Lê Minh Nguyên
20-7-2020
Hôm Chủ Nhật 19/7 báo chí CSVN đưa tin “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và quyết định về quy chế tổ chức, hoạt động của ban chỉ đạo”.
Theo đó, “Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước; trực tiếp chỉ đạo ban chỉ huy phòng thủ dân sự của bộ, ngành TƯ và ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh…”
Về cơ cấu, tổ chức: Thủ Tuớng là Trưởng ban chỉ đạo. Ba Phó Trưởng ban gồm một Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an…
Được biết bốn hôm trước (15/7) ông Phúc bổ nhiệm ba thứ trưởng Bộ Quốc phòng, có vẻ như ông đang tập trung quyền lực quân đội vào tay ông.
Theo Nghị Định ngày 2/1/2019 về Phòng Thủ Dân Sự do ông Phúc ban hành, thì nó nằm dưới “sự quản lý thống nhất của Chính phủ” tức ông Phúc “phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ.”
Nghị Định quy tụ 14 bộ và mọi cơ chế trung ương để kết hợp quân sự và dân sự cho chiến tranh, thiên tai, nhân tai và “Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước”. Lực lượng thực hiện, ngoài các lực lượng nồng cốt, còn có “Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia”, có nghĩa là nếu ông Phúc muốn dùng người ngoài Đảng để chống Đảng như Mao Trạch Đông đã làm bằng Vệ Binh Đỏ, thì ông Phúc có thể làm được một cách rất hợp pháp.
Có hai giả thuyết về việc quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia này:
Giả thuyết thứ nhất liên quan đến môi trường quốc tế và khu vực, khi Mỹ-Trung chuyển từ thế đối tác sang thế đối thủ và quan hệ của CSVN với TQ càng ngày càng căng thẳng hơn. Mới hôm 16/7 tờ Hoàn Cầu Thời Báo đe dọa là VN sẽ trắng tay nếu Mỹ can thiệp làm mất thế thăng bằng lâu nay trong mối quan hệ tam giác Mỹ-Việt-Trung.
Cùng thời điểm này, công ty Rosneft VN đã hủy hợp đồng với Noble trên Biển Đông ở vùng bãi Tư Chính, do sức ép từ Trung Quốc, vừa bằng công hàm ngoại giao vừa trên thực địa. Điều này làm cho GS Carl Thayer nhận xét rằng: Việt Nam đã tạo ra “một tiền lệ tồi tệ” từ vụ Repsol. Và nay vụ hủy hợp đồng với Noble đã “đóng thêm một chiếc đinh lên cỗ quan tài trong nỗ lực phát triển nguồn trữ lượng khí ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam”.
Nhà báo Bill Hayton thì cho rằng vụ tập đoàn Noble là ‘đòn nghiêm trọng’ giáng vào không chỉ ngành dầu khí Việt Nam mà cả nền kinh tế và cả hệ thống chính phủ Việt Nam.
Đi dây giữa hai đối tác thì dễ, nhưng đi dây giữa hai đối thủ thì không dễ tí nào. Bài học lịch sử đầu thập niên 1970s, khi Mỹ với Nixon-Kissinger đã xeo nạy TQ với Mao Trạch Đông ra khỏi Liên Xô thì CSVN bị té dây, đưa tới chiến tranh biên giới đẫm máu 1979 và đảng CSVN nứt ra Hoàng Văn Hoan, Trương Như Tảng và phe thân TQ. Có thể Phòng Thủ Dân Sự là để chuẩn bị cho tình huống tương tự như thế này.
Giả thuyết thứ hai, Đại Hội 13 của Đảng CSVN chỉ còn hơn 5 tháng nữa sẽ xảy ra. Nguyễn Phú Trọng muốn Trần Quốc Vượng lên thế mình, nhưng qua mấy lần bỏ phiếu thử thì đều thua xa Phúc và thua cả Kim Ngân hay Thiện Nhân. Thấy thế nguy nên hai cận thần của Trọng là Hồ Mẫu Ngoạt và Hoàng Bình Quân muốn đưa ra giải pháp Trọng “hy sinh” ngồi nữa, dù đã là thân tàn ma dại.
