Hiệp định sơ bộ và kinh nghiệm đọc sách lịch sử Việt Nam

Dương Quốc Chính

16-7-2020

Hiệp định (HĐ) này lâu nay vẫn được sử đảng cho là: Nước cờ sắc sảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước tình trạng thù trong giặc ngoài, ngàn cân treo sợi tóc. Việc ký HĐ đã khiến 20 vạn quân Tưởng phải rút mà không tốn một viên đạn! Lần đầu tiên Pháp đã phải công nhận Chính phủ VNDCCH.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói (chắc truyền khẩu thôi): Thà ngửi cứt Tây còn hơn ăn cứt Tàu. Tóm lại, đây là một thắng lợi ngoại giao của VNDCCH (thực ra chỉ có 3 người tham gia đàm phán chính thức là Hồ Chí Minh, Võ nguyên Giáp và Hoàng Minh Giám, đều là Việt Minh cả).

Thực tế thế nào? Qua việc lý giải về HĐ này mình cũng muốn trình bày kinh nghiệm khi đọc sách lịch sử VN (không dám dùng từ nghiên cứu của giới hàn lâm!).

Hiệp định Sơ bộ có các ý sau:

1. Chính phủ Pháp công nhận nước CỘNG HÒA VIỆT NAM (HAY VIỆT NAM CỘNG HÒA – từ trong nguyên văn) là một nước tự do trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp, có nghị viện, quân đội, tài chính riêng. Việc thống nhất 3 kỳ sẽ thông qua trưng cầu dân ý. (SGK lịch sử phổ thông cắt bỏ phần này).

2. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội TQ theo hiệp định quốc tế. Có phụ khoản quy định chi tiết việc này.

3. HĐ có hiệu lực ngay sau khi ký. Các bên chấm dứt các hành động thù địch để đàm phán về tương lai của Đông Dương, quyền lợi của người Pháp cũng như quan hệ ngoại giao giữa Đông Dương với nước ngoài.

Hiệp định do Sainteny (ủy viên cộng hòa Pháp – chức vụ tương đương với thống sứ Bắc Kỳ trước năm 45, thừa ủy quyền của Cao ủy Pháp tại Đông Dương), Hồ Chí Minh (chủ tịch Chính phủ VNDCCH) và Vũ Hồng Khanh (được ủy quyền bởi Hội đồng bộ trưởng, là người của Việt Quốc), đồng ký tên.

Phụ khoản:

Pháp sẽ cho 15 ngàn quân ra Bắc giải giáp quân đội Nhật cùng 10 ngàn quân VN. Pháp sẽ là chỉ huy liên quân (câu này hay bị sách báo VN lược bỏ). 15 ngàn quân Pháp sẽ rút lui trong 5 năm, mỗi năm rút 3 ngàn.

Pháp cam đoan không dùng tù binh Nhật vào mục tiêu quân sự.

Phụ khoản vẫn do 3 ông nói trên ký, theo báo Cứu Quốc (của Việt Minh), báo Đồng Minh (của Việt Cách) và một số báo chí đương thời khác. Sách báo chính thống của VN hiện nay cũng cho là như vậy.

Tuy nhiên, theo sử gia Pháp Phillippe Devillers và Stein Tonneson (sử gia Đan Mạch) là 2 chuyên gia lịch sử VN giai đoạn này, thì người ký phụ lục là Sainteny, Salan và Võ Nguyên Giáp. Hai sử gia trên thường dựa vào các tư liệu văn bản lưu trữ.

Ngoài ra, nhà báo Nguyễn Kỳ Nam cũng viết trong hồi ký của mình nội dung tương tự, ông còn nhấn mạnh là một số báo đã viết như báo Cứu Quốc, nhưng thực tế không phải.

Việc ai đã ký phụ lục HĐ Sơ bộ là câu hỏi cho các sử gia VN và Pháp, những người được ăn lương để làm sáng tỏ lịch sử. Tiếc rằng sau 70 năm thì đây vẫn là câu hỏi!

Chuyện này mình và chuyên gia sử đảng Kiều Mai Sơn đã tranh luận rất dài, nhưng chưa thể ngã ngũ do chưa ai đưa ra được ảnh chụp có chữ ký của phụ lục này.

