23-7-2020
I. BƯỚC ĐI KHÍCH LỆ
1. Ngày 22/7/2020, Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ và Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ tăng cường năng lực thực thi pháp luật thuỷ sản và quản lý nghề cá. Phát biểu tại lễ ký kết, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết: “Mỹ có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý và thực thi pháp luật thủy sản và sẵn sàng chia sẻ. Chúng tôi mong muốn hợp tác cùng Việt Nam nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển”.
2. Đây là một bước đi đúng hướng đầy khích lệ.
Với sự hợp tác này, Hoa Kỳ sẽ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tiễn, cũng như thực hiện các dự án và chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp giúp cho Tổng cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư Việt Nam. Hơn thế nữa, sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa Việt Nam, Mỹ và các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế nhằm đảm bảo duy trì bền vững nguồn lợi sinh vật biển và đấu tranh phòng chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định.
Một trong những bước đi cụ thể của chương trình hợp tác này là vào tháng 2 năm 2021, Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế của Hoa Kỳ sẽ bàn giao cho Cục Kiểm ngư Việt Nam một trung tâm huấn luyện tại Chi cục Kiểm ngư vùng 5, Phú Quốc – giúp nâng cao năng lực cho Cục Kiểm ngư và lực lượng kiểm ngư địa phương của 28 tỉnh duyên hải Việt Nam.
Nhưng lợi ích lớn nhất của sự hợp tác này, như ngài Đại sứ Hoa Kỳ đã cho biết, là “hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển”.
3. Chủ quyền biển phải đi đôi với sở hữu thực địa. Hải quân, Hải cảnh, ngư dân là những lực lượng quan trọng thực thi chủ quyền biển. Sở hữu ngư trường chính là sở hữu biển. Mất ngư trường chính là mất biển. Cho nên phải bảo vệ bằng được ngư trường. Nghĩa là phải bảo vệ bằng được ngư dân. Thế nhưng, dù đã rất cố gắng, nhưng ngư dân Việt Nam trên thực địa chưa được bảo vệ tương ứng với chủ quyền pháp lý.
Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá trong ngư trường Việt Nam. Hàng vạn tàu đánh cá của Trung Quốc tràn ngập ngư trường Việt Nam. Trung Quốc hỗ trợ tiền bạc, phương tiện, thưởng, và cưỡng ép ngư dân Trung Quốc đến đánh bắt cá ở ngư trường Việt Nam – Cách xa Hải Nam Trung Quốc hơn cả 1000 hải lý. Hàng vạn tàu đánh cá của Trung Quốc tràn ngập ngư trường Việt Nam, có khi chỉ cách bờ biển Việt Nam chỉ vài chục km.
Không chỉ bị xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống, thậm tệ và nguy hiểm hơn cho tính mạng, ngư dân Việt Nam bị lực lượng Hải cảnh và dân quân trá hình của Trung Quốc đâm chìm thuyền, đánh đập, cướp bóc phương tiện và thu giữ thuỷ sản. Tình cảnh của ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ thường trực mối nguy hiểm về tính mạng và mối đe doạ mất mát tài sản.
Cho nên, “Hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển” là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỖ TRỢ TỐI ĐA CHO NGƯ DÂN VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG ĐE DOẠ PHI PHÁP TRÊN BIỂN?
1. HẢI QUÂN MẠNH LÀ ƯU TIÊN SỐ 1 TRONG HIỆN ĐẠI HOÁ QUÂN ĐỘI
Không khó để nhìn thấy, mặt trận quân sự chính của Việt Nam hiện nay là ở Biển Đông Nam Á.
Đó là điều cần tâm niệm để có sách lược thích nghi, gấp rút xây dựng bằng được một lực lượng Hải quân Việt Nam hùng mạnh. Muốn bảo vệ được chủ quyền biển, bảo vệ được ngư dân thì Hải quân phải hùng mạnh.
Hải quân Việt Nam hiện nay ở Biển Đông Nam Á, theo mức độ trang bị vũ khí, chỉ đứng sau Trung Quốc. Nhân tố cho Hải Quân Việt Nam vị thế đó, có đóng góp của 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mua của Nga – được đánh giá thuộc nhóm tiên tiến hiện nay.
