Nghĩ đến công lý

Mai Quốc Ấn

8-5-2020

Những ngày này, cụm từ Hồ Duy Hải được nhắc đến nhiều. Lần kháng nghị Giám đốc thẩm này là cơ hội cuối cùng của bị can nổi tiếng vụ án Cầu Voi. Bỗng nghĩ về cụm từ “cầm cân nảy mực”.

Ý nghĩa của cụm từ “cầm cân nảy mực” là giữ gìn cho mọi việc đúng đắn, công bằng.

Nên Nữ thần Công lý (Lady Justice) được kết hợp từ thần Themis (nữ thần của Hy Lạp, hiện thân của pháp luật và trật tự tự nhiên) và thần Justitia, trong tiếng Latin là Iustitia (hiện thân của công lý trong thần thoại La Mã), cần bịt mắt.

Bịt mắt để không nhìn, không bị ngoại cảnh bên ngoài tác động, kể cả là các đại thần trên trời, hay thậm chí không quan tâm đến cả xuất thân ai đang đứng trước phán xét.

Có như thế cán cân mới thực sự công bằng. Không phải thứ cân chứa thuỷ ngân để điều chỉnh sao cho có lợi nhất cho người cầm cân rồi đến một ngày mở ra thấy thuỷ ngân hoá máu.

Khi ấy công lý theo nghĩa rộng có cách phán xét của mình cho những phán xét nhân danh công lý nhưng trái công đạo.

Thanh gươm công lý của Lady Justice luôn nằm tay trái để trừng phạt sự phản kháng bất tuân công lý, cũng là để thực thi công lý. Nó đầy quyền lực song quyền lực lại nên nằm ở cánh tay không thuận, còn tay mặt đã dành cho việc cầm cân.

Không biết thẩm phán xử Hồ Duy Hải thuận tay nào, nên việc mời luật sư của bị can là ông Trần Hồng Phong khỏi phòng xử chỉ sau 20 phút là điều gì đó rất khó lý giải. Chí ít trong vụ án hình sự nói chung và vụ án hình sự này nói riêng, chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng “trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước tòa án”.

“Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cũng mong muốn luật sư Phong tiếp tục có mặt tại phiên toà này nhưng khi vị này chưa phát biểu thì chủ toạ đã tuyên bố rồi nên đành im lặng, không lên tiếng nữa.

Thẩm phán chủ toạ phiên toà, “ông Nguyễn Hoà Bình – Chánh án Toà án nhân dân Tối cao cho biết, ông rất tiếc khi một số luật sư, kiểm sát viên tham gia trong quá trình giải quyết vụ án đã vắng mặt, bởi đây là phiên toà quan trọng, là dịp cùng nhau có trách nhiệm để làm rõ, xem xét lại vụ án” (trích ý kiến luật sư Ngô Anh Tuấn).

Hai điều này có thể sẽ là điều “rất rất rất đáng tiếc” cho cả nền tư pháp vì đây là phiên xử thứ ba – phiên giám đốc thẩm – cơ hội cuối cùng để “thấy mặt” công lý.

Muốn nảy mực lên bản án thì phải cầm cân cho chuẩn. Cầm cân không chuẩn có thể thao túng hay hại đến mạng người. Mà mạng người thì quý lắm nên cái hậu của hại một mạng người cũng nặng lắm…

P/s: Cũng trong hôm qua, nghe thêm tin diễn viên hài Công Lý đã lên chức phó giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội. Công Lý trong nhà hát đang bay cao…

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Nghĩ đến công lý thì không thể trông chờ vào Trí Lợ, huống chi là chờ csvn.
    Theo bác Hà Sĩ Phu, tớ biến đổi một tẹo cho phù hợp với tình hình” DIỆT TRÍ LỢ, ĐÀO MỒ CHÔN CSVN” thif THOÍAT TRUNG LÀ CHUYỆN NHỎ

  2. Kiện cũng chết, không kiện cũng chết. Nhưng ai chết, ai sống. Dân chết, đảng và Trí Lợ sống.. Thôi thì đằng nào cũng chết, dân ta nổi dậy đập đầu, bẻ cổ bọn Đảng, bọn Trí Lợ. Một công đôi việc

  3. Có lẽ tác giả (MQA) chưa thật hiểu “nẩy mực”.
    Thợ mộc xưa có cuộn dây tẩm “nhọ nồi”. Khi cần cưa xẻ cho chuẩn, họ căng dây thật thẳng trên mặt gỗ (ván) rồi “bật” để nhọ nồi in vết trên bề mặt gỗ (ván). “Mực”: là mực thước; đối xứng vẫn “cân” ở vế đầu.

    Rất hoan nghênh và đáng giá rất cao baif viết

  4. Khi côn an điều tra cởi áo này rồi mặc áo kia ngồi xử án thì cái não trạng không có gì thay đổi sau lớp áo, bắt nhầm, giết nhầm hơn bỏ sót đã được việt cộng Lê Mạnh Hà xác nhận. Công lý chỉ có mặt ở những môi trường thật sự dân chủ chứ nó không hiện hữu ở xứ thiên đường xhcn nơi mà lũ khỉ từ hang Pắc Pó tràn về đô thị nắm quyền sinh sát.

Comments are closed.