Theo suy luận của mình thì khả năng ông Giáp và Salan ký là cao, do 2 người này là chỉ huy quân đội 2 bên, mà phụ lục chỉ bàn về vấn đề quân sự. Sau đó một tháng, ngày 3/4, hai người này lại ký một hiệp định quân sự bổ sung cho phụ khoản kia.

Ngày 7/3/1946 có một cuộc mit tinh ở Nhà hát lớn để Chính phủ giải trình với nhân dân lý do phải nhân nhượng, hòa hoãn với Pháp. Ông Giáp là người bảo vệ HĐ này rất nhiệt tình, nếu ông ấy không liên quan đến HĐ thì sao phải như vậy? Hai người phát biểu cùng Võ Nguyên Giáp là Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh (là 2 người ký HĐ). Ông Hoàng Minh Giám, trợ thủ khi đàm phán của Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Ngoại giao, lại không phát biểu.

Về danh xưng Cộng hòa VN (hay VNCH) trong HĐ, mấy năm trước mình cho là họ nhầm lẫn trong in ấn! Nhưng mấy hôm nay mình tra nhiều nguồn khác nhau, cả báo Cứu Quốc, thì đúng nguyên văn là như vậy. Tại sao khi ký một HĐ đầu tiên và quan trọng như vậy mà hai bên lại để sai quốc hiệu của một bên? Tại sao phía VN cũng đặt bút ký? Phải chăng do bị sức ép nào đó khiến họ phải cuống lên để ký. Chuyện này là chưa từng có trong các văn bản ngoại giao. Các tư liệu của VN sau này đều tự ý sửa lại chữ đó thành VNDCCH. Đây cũng là câu hỏi cho các sử gia chuyên nghiệp.

Ý nghĩa thực tế của Hiệp định Sơ bộ là gì?

Phía Cộng sản vẫn phao tin là quân Tưởng có dã tâm xâm lược, diệt Cộng, cầm Hồ, nên đuổi được quân Tưởng là thắng lợi ngoại giao! Thực tế là Tưởng Giới Thạch đã phát biểu với đồng minh là không có tham vọng ở Đông Dương. Hơn nữa, lúc đó ông ta còn phải lo đối phó với Mao Trạch Đông. Nếu quân Tưởng muốn diệt cộng, cầm Hồ thì với 20 vạn quân họ đã dễ dàng phế bỏ CP lâm thời VNDCCH vì CP đó hoàn toàn là tự xưng, cướp chính quyền. Tuy nhiên 2 tướng Tiêu Văn, Lư Hán lại chọn giải pháp hòa bình, dàn xếp để Việt Minh chia sẻ quyền lực với Việt Quốc và Việt Cách (VM vẫn được lợi thế hơn, như vậy là công bằng). Một trong các lý do là Hồ Chí Minh vốn có quan hệ thân với Tiêu Văn từ hồi ở bên Tàu, hai tướng Tàu này cũng nhận được nhiều vàng đút lót từ phía VM (có được qua Tuần lễ vàng).

Hơn nữa, trước khi ký HĐ Sơ bộ thì ngày 28/2 Pháp và TQ đã ký HĐ Trùng Khánh, thỏa thuận để Pháp thay thế quân Tàu để giải giáp Nhật. Đổi lại, Pháp sẽ trả lại TQ các tô giới ở TQ và nhượng lại đường sắt Côn Minh (do Pháp đầu tư, đường này nối với Lào Kai chạy về HN, rồi đi Hải Phòng, là đường huyết mạch của tỉnh Vân Nam ra biển).

Như vậy có nghĩa là VNDCCH chỉ tát nước theo mưa, “không ký HĐ thì Pháp vẫn ra Bắc” (lời ông Võ Nguyên Giáp hôm 7/3/1946 trước đồng bào). Thực tế là sáng 6/3 thì tàu Pháp đã đụng độ với quân Tưởng ở Hải Phòng rồi, nên cuối chiều phía VN phải cuống cuồng ký HĐ. Theo tư liệu của Devillers và Tonneson thì phía TQ gây sức ép rất mạnh lên cả Pháp và VN để 2 bên phải nhanh chóng ký HĐ (tất nhiên sách báo đảng không ghi đâu!).

