Khoa Lê
1-6-2020
Nhiều người dùng câu “con sâu làm rầu nồi canh” để biện hộ rằng một số ít kẻ xấu làm mất uy tín những người tốt. Nhưng họ quên rằng cũng trong câu tục ngữ trên, chỉ cần một con sâu bên trong thôi là đủ làm rầu cả nồi canh rồi.
Và nếu như đây không phải chỉ là một con sâu, mà là rất nhiều, và người ta để nguyên 99% mớ sâu đó để nấu canh thì phải nói thế nào về cái tâm của người làm bếp?
Tệ hơn nữa, những người thực khách đã phải ăn nồi canh có sâu suốt nhiều năm trời mà không có lựa chọn khác, và mỗi khi họ lên tiếng phản đối, từ ôn hoà đến gay gắt, và yêu cầu nhà bếp tiệm ăn đứng ra chịu trách nhiệm thì chỉ nhận được những lời hứa hão, hay tệ hơn là bị phê phán ngược lại là “khó tính”, “hung dữ”, “vô học”.
Nói miệng không được, thực khách kiện tiệm ăn ra toà, nhưng tiệm ăn lại được cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm lẫn toà án hậu thuẫn, vì họ hay đến ăn tiệm ấy và được phục vụ những món ngon đặc biệt không có sâu. Cuối cùng tiệm ăn được xử trắng án và thực khách bình dân ra về tay không.
Dĩ nhiên sau tất cả mọi việc đâu lại hoàn đó. Và đến một ngày thực khách chịu không nổi nữa, họ nổi điên lên hất đổ nồi canh và đập phá cửa tiệm, hành hung nhà bếp. Khi đó họ lại bị xã hội kết án là thành phần “nổi loạn”, “bạo lực”, “hôi của”.
Đập phá và hành hung thì hiển nhiên là sai. Nhưng trách nhiệm của tiệm ăn khi phục vụ một nồi canh đầy sâu cho khách suốt nhiều năm trời thì sao?
Cái sau là nguyên nhân dẫn đến cái trước. Khi khách đã dùng đủ mọi biện pháp để phản đối mà không được lắng nghe thì bắt buộc họ phải tìm đến phương cách bạo lực nhất để thể hiện quan điểm.
Đến đây nhiều người sẽ thắc mắc: “Tại sao không ăn tiệm khác mà cứ lao đầu vào cái tiệm bẩn bựa này?” Bởi vì đây là tiệm ăn duy nhất trong cả thị trấn.
Rồi những người đó sẽ thắc mắc tiếp: “Vậy tại sao không dọn đi nơi khác?” Dọn đi nơi khác sao được khi không có tiền và không có phương tiện?
Tại sao không phản ứng ôn hoà? Phản ứng ôn hoà rồi, mà có ai nghe đâu.
Tại sao không dùng tới pháp luật? Vấn đề là pháp luật cũng nghiêng về một bên.
Khi tiếng nói của người thực khách thấp cổ bé họng không được lắng nghe thì họ chỉ còn cách động tay chân để truyền tải thông điệp.
Nếu muốn những người đó đối thoại thì trước tiên nhà bếp phải chịu trách nhiệm và cho thấy họ chịu thay đổi. Thay vì đổ hết tội lỗi cho “con sâu làm rầu nồi canh”.
Tội nghiệp cho kẻ viết bài này. Chẳng ma nào chịu ghé vào góp ý. Thôi thì ta cho vài hàng cho vui nhé.
Tại Mỹ, ngay sau cuộc nội chiến (1861 – 1865), Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án 13, chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ, là căn bản pháp lý chấm dứt sự áp bức của người Mỹ da trắng lên người Mỹ da đen.
Năm 1964, Đạo luật Dân quyền được thông qua, tuyên bố mọi sự phân biệt chủng tộc, màu da, nguồn gốc, giới tính đều là bất hợp pháp. Thành quả của tư tưởng bình đẳng sắc tộc nầy đã rực rỡ vang dội 5 châu khi Barack Hussein Obama, một cái tên đầy khiêu khích gợi nhớ A rập Trung đông Hồi giáo, đã ngồi vào chiếc ghế cao nhất của Bạch Cung! Những sự kiện này là một cái kết xứng đáng sau một giai đoạn lịch sử đầy bão táp trên đất Mỹ với hàng loạt vụ bạo động mang màu sắc kỳ thị chủng tộc.
Thế nhưng qua nhiều trào tổng thống khác nhau, Dân chủ và Cộng hoà, tệ trạng phân biệt chủng tộc vẫn xãy ra đó đây ngược lại với dư luận nhân văn của đại đa số người Mỹ da trắng. Không chính quyền, đảng phái nào dung thứ nó. Nó không phải chủ trương của bất cứ nhà cầm quyền thuộc đảng nào, mà chỉ là do thiểu số những cá nhân độc ác xấu xa mang bệnh tâm lý kỳ thị chủng tộc. Cho nên vấn đề hoàn toàn là cá biệt, luôn là con sâu làm rầu nồi canh, mà chẳng nhà nước nào tiên liệu nổi để ngăn ngừa được.
Đổ tội cho một đảng, một chính quyền, một tổng thống…chính là ý đồ xấu xa của kẻ lợi dụng tình hình đau thương của đất nước Mỹ cho lòng tham quyền lực, để đánh đổ đối thủ, gây bất lợi cho đối phương trong chiến dịch tranh cử mà thôi.
Lũ theo đóm ăn tàn ¥ của Tàu khựa, hoặc $ của phe Dân chủ, chỉ như đang ngữa mặt phun nước bọt lên trời mà thôi!
* Có thể kể ra một số vụ việc điển hình như đụng độ sắc tộc ở Mỹ như: Ngày 14/8/2014, Michael Brown, 18 tuổi, người Mỹ gốc Phi không có vũ khí bị bắn chết ở Ferguson, bang Missouri dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình lớn chống phân biệt chủng tộc. Sau đó 1 năm ngày 26/6/2015: 9 người Mỹ gốc Phi ở nhà thờ Emanuel African Methodist Episcopal ở Charleston, bang South Carolina bị Dylann Roof, kẻ cực đoan da trắng sát hại.
Mới đây nhất, một cuộc thảm sát diễn ra vào ngày 7/7/2016 khi Alton Sterling, một người da đen bị cảnh sát da trắng đè xuống đất, sau đó bắn nhiều phát ở cự ly gần tại Baton Rouge, Los Angeles. Philando Castile, một người da đen bị một sĩ quan cảnh sát gốc Mỹ Latinh lôi ra khỏi xe bắn chết ở ngoại ô thành phố St.Paul, bang Minnesota.
Những năm 2014, 2015, tháng 7/2016…thuộc nhiệm kỳ quyền lực của ai, bọn theo đóm ăn tàn hãy truy ra đời tổng thống đảng nào ở Mỹ, để ngưng gào thét chống tt Trump đi!