Như vậy là Phúc bị chơi ép. Phúc có tiền, có tổ chức nhưng còn thiếu sức mạnh vũ lực. Tổng Bí Thư là Chủ Tịch Quân Uỷ Trung Ương nên nắm quân đội. Quân đội không sợ ai nhưng sợ toàn dân nổi dậy. Phòng thủ dân sự là sức mạnh toàn dân mà ông Phúc có thể huy động một cách hợp pháp.
Hoàn cảnh thế giới và khu vực thì đầy xáo trộn, nội tình thì ông Phúc, ông Bình Minh và phe muốn nghiêng về phương tây đang lật ngược thế cờ. Phe Chính Phủ thắng hay phe Đảng thắng cũng đều đưa tới những hệ lụy của nó.
Việc ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có vẻ như là một chính sách bảo hiểm, để nếu khi cần nó được dùng để chống Đảng của ông.
Ông Dũng láo ngáo với Đảng là Đảng cho về vườn sớm ngay lập tức, thủ tướng VN có sức đâu mà dám chơi nổi chơi ngầm với sự toàn trị của ĐCS.
Có lẽ trọng điểm chú ý nên ở cụm ” phòng thủ dân sự “, hãy rõ nghĩa cụm từ đó thì biết ngay mục đích của hành động lớn này của Đảng để làm gì ? Chiến tranh với Tàu, hay là ngăn ngừa nổi loạn và bất bình trong dân , hoặc là phòng ngừa cả 2, trong tình cảnh lực lượng cảnh sát tỏ ra ngày càng yếu ớt và mất tín tưởng từ người dân.
Trọng có thể ngồi bao nhiêu ghế cũng được, vì đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm chí càng được đề cao, tung hê. Nhưng giờ Phúc cũng dám bày đặt ngồi vào những ghế mà Trọng đang ngồi, một cách ngang nhiên, một nước không thể cùng lúc có 2 vua! Đây có phải là diễn biến mới đấu đá cung đình trước đại hội 13? Hay Trọng đã quá yếu, bị Phúc truất phế? Nếu Trọng không thể xử lý vô hiệu hóa việc này, xem như báo hiệu thời kỳ suy tàn…
Tien trach ky? hau trach nhan. nguoi vn dung trach ai het, cu ngoi do cho mong ai do lam cai gi do cho minh, loi tai minh het, quan thi ngu,dan thi dot’. quan thi hen ,dan thi khiep nhuoc. mon su hoc vn bi bon ngu dot csvn sua doi chi biet ve thang ho chi minh thi do la ket qua?. cang noi cang buon.
Đây đích thị là kiêu binh, đấu lại với hệ thống đảng:”thống nhất lãnh đạo toàn diện”. Một thủ tướng sắp rời nhiệm vụ không có lý gì khi tăng cường quyền lực cho mình, nhưng còn hơn thế, điều khiển được toàn dân, quân đội và công an, đó là sức mạnh tuyệt đối, mà đảng chưa bao giờ buông lơi. Quân đội cần phải tỉnh táo để cầm chịch trong việc bảo vệ đất nước và nhân dân, phòng khi xảy ra rối loạn, không phải phục vụ bất cứ phe nhóm nào.
Muốn tỉnh táo, quân đội cần tướng giỏi, nhưng nhìn lại các tướng bây giờ làm gì? Bán đất, không biết đọc bản đồ, mua tàu ngầm về làm cảnh, phục vụ các nhóm lợi ích, bỏ mặc ngư dân bị tàu lạ bắt nạt…
Mọi người cần cẩn thận với chuyện “Mỹ-Trung chuyển từ thế đối tác sang thế đối thủ”. Chính trường Mỹ khi đối diện với các rối loạn trong nước, người lãnh đạo luôn tìm cách tạo nên những sóng gió quốc tế để người dân quên đi những gì đang xảy ra trong nước. Mọi người đừng vội quá lạc quan để rồi phải thất vọng sau này!
Không có dấu hiệu nào cho thấy người dân Mỹ đang quên đi những gì đang xảy ra trong nước, và họ cũng chẳng xem tuyên bố mới của Mỹ về BĐ sẽ tạo sóng gió quốc tế.
Thực tế là TQ đã phô trương sức mạnh trước ở BĐ, sau đó Mỹ mới đưa 2 nhóm tàu tới để đối lại.
Lập luận cùa Người Sài Gòn cũng có thể áp dụng với TQ: tập trân ở BĐ để người dân quên đi chuyện thế giới đang oán hận TQ vì đã để virus lây lan tùm lum.