Thực ra mục tiêu chính của việc ký HĐ này đối với Việt Minh là họ nhân cơ hội Tàu rút thì tiêu diệt phe thân Tàu là Việt Quốc, Việt Cách và đã thành công dưới sự hỗ trợ ngầm của Pháp (vì Pháp cũng muốn thế). Phe thân Tàu thực tế đã chống lại việc ký HĐ này do họ bị mất chỗ dựa. Họ chửi VM là bán nước cho Pháp. Lúc đó một số nhóm không CS ở Nam Kỳ cũng chống lại HĐ, cho là VM bỏ rơi Nam Kỳ, họ vẫn tiếp tục kháng chiến.

Mục tiêu phụ của VM là có cơ hội tuyên truyền rằng Pháp đã công nhận CP VNDCCH. Nhưng đấy là tuyên truyền trong SGK thôi! Họ giấu biệt một điều là người ký HĐ phía Pháp chỉ là một tay ủy viên cộng hòa ngang thống sứ, còn là cấp dưới của Cao ủy (ngang Toàn quyền). Thực tế nữa là HĐ này bị CP Pháp chê trách do còn chưa được thông qua Bộ ngoại giao và CP Pháp. Đặc biệt là điều khoản về 15 ngàn quân và việc rút quân quá nhanh. Ông Bộ trưởng bộ Pháp quốc hải ngoại mắng ông Cao ủy D’Argenlieu về điều này, cho là Pháp bị thiệt thòi. Sau này HĐ Elysee ký giữa Bảo Đại và TT Pháp Auriol mới là ký ngang hàng giữa 2 nguyên thủ, mới thể hiện sự công nhận cấp quốc gia và được Quốc hội thông qua.

Về kinh nghiệm đọc sách Lịch sử VN

Nhân việc tranh luận giữa mình và bạn Kiều Mai Sơn về lịch sử VN giai đoạn vô cùng nhạy cảm là 45-46, mình xin trình bày luôn về kinh nghiệm đọc sách LSVN của mình.

Sách LS hiện đại VN nói chung là vừa thừa vừa thiếu. Thừa là sách kiểu thủ dâm, tô hồng, ta thắng địch thua (chắc phải 80% là dạng đó) bao gồm cả SGK và chính sử (do Viện Sử biên soạn). Thiếu là không hề có một cuốn sử nào khách quan, trung lập, tập trung được tư liệu của tất cả các bên để vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh về lịch sử hiện đại VN.

Chính vì thiếu nên mình buộc phải dựa vào hồi ký chính trị của những người có liên quan. Đọc hồi ký, hay hồi ức do người khác chép lại lời kể của nhân vật, phải hết sức cảnh giác. Vì tâm lý chung là chả ai muốn nói xấu mình và phe cánh của mình. Hồi ức thì dựa trên trí nhớ, rất ít khi trích nguồn văn bản. Đại khái là thiên về chém gió.

Ngay cả những hồi ký lộn lề như cuốn Đèn Cù hoặc ghi chép lời kể của các chính trị gia như cuốn Bên thắng cuộc, cũng phải cảnh giác, tin tưởng có chừng mực. Bởi vì nguồn sử liệu cũng là dạng hồi ức chém gió.

Hồi ký có giá trị hay không phụ thuộc vào nhân vật chính (tự viết hoặc nhờ người viết) có trung thực và hiểu biết hay không. Hồi ký được xuất bản chính thức của phía CS là phải đặc biệt đề phòng. Bởi vì tính trung thực ngoài lương tâm của tác giả còn thêm một bước kiểm duyệt xuất bản. Tác giả có muốn trung thực nhưng nếu nội dung mà lộn lề thì cũng bị cắt. Vì vậy mình chỉ đánh giá cao mấy cuốn hồi ký của đảng viên khi họ xuất bản lậu! Như hồi ký Đoàn Duy Thành, Trần Quang Cơ, Nguyễn Đăng Mạnh…

Hồi ký của bên Quốc gia (VNCH) cũng có thể sai như trên, nhưng ít hoặc không bị kiểm duyệt, nên xác suất sai thấp hơn hồi ký Cộng sản xuất bản chính thức. Hồi ký của phe Quốc gia chửi ông Diệm, ông Thiệu thoải mái, chứ làm gì có hồi ký Cộng sản được xuất bản nào dám chửi Lê Duẩn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp? Hồi ký xuất bản lậu thì có!

