Trương Nhân Tuấn
1-7-2020
Luật an ninh về Hong Kong có hiệu lực bắt đầu từ ngày 30 tháng 6 năm 2020. “Trung quốc vừa có thành phố mới mang tên Hương Cảng”, đúng như ý kiến của cô Nga Pham viết trên trang facebook cá nhân. Câu hỏi đặt ra là việc này lợi hại ra sao đối với đảng CSTQ?
Ít phút sau đó, những gương mặt tiêu biểu cho một Hong Kong dân chủ, trẻ trung và trí thức, lần lượt tuyên bố từ chức, rời khỏi tổ chức tranh đấu dân chủ Demosisto.
Tập Cận Bình đã “bội ước” với Anh về cam kết “quốc gia hai chế độ”. Đây cũng là một vấn đề “quốc tế” vì Tuyên bố chung giữa Anh và TQ được nộp lưu chiểu lên văn phòng TTK LHQ.
Nhắc điều này để thấy rằng Anh (và các quốc gia quan hệ) vẫn còn vũ khí để có thể trả đũa TQ bằng nhiều phương cách. Thứ nhứt, khi hợp đồng không được một bên tôn trọng. Hợp đồng vô giá trị. Tức là Anh có thể tuyên bố rằng chủ quyền ở Hong Kong (ngoại trừ vùng Tân giới) vẫn còn thuộc Anh. Điều này cho phép Anh có trách nhiệm pháp lý đối với những “thần dân” Anh sinh ra và lớn lên tại vùng lãnh thổ này. Thứ hai, Anh (và khối châu Âu) có thể kiện TQ vì “bội ước”, nếu việc “bội ước” của TQ đã đem lại những thiệt hại đến quyền và lợi ích của các quốc gia này ở Hong Kong.
Luật an ninh phủ trùm lên Hong Kong sẽ không xóa bỏ được lối sống và tập quán tự do của những người dân sinh sống ở đây. Thế hệ trẻ trí thức dấn thân chỉ chấm dứt phương cách “đối đầu trực diện” để đi vào một lối tranh đấu khác cho phù hợp hơn. Ý kiến của các đảng viên sau khi ra khỏi tổ chức Demosisto có thể hiểu việc tranh đấu từ nay sẽ giã từ ánh sáng để chìm vào bóng tối. Tức đó chỉ là một sự “điều chỉnh chiến thuật” cho phù hợp hoàn cảnh mới, không có nghĩa là một “thất bại” của phong trào dân chủ.
Việc ra luật “an ninh quốc gia” khu vực Hong Kong cho thấy Tập Cận Bình đã đoạn tuyệt với di sản chính trị “một Trung Hoa nhưng có nhiều cách giải thích khác nhau” của Đặng Tiểu Bình. Nguyên nhân thúc đẩy điều này đến từ việc Tập nhận thấy rằng “nội lực” của TQ đã đủ mạnh, hay vì TQ bị “cô lập” do cuộc chiến Mỹ-Trung. Cách nào thì việc này cũng tạo một sự “phân hóa” sâu sắc trong lòng khối dân tộc Hoa, trong lục địa và hải ngoại.
Quan niệm về Trung Hoa của Đặng Tiểu Bình rất cởi mở. Một Trung Hoa Đài Loan phồn thịnh dưới chế độ dân chủ, hay một Trung Hoa Hong Kong giàu có thịnh vượng, tất cả đều thuộc về tài sản chung của một Trung Hoa. “Mèo trắng mèo đen có khác gì nhau nếu cả hai đều bắt được chuột”. Câu này của họ Đặng thường bị hiểu sai. Sự khác biệt về thể chế chính trị chỉ là một “chi tiết” trong “đại cục” là sự giàu mạnh chung cho cả dân tộc Hán. Dân chủ hóa lục địa theo cái cách của Đài Loan không hề bị Đặng Tiều Bình loại trừ. Miễn là mô hình chính trị này xây dựng thành công một quốc gia Trung Hoa giàu mạnh.
Sự thay đổi chính sách của Tập Cận Bình có thể sẽ đem lại nhiều “cay đắng” cho đảng CSTQ. Khối Hoa kiều hải ngoại, kể cả Đài Loan, đã thấy rõ rằng Tập Cận Bình đã đặt lợi ích của đảng CSTQ lên trên lợi ích của dân tộc Hán. Đài Loan càng có lý cớ để khẳng đị khuynh hướng “độc lập”. Khối hoa kiều hải ngoại cũng sẽ nghiêng về Đài Loan, thay vì ủng hộ lục địa. Sự phát triển kinh tế của TQ từ nay sẽ mất đi một lực lượng doanh nhân cực kỳ giàu có.
Vấn đề là vì sao Tập Cận Bình lại “cứng” lên trong lúc này? Phải chăng đảng CSTQ nhìn thấy một “thời cơ”, nếu khai thác được, thì địa vị quốc tế của TQ sẽ được nâng lên cao?
Thật vậy, qua cuốn sách của John Bolton vừa xuất bản, ta nhìn thấy được “cơ hội lịch sử” đang mở ra cho TQ. Thứ nhứt là không hề có cái “sách lược” gọi là “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Trump. Theo Bolton đây chỉ là một cái “nhãn” dán vội vã (trên đống tro tàn TPP của Obama), không có thực chất. Cũng theo Bolton, Trump có thể “hy sinh” Đài Loan vì giá trị của xứ này chỉ nhỏ xíu như là “cây viết chì” so với “cái bàn” lớn là TQ.
Tức là, “cơ hội lịch sử” của TQ chính là nhiệm kỳ của tổng thống Trump. Áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hong Kong là liều thuốc thử đầu tiên để thăm dò phản ứng Mỹ.
Hiện thời TQ cấm biển vùng Hoàng Sa để tập trận. Hành vi này có thể hiểu như là sự “trả lời” của Tập Cận Bình trước cuộc tập trận vừa qua của Mỹ với 3 hàng không mẫu hạm ở lân cận Biển Đông.
Người ta lo ngại khu vực chìm vào biển lửa vì sự thiếu suy nghĩ của hai bên Mỹ và Trung Quốc.
Trump có thể “gây hỏa hoạn”, như ra lịnh cho tàu chiến đi vào vùng biển cấm, tạo “biến cố” để cứu vãn nhiệm kỳ tới mà mọi thăm dò đều cho thấy ông sẽ thua đậm. Nhưng nếu “lỡ tay”, hai bên thiếu kiểm soát, TQ có thể phản ứng “toàn diện”, đánh phủ đầu Mỹ và các đồng minh kế cận TQ của Mỹ, tạo cuộc “đại chiến” mới.
Trích: “TQ có thể phản ứng “toàn diện”, đánh phủ đầu Mỹ và các đồng minh kế cận TQ của Mỹ, tạo cuộc “đại chiến” mới.“.
“Đánh phủ đầu” bằng cách nào nhỉ? Trừ phi ĐCSTQ đã gài xong mã độc vào tất cả các hệ thống computer tài chánh, quân sự, điện lực (nhất là nguyên tử),v.v… của Mỹ và có thể cho mã độc “nổ tung” bất cứ lúc nào.
Còn nếu chỉ “đánh phủ đầu” bằng võ khí quy ước thì Mỹ chỉ cần cho được một tomahawk lọt vào được đến đập Tam Hiệp thôi là Bắc Kinh phải đầu hàng.
Tác giả có vẻ nịnh TC và coi thường sức mạnh của Hoa Kỳ. Cho kẹo, TC cũng không dám hó hé chứ đừng nói là đánh phủ đầu Hoa Kỳ và các nước đồng minh !
Cứ nhìn hai chiếc được gọi là “mẫu hạm” của TC thì thấy sức mạnh của họ ! Một chiếc second hand được mua ve chai của Ukraine đem về sửa chữa lại, ra khơi được vài ngày thì lại phải về bến sửa chữa ! Chiếc thứ hai được đóng mới nhưng thiết kế, hoàn thành theo kiểu mẫu những mẫu hạm của Mỹ đã cho về hưu từ thiên niên kỷ XX, chưa hề có một chút kinh nghiệm nào về hải hành chứ đừng nói là tác chiến ngoài khơi !