Tiếc thay, Trung Quốc cũng có tất thảy 12 tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga – trong số hạm đội gồm 70 tàu ngầm, có số lượng đếm chiếc chỉ sau Mỹ.
Trang bị tàu ngầm rất tốn kém, lại cần thời gian. Điều trước mắt, là Việt Nam tìm cách sở hữu công nghệ săn ngầm mà Trung Quốc không thể có. Việt Nam cần có các vũ khí tìm diệt chính xác khác với công nghệ mà Trung Quốc sở hữu. Chỉ như vậy mới tăng thêm an toàn và tăng thêm ưu thế trước các tàu Kilo với số đông đến từ Trung Quốc. Làm sao có được các vũ khí này? Đường đi không quá khó.
Song hành khẩn trương là trang bị thêm lực lượng mới. Có điều, trong cơ chế hiện nay, với những tham nhũng đã bị phát giác, không ai an tâm rằng các vũ khí và trang thiết bị mới mua sắm – được đảm bảo 100 % về chất lượng. Đòi hỏi hoa hồng trong mua sắm vũ khí là tai hoạ to lớn cho nền quốc phòng của Tổ Quốc.
2. LỰC LƯỢNG HẢI CẢNH MẠNH
Lực lượng Hải cảnh mạnh mới là nhân tố thực tế để bảo vệ ngư dân và ngư trường. Hải quân mạnh là để ngăn chặn chiến tranh. Hải cảnh mạnh là để cản ngăn tranh chấp thực địa.
Việt Nam trong vài năm gần đây đã rất gấp rút trong bước đi này. Trong đó, ngoài đóng tàu mới, quan trọng là hợp tác với Mỹ và Nhật Bản để có thêm các tàu tuần duyên có sức răn đe mới. Đây là hướng đi đúng. Điều cần là phải tham vọng và mạnh mẽ hơn. Vì tình hình bị xâm phạm chủ quyền biển mỗi ngày một leo thang nóng bỏng.
Có lực lượng Hải cảnh mạnh, không chỉ thay đổi chiến lược mà còn phải thay đổi cả cơ chế quản lý. Tránh tình trạng lên lịch tuần tra để nhận chi phí, mà không triển khai trên thực tế như đã xẩy ra nhiều lần trước đây.
3. NGƯ THUYỀN MẠNH
Ngư thuyền là lực lượng tranh dành thực địa chính. Tài chính yếu làm cho ngư dân Việt Nam không có thuyền lớn cùng các phương tiện hiện đại, nên bị Trung Quốc chèn ép xua đuổi khắp mọi nơi.
Cách đây vài năm, Chính Phủ đã có chính sách hỗ trợ đóng thuyền sắt lớn cho ngư dân, nhưng chương trình đã thất bại vì bớt xén. Chính Phủ nhất thiết phải có chính sách mới để hỗ trợ tối đa cho ngư dân bám biển. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bảo vệ chủ quyền biển.
4. LỰC LƯỢNG QUỐC TẾ
Biết rằng, dựa vào sức mình là chính. Nhưng hợp tác với hải quân và hải cảnh quốc tế là một nhân tố quan trọng để hỗ trợ ngư dân tránh bớt sự đe doạ phi pháp trên biển. Đây là điều không tranh cãi.
Quan trọng hơn nữa, để đảm bảo cho hoà bình ở Biển Đông Nam Á, thì sự hiển diện của lực lượng hải quân, hải cảnh quốc tế, là nhân tố vô cùng cần thiết. Sự hiển diện của Hải quân Hoa Kỳ ở ngoài khơi Biển Đông Nam Á là nhân tố góp phần ngăn cản xung đột ở Biển Đông Nam Á.
Muốn ngăn cản chiến tranh thì phải đủ mạnh để bắt ai muốn gây chiến phải sợ. Đó là chân lý giản đơn. Mọi kẻ cho rằng sự hiển diện của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông Nam Á gây căng thẳng cho khu vực, dẫn đến nguy cơ chiến tranh – đều là phục vụ lợi ích của Trung Quốc.
