượng Bồ Tát trước chùa Diệu giác, chị bước tới bên rào, quỳ lạy khóc than với tượng Quan Âm. Không biết trời chỉ mưa hay trời đang khóc cho số phận người phụ nữ sớm mồ côi mẹ, nghèo khó, vừa lập gia đình, cất được ngôi nhà yên ắng chưa lâu đã gánh một nỗi đau thương khốn khó.

Bà Loan dân oan Thủ Thiêm. Ảnh: internet

Ba Nhung siêng năng chịu khó, ai mướn cái gì miễn không phạm pháp, không bất nhơn là anh làm hết, anh chị nhất quyết không cho Nhung nghỉ học. Nhung cứ vậy cặm cụi, tẳn mẳn học hành. Ba Nhung vì siêng năng được nhiều người giúp đỡ, Mẹ Nhung nhanh nhẹn thật thà nên bà con cũng thương. Hai vợ chồng làm được bao nhiêu đều lo cho con và chắt chiu đi đòi công lý. Mãi đến hơn 7 năm sống cảnh đầu đường xó chợ rồi đến tạm cư mục nát, cuối năm 2018, chị Loan mới mượn được một căn hộ chung cư ở tạm cho Nhung yên tâm học hành thi cử.

Tuần trước, cô Dương ở nơi xa nghe tin trường Nhung làm lễ tổng kết. Năm nay, Nhung học xong 12 ở trường chuyên Gia Định. Nhung được loại giỏi, Nhung được thay mặt các bạn đọc phát biểu trước toàn trường, Nhung mời mẹ lên tặng hoa tri ân. Chị Loan của tôi không còn bán sữa đậu nành nữa, giờ chị chuyển qua bán tạp hóa nhỏ rồi. Chị Loan tạp hóa cười hết cỡ, nước mắt lã chã bước lên bục nhận hoa con gái tặng.

Tôi từ xa gọi về hỏi chị: “Sao rồi rốt cuộc là khóc hay cười?” Chỉ nghe tiếng chị cười không trả lời. Tôi lại hỏi: Nước mắt có đang chảy không? Chị nói: “Có”. Tôi bên này đang cầm điện thoại, nước mắt bất giác chảy chẳng hiểu làm sao.

Dù chị Loan vẫn chưa đòi được nhà, dù Nhung vẫn đang ở nhà mượn, tôi vẫn chúc mừng anh chị, chúc mừng cháu Nhung. Những con người dù trong phong ba khó khăn vẫn thật thà, bền gan vững chí, vẫn là người tốt dù ngoài kia sóng gió muôn trùng.

Bà con cùng Dương chúc mừng gia đình cháu Nhung nha!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Cướp nhà đất của người ta, đền bù lộn chủ và mặc mẹ tụi bay đi mà tự binh tự kiếm người đòi lại. Đm cái đảng mà thằng Bả Chó đem về và nay của lão Trọng Lú là đảng súc vật, khốn nạn hơn nữa là thằng Hải Heo, kẻ gây ra biết bao đau khổ thì vẫn ung dung hưởng lộc, nay mai nó sẽ chết đau đớn với căn bệnh ung thư và con cháu dòng họ nó cũng sẽ phải chết thảm.

    • Bọn CS ác ôn phải chết thảm vì quy luật quả báo của Trời Đất. Phải là một gương xấu cho bất kì kẻ nào manh nha “tham – sân – si” trong lòng.

  2. Tôi, người dân xin hỏi,
    Nhà nước quản thế nào
    Mà để chung nó cướp
    Và phá của đồng bào

    Đến nghìn nghìn, tỉ tỉ,
    Tỉ tỉ và nghìn nghìn.
    Dự án khủng đắp chiếu,
    Lines rồi Vinashin.

    Đổ xuống sống, xuống biển,
    Nhìn đây, cả núi tiền.
    Hơn mười hai nghìn tỉ
    Thằng gang thép Thái Nguyên.

    Thằng Ngân Hàng Xây Dựng –
    Chìn nghìn tỉ, thật kinh.
    Ba nghìn ba trăm tỉ
    Là thằng Trịnh Xuân Thanh.

    Vinalines tổng cộng,
    Đốt hết năm mươi nghìn.
    Còn tám mươi nghìn tỉ
    Là thằng Vinashin.

    Đến một đứa con nít,
    Huyền Như, chức trưởng phòng,
    Mà dễ dàng đút túi
    Những bốn nghìn tỉ đồng…

    Nhiều lắm, ôi nhiều lắm.
    Danh sách còn rất dài
    Những khoản chi bạt mạng,
    Xây trụ sở, tượng đài.

    Mỗi đồng dân đóng thuế –
    Giọt mồ hôi nhọc nhằn.
    Nhà nước lãng phí thế
    Là có tội với dân.

    Tỉnh lại, mau tỉnh lại.
    Hãy diệt bọn quan tham.
    Xét mình không làm được
    Thì để người khác làm. TBT

  3. Hơn bốn năm về trước,
    Ở Tiên Lãng, Hải Phòng,
    Đoàn Văn Vươn nổ súng
    Bảo vệ khu ao đồng.

    Đối tượng ông nhắm bắn
    Là đại diện chính quyền.
    Là công an đủ loại,
    Trang bị súng tiểu liên.

    Hai mươi tháng sau đó
    Ở thành phố Thái Bình,
    Nông dân Đặng Ngọc Viết,
    Do oan ức, bất bình

    Vì đất đai tranh chấp,
    Giải tỏa và bồi thường,
    Cầm súng vào công sở,
    Bắn bốn người trọng thương.

    Đó là một thực tế
    Đau lòng ở nước ta.
    Không ai mong muốn nó,
    Nhưng nó đang xẩy ra.

    Vì sao nên nỗi ấy?
    Vì sao hai dân thường
    Chống chính quyền bằng súng,
    Nhận kết quả đau thương?

    Vì họ, rất đơn giản,
    Quá uất ức, tủi hờn,
    Không còn tin công lý.
    Không biết làm gì hơn.

    Vì chịu nhiều oan trái,
    Vì họ, người dân thường,
    Bị chặn hết đường sống
    Và dồn vào chân tường.

    Giờ thì vụ Yên Bái.
    Một vụ quan bắn nhau,
    Mà bắn quan đầu tỉnh,
    Trực diện, dí sát đầu.

    Tức là cũng một dạng
    Thể hiện cái bất bình
    Vì chức tước, tiền bạc,
    Vì gian dối, bất minh…

    Tức là quan, thậm chí,
    Cả quan chức rất cao,
    Không tin cái công lý
    Giờ trở nên tầm phào.

    *
    Đất nước đang gặp khó.
    Niềm tin đã không còn.
    Không còn cả công lý,
    Đe dọa sự trường tồn.

    Vụ thảm sát Yên Bái
    Là bài học xót xa
    Và tiếng chuông cảnh tỉnh
    Để lãnh đạo nước ta

    Suy ngẫm về công lý,
    Về nỗi khổ dân tình,
    Để cứu dân, cứu nước
    Và cũng tự cứu mình. TBT

  4. Mục đích của cách mạng
    Vô sản và công nông
    Là thông qua bạo lực
    Biến của tư thành công.

    Khi cách mạng thắng lợi,
    Nhanh chóng hoặc từ từ,
    Các quan chức cộng sản
    Biến của công thành tư.

    Cộng sản gây đau khổ
    Cho hàng triệu, triệu người
    Rốt cục để mang lợi
    Cho một số ít người.

    *
    Một sự thật chua xót –
    Các vấn đề của ta,
    Cách này hay cách nọ,
    Từ cộng sản mà ra. TBT

Comments are closed.