LTS: Ý kiến của GS Nguyễn Đình Cống dưới đây về việc phát hành và phổ biến sách, rất quan trọng. Bên cạnh việc phát hành sách cho các thư viện như ý kiến của tác giả, các nhà sách ở VN cũng cần phát hành và phổ biến trên mạng, để nhiều người có thể đọc và tra cứu từ xa.
Mỹ là nước phát hành rất nhiều sách hàng năm, với hơn 1 triệu cuốn sách mỗi năm. Năm 2018, có hơn 1,6 triệu cuốn sách được phát hành ở Mỹ, từ các nhà xuất bản độc lập. Trẻ em ở Mỹ được tiếp xúc với sách rất sớm. Từ khi biết nói, các em đã được người lớn đọc cho nghe. Khi tới tuổi mẫu giáo (kindergarten), có em đã đọc được, có em được cha mẹ đọc cho nghe hàng ngày vì đó là bài tập bắt buộc ở nhà. Thói quen đọc sách của học sinh Mỹ hình thành từ nhỏ và đọc sách ở Mỹ là bắt buộc đối với học sinh Mỹ, bởi đó là kho kiến thức của nhân loại.
______
Nguyễn Đình Cống
5-4-2020
Mỗi người cần giỏi một thứ, nên biết rộng nhiều thứ khác. Để giỏi, để biết cần học, thực hành, chiêm nghiệm trong cuộc đời và đọc sách. Càng ngày sách càng nhiều, lớp sau chồng lên lớp trước, trong đó có nhiều sách hay. Trừ trường hợp cần đọc kỹ, có tính nghiên cứu, còn lại, để đọc được nhiều, chỉ nên đọc đến mức nắm được nội dung, hiểu được điều cơ bản. Muốn vậy cần có khả năng đọc nhanh, nhưng khả năng này không phải ai cũng luyện được.
Cách thứ hai là cứ kiếm sách về để đó, đọc lướt vài đoạn, thích thì đọc thêm, không thì thôi. Cách thứ ba là đọc những bản tóm lược. Cách này hay, nhưng bị động vì cần có ai đó tóm tắt hộ.
Trong thời gian ở Pháp năm 1980, tôi đã đọc khá nhiều sách tóm tắt như vậy.
Để góp phần nâng cao trình độ tri thức cho dân tộc, đặc biệt là cho tầng lớp có học vấn cao, nhiều Nhà xuất bản, (đặc biệt là NXB Tri Thức) đã dịch, phát hành những tác phẩm nổi tiếng thế giới. Đó là những sách với nội dung khó, khá dày, nhiều tập.
Những sách này rất kén độc giả. Mỗi cuốn in ra từ một đến vài ngàn bản (sách Sapiens- lược sử loài người – của Yuval Noah Harari- in 5000 bản), may ra chỉ có vài chục đến vài trăm người đoc, số bản sách còn lại nằm yên một chỗ. Điều này tạo ra lãng phí và mục tiêu phổ biến kiến thức trình độ cao cũng không thực hiện được. Nên chăng những sách như vậy chỉ cần in vài trăm bản để trong các thư viện và phát hành đến những người thật sự cần đọc. Ngoài ra, để phổ biến rộng rãi nên phát hành nhiều ngàn, nhiều vạn bản tóm tắt.
Hồi anh Phạm Khiêm Ích (NXB Tri thức) còn sống, tôi bàn với anh việc tổ chức tóm tắt và xuất bản sách như vậy. Anh Ích rất hoan nghênh, nhưng chưa kịp làm đã vội qua đời. Tháng 10 năm 2018, Giám đốc NXB Tri Thức, GS Chu Hảo suýt bị kỷ luật đảng vì in sách có quan điểm không phù hợp với Mác Lê (suýt bị vì ông đã rời bỏ đảng khi đảng chưa kịp tuyên bố kỷ luật). Nhân dịp này tôi tự ý tóm tắt quyển sách “Đường về nô lệ” của Hayek và phổ biến trên mạng xã hội. Quyển này là đầu số trong số sách bị lên án.
Sau đó tôi cũng đã tóm tắt sách “Tại sao các quốc gia thất bại”. Việc này tôi hơi liều vì tự làm mà không xin phép người giữ bản quyền. Bản tóm tắt công bố trên mạng được nhiều người đánh giá tốt. Hiện nay tôi vẫn đang âm thầm tóm tắt một số cuốn mà tôi đoán là nhiều người mong đợi.
Tôi đề nghị các nhà sách, nhà xuất bản tham khảo việc làm trên đây, tổ chức việc tóm tắt sách và xuất bản chúng một cách bài bản. Qua việc tóm tắt 6 quyển sách tôi rút ra được vài kinh nghiệm, tôi sẵn sàng chia sẻ với những ai quan tâm.
Bây giờ laptop, smartphone thịnh hành, tải book về điện thoại để đọc thuận tiện và đỡ phiền phức hơn nhiều so với in và bán ngoài hiệu. Nhiều khi tra trên mạng thấy cuốn sách hay mới xuất bản, ra siêu thị sách không có, thì mấy thư viện lưu trữ làm sao mà có được. Mong sao các tác giả cố gắng kết hợp với những trang lưu trữ sách trên mạng để đưa sách đến với người đọc mọi lúc, mọi nơi khi có nhu cầu, chứ không đơn thuần là chỉ quảng cáo và đặt giao hàng sách giấy online như hiện nay, vừa