Không phải ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông Nam Á là theo Mỹ chống lại Trung Quốc. Sự hiển điện của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông Nam Á là tự do hàng hải. Việt Nam không theo nước nào cả. Không ai có thể bảo vệ lãnh thổ Việt Nam ngoài người Việt Nam. Ngàn đời nay người Việt Nam đã làm điều đó mà không ngọi chờ vào ai. Nhưng sự ủng hộ quốc tế làm cho kẻ thù của Việt Nam phải sợ sức mạnh nhân ba của Việt Nam.
Bởi thế, nhiệt liệt hoan nghênh hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong “Hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển”.
Tôi thấy hơi khó hiểu:
Quân đội là con dân,
Được dân lo chu cấp
Áo mặc và cơm ăn.
Vậy thì sao quân đội
Phải tuyệt đối trung thành
Với đảng và chế độ,
Người không nuôi sống mình?
Đảng không phải Tổ Quốc,
Cũng không phải nhân dân,
Mà tổ chức đoàn thể,
Na ná Hội Nhà Văn.
Quân đội phải trung lập,
Không thuộc tổ chức nào.
Chỉ trung thành tuyệt đối
Với quốc dân, đồng bào.
Nếu quân đội thực sự
Là của đảng, xưa nay
Vì đảng, bảo vệ đảng,
Thì tôi nghĩ thế này:
Đảng phải nuôi quân đội
Bằng tiền mình, tất nhiên.
Và từ nay nhập ngũ,
Chỉ được gọi đảng viên.
Hơn thế, phải hoàn trả
Đất thu hồi của dân
Để xây dựng doanh trại,
Kèm đền bù, nếu cần.
Phải minh bạch như thế.
Hợp lý, hợp cả tình.
Chẳng ai dám trách đảng
Có quân đội của mình. TBT
Luôn có tin tàu lạ
Giết ngư dân, phá tàu.
Xin được hỏi thủ tướng:
Quân đội của ta đâu?
Nếu vì hèn không thể
Bảo vệ được người dân,
Thì xin bớt lem lẻm
Vì nước và vì dân.
Cũng xin hỏi thủ tướng
Dân nuôi quân đội ta
Có điều gì không ổn,
Đáng phải để kêu ca?
Vậy thì sao quân đội
Không bảo vệ bà con.
Sao tướng nhiều đến thế.
Mà toàn tướng chơi gôn?
Cuối cùng, xin thủ tướng
Trả lời dân thực lòng:
Vấn đề là như thế.
Thủ tướng xấu hổ không? TBT
Trí thức hà lụi có truyền thống rất chi nà tươi đẹp” thời tai tẻ cống hiến cho đảng thời chờ lỗ huyệt thì cống hiến cho dân” . Dạ e kính các vị vô cùng lun.
Bà mẻ, dân oan cả nước chạy khắp” 39 “phố phường hà lụi mà éo thấy đứa nào mang cho đc chai nước
Thầy Chu , Quan Toán dạo này viết liên tục, viết rất khỏe. Chắc thầy đang ở đỉnh cao phong độ chạy nước rút thứ 13 lần này
Làm sao để bảo vệ ngư dân????? Nhưng tại sao phải ” phải bv ngư dân” trong khi đảng của thầy không có tẹo teo nào nhu cầu cung ứng từ ngư dân. Đảng từ khi có bác dẫn đường chỉ có một nhu cầu duy 1 là được lãnh đạo toàn dân. Để đảng tồn tại thì nhu cầu muôn thưởu là TIỀN. Tiền bẩn, tiền nhơ, đảng dùng tuốt. Tiền là có tất cả. Vài con cá của ngư dân bõ bèm gì
Xin phép hỏi tác giả và các bạn đọc xa gần:
1)- Vì lý do gì nội các chính phủ NX Phúc không hề có sự hiện diện của một bộ mang tên “Bộ Ngư Nghiệp” có trách nhiệm bảo vệ ngư dân, đa số dân miền Trung, trước mọi hình thức tấn công đe dọa của tàu đánh cá và hải cảnh TQ ?