Bạn Kiều Mai Sơn hay trích hồi ký Cộng sản và cho một số cuốn là chân lý, với lý do là bạn ý tin tưởng vào nhân cách của tác giả. Mình thì cho rằng nhân cách Cộng sản thì không ai hơn Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, nhưng đọc hồi ký hay hồi ức của hai ông ấy thì có rất nhiều vấn đề, đặc biệt là ông Trần Dân Tiên và T. Lan! Ông Giáp thì lờ tịt mối quan hệ nhạy cảm với chánh mật thám Marty và việc bị Lê Duẩn đì!

Tuy nhiên, vẫn cần đọc hồi ký để kiểm tra chéo với các nguồn khác. Ví dụ đọc Đoàn Duy Thành để hiểu Đỗ Mười, đọc Trần Quang Cơ để hiểu chính sách ngoại giao VN lúc đó, đọc Hoàng Văn Hoan để hiểu Lê Duẩn…, chứ không phải để hiểu bản thân tác giả.

Các sách LSVN do tác giả phương Tây viết thì cách viết rất chuyên nghiệp, họ trích nguồn rất cụ thể, nhiều nguồn phải là văn bản mới tin cậy, nguồn nào chưa tin cậy cũng có chú thích…Trong khi sách LSVN thì hay viết kiểu chém gió, kể chuyện. Gần đây có một số cuốn đỡ hơn, tiệm cận cách viết phương Tây.

Tuy nhiên tác giả Tây cũng có điểm yếu về nguồn tư liệu trong nước và phụ thuộc tư tưởng (ý thức hệ) của tác giả. Mình đã có một số stt phê phán tư liệu Tây và một số ông VN cắm đầu trích nguồn Tây coi là chân lý mà chả tự phản biện tý nào. Ví dụ như bộ phim The Vietnam war hay một số tác giả Mỹ chửi VNCH để bào chữa cho Mỹ.

Tóm lại là bây giờ việc tìm kiếm nguồn tư liệu là khá dễ dàng, nhất là với tư liệu online của Tây. Vấn đề là cách xử lý thông tin bằng não của mỗi người thế nào thôi. Thực tế với chính các nguồn lề phải hiện nay cũng thừa sức để hiểu chân thực về lịch sử VN hiện đại, chẳng qua phải biết tìm 20% thông tin hơi lộn lề kia! Bò đỏ cuồng tín thực ra là do không chịu đọc sách mà thôi. Tư liệu PĐ của mình cũng chỉ chiếm cỡ 20% số sách mình có. Đọc sách của NXB Sự thật cũng đủ để tự diễn biến rồi! Vấn đề là có chịu đọc hay không.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN


  1. Hanoi est Immortel et Eternel !
    ***********************

    https://www.youtube.com/watch?time_continue=202&v=xWaw6AoPywM&feature=emb_logo
    Em Ơi Hà Nội Phố Thơ: Phan Vũ – Nhạc: Phú Quang – Tiếng hát: Nguyên Khang

    Hanoi est Immortel et Eternel !
    Il est tout ce dont j’ai besoin pour me plaire
    Il peut me stimuler et me faire à rêver
    Il ne me quitte jamais depuis je suis né
    Même j’ai été ruiné et bohème
    Je n’ai pas peur qu’il m’abandone
    Hanoi est Immortel et Eternel !

    Embrassez-le puis caressez-le
    Touchez-le et câlinez-le
    Je peux sentir chaque partie de la Nature de Hanoi
    Rien ne se cache dans son Coeur
    Et son Äme pour me blesser
    Je n’ai pas besoin d’autre amour
    Pour l’Amour de ma Ville Natale, Hanoi
    C’est assez ! C’est absolument assez !
    Pour quel bien l’Amour me fera-t-il?
    Hanoi ne me raconte jamais de mensonges
    Il brille seulement la Vérité
    Hanoi est Immortel et Eternel !
    Scintillant dans mon coeur et sur mon esprit
    Contrairement aux femmes et hommes
    L’Amour absolument fidèle de Hanoi persiste pour toujours
    D’hommes et de femmes ne sont que des mortels
    Qui ne valent pas la peine d’aller à leur tombeaux

    https://www.youtube.com/watch?v=xWaw6AoPywM
    Em Ơi Hà Nội Phố Thơ: Phan Vũ – Nhạc: Phú Quang – Tiếng hát: Nguyên Khang

    Avec Hanoi et son Grand Amour
    Je n’ai pas besoin d’amour
    Pour l’Amour de ma Ville Natale, Hanoi
    C’est assez ! C’est absolument assez !
    Pour quel bien l’Amour me fera-t-il?

    Hanoi ne me raconte jamais de mensonges
    Il brille seulement la Vérité historique
    Avec laquelle de la Tour de Pinceau
    Qui témoigne l’Histoire Moderne Vietnamienne

    Hanoi est pour toujours, pour toujours et pour toujours
    Pour toujours et à jamais
    Hanoi est à la Vie à la Mort

    MILLIONS DE GENS HONNËTES VIETNAMIENS – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Lịch sử VN.là một lãnh vực bị chính trị hoá để tuyên truyền,do đó thầy dạy sử
    Hà Văn Thịnh từng can đảm nói thằng ra Việt sử có 30% là thật còn 70% là giả
    và phải chăng vì vậy mà ông ta bị cô lập đến mức trầm cảm rồi qua đời ?
    Hồi ký lịch sử là một hình thức biện hộ hay thanh minh cho phe ta hay cá nhân
    người viết nhưng nói chung ý đồ này thường là ít ở các tác giả phương Tây mà
    nhiều nhất là ở phương Đông,do đó sự thực lịch sử cần được kiểm chứng bằng
    nguồn tin khác,miễn là nguồn đó độc lập hay trung lập.
    Có điều đáng tiếc là một số tác giả Âu Mỹ nghiên cứu lịch sử qua những tài liệu
    của CS.cung cấp do đó rất khó cho họ tiếp cận sự thực lịch sử.Ai cũng biết rằng
    nhà nước CS.rất coi trọng việc tuyền truyền,cho nên tài liêu trong nội bộ đảng
    thì khác hẳn tài liệu truyền công khai ra ngoài (TS.Trần Công Trục đã từng phủ
    nhận những văn bản tuyên truyền chính thức chống Tàu cộng về biên giới giữa
    giữa VN và TQ.thời Lê Duẫn khi cả 2 bên đàm phán về đường ranh giới).
    Điển hình việc nghiên cứu trên của phương Tây là thầy trò đại học danh tiếng Mỹ
    Cornell gồm có thầy George Mc Turnan Kahin và trò Gareth Porter đã tin vào các
    tài liệu tuyên truyền VC.mà đi đến cáo buộc chính quyền VNCH.là “hiếu chiến”và
    VC.có thiện chí hoà hợp hoà giải dân tộc và hoà bình v.v.? Chính luận điệu đó mà
    họ đã giúp phong trào phản chiến Mỹ có “chính nghĩa” để đấu tranh !
    (Theo “Ho Chi Minh,Pol Pot and Cornell” của Stephen J.Morris.1989).

  3. Độc giả trong nước và các bạn trẻ du sinh có thể đọc nguyên văn hiệp định Ho-Sainteny ở đây: https://lsvn101.blogspot.com/2019/12/viet-lai-nhung-dong-lich-su.html
    Quân đội Anh và Trung Hoa Quốc gia vào VN sau thế chiến thứ II là để giải giới quân đội Nhật theo sự chỉ đạo của Đồng Minh, tức Liên Hiệp Quốc, chứ không phải xâm lược VN như những tuyên truyền của cộng sản. Bài viết trong link là trang sử quan trọng, lần đầu tiên phối hợp bối cảnh lịch sử thế giới với những diễn biến bên trong VN. Nó cũng giải thích cho chúng ta thấy vì sao sau thế chiến thứ II, tất cả các nước thuộc địa trên thế giới trở nên độc lập tự chủ và duy trì cho đến ngày nay, ngoại trừ Việt Nam là nước duy nhất tự biến mình thành thuộc địa của một nước tây Âu.

  4. Cảnh giác Lịch Sử
    – Nếu là nhà Sử Học (theo đuổi nghiêm túc một nghề) thì kết quả nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành, có uy tín.
    – Còn “nghiên cứu” để bênh vực “bên ta” và chửi “bên địch” lại là chuyện khác. Sẽ đăng ở bất cứ chỗ nào, miễn là đăng lên được. Nếu chót (lỡ) đọc, sẽ thấy bới móc là chủ yếu.
    – Vậy, cả tác giả bài này và cả cái ông Kiều Mai Sơn (nào đó) hãy đăng bài của mình ở chỗ khác. Đừng để chúng tôi phí thì giờ.

Comments are closed.