Rớt đại biểu thì làm sếp đại biểu

Trương Châu Hữu Danh

28-6-2020

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Là nước văn minh tiến bộ, các hoạt động của Quốc hội ta đều vì nhân dân. Quốc hội ta có cơ chế để có thể lắng nghe, thu thập được ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt những phản hồi từ nhân dân phục vụ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật, bảo đảm các chính sách, pháp luật và các quyết sách đều có nguồn gốc, cội rễ từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Đây cũng chính là cơ chế để Quốc hội thông qua đó làm tốt chức năng giám sát tối cao, bảo đảm pháp luật đi vào cuộc sống và phát huy vai trò, tác dụng, thực sự là công cụ hữu hiệu trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.Quốc hội muốn trở thành cơ quan quyền lực nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì nhất thiết phải làm tốt công tác dân nguyện. Điều đó cũng chính là sự thể hiện đúng đắn bản chất tiến bộ của chế độ dân chủ ở nước ta.

Cơ quan chuyên môn có đủ năng lực và địa vị pháp lý để giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ chính là Ban dân nguyện. Bất kỳ một cơ quan dân cử nào sau khi được nhân dân bầu ra cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, thực thi các chính sách bảo đảm quyền cơ bản của công dân. Những công việc mà Quốc hội hướng tới thực hành quyền của công dân, lợi ích của nhân dân chính là công tác dân nguyện của Quốc hội. Chức năng này của Quốc hội được pháp luật quy định ở nhiều khía cạnh khác nhau, như về quyền yêu cầu, thỉnh nguyện của nhân dân, trách nhiệm thực thi pháp luật để bảo đảm hiện thực hóa quyền dân nguyện v.v…

Ông Đỗ Văn Đương chính là lãnh đạo của Ban dân nguyện.

Năm 2016, nhân dân TPHCM sớm nhận ra bản chất, năng lực của ông nên gạt tên ông, không công nhận ông làm đại biểu quốc hội – dù cơ hội rớt khó hơn đậu (thông thường 6 – 7 người chỉ loại bỏ một người).

Sau khi bị rớt đại biểu quốc hội, ông Đương trèo lên ngồi ghế Phó Ban dân nguyện – làm sếp các vị đậu.

Bình Luận từ Facebook