2)- Vì lý do gì Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn lại thay mặt chính phủ đứng ra thu xếp khi dân đánh cá phải bỏ thuyền, bỏ lưới để trở về đất liền “cày cấy trên mảnh đất cằn cỗi đầy sỏi đá ở miền Trung ? Nhất là trong vụ án cty Formosa (Đài Loan) đứng ra bồi thường tiền bạc để ngư dân bỏ tàu bỏ thuyền, không chài lưới nữa. Hãy lắng tai nghe câu tuyên bố của tên GĐ Chu Xuân Phàm thì hiểu ?
3)- Vì lý do gì Hội Nghề Đánh Cá Việt Nam (tư nhân) lại đơn thân độc mã đứng lên viết thư phản đối với thế giới mỗi khi tàu TQ đâm chìm tàu cá VN, hoặc cướp bóc, tịch thu tài sản họ ? Chính phủ NX Phúc ở đâu không lên tiếng bảo vệ họ ?
4)- Việt Nam ta có hơn 2200km bờ biển, độ dốc thoải, nhiều vũng sâu (Cam Ranh, Hà Tĩnh) và hải cảng lớn rất tiện lợi cho ngành hàng hải, tàu buôn cỡ lớn ra vào tấp nập. Thế thì tại sao sau 45 năm hòa bình thống nhất không có lấy một nhà máy công nghiệp đóng tàu bằng sắt thép, trọng tải lớn cỡ 10,000-50,000 tấn để phát triển kinh tế ? Chưa nói VN nằm ở vị trí thuận lợi vô cùng không hề bị bão tố, sóng thần hay động đất từ ngàn năm nay, có quốc gia nào được thiên nhiên ưu đãi như thế không ?
5)- NX Phúc ra sức tuyên truyền “nổ” cho lắm vào, rốt cuộc lấy gì nuôi 95 triệu người dân trong khi thế giới đang đắm chìm trong khủng hoảng kinh tế trầm trọng ? Có bao nhiêu cty ngoại quốc đầu tư công nghiệp tiên tiến nghiêm chỉnh vào VN sau khi rút chân ra khỏi TQ ?
6)- Sau khi xuất ngân quỹ đền bù cả tỷ US$ cho các hãng dầu khí Âu Châu bị TQ ép buộc phải rút dàn khoan ra khỏi khu vực hoạt động Biển Đông, NX Phúc lấy đâu ra tiền hỗ trợ dân nghèo đã và đang khốn khổ vì thủ đoạn cách ly 1 tháng của Nhà Nước trong mùa dịch Covoid-19 ?
Ai trả lời được rõ ràng, tôi xin cám ơn trước,
Lê Quốc Trinh, Canada
1) Bộ Ngư Nghiệp nếu có, không phải để bảo vệ ngư dân đang đánh cá ngoài biển. Cảnh sát biển và hải quân có thể bảo vệ được ngư dân sẽ nhưng tốn kém còn hơn đi mua hải sản của mấy nước khác.
2) Người nuôi tôm cá trong ao hồ có thể gọi là ngư dân không? Nông hải sản luôn đi đôi với nhau nên gom lại dưới bộ Nông nghiệp là đúng rồi.
3) Việt Nam có “Hội Nghề Đánh Cá Việt Nam” tư nhân sao? Thế lực thù địch mới chống lại TQ, cha của VN.
4) Việt Nam có Vinashin là cơ sở đóng tàu sắt thép có trọng tải lớn. Rất tiếc thực chất của cơ sở này là Robin
Hood XHCN, tức cướp tiền thuế của người nghèo chia cho các cán bộ đảng viên giàu.
5) Yên tâm, kiều hối gởi về mỗi năm biết là bao nhiêu. Với đà này người dân trong nước sắp đến giai đoạn làm theo năng sức, hưởng theo nhu cầu rồi.
6) Cần thì gởi thêm thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ ra nước ngoài làm việc là mọi việc ếm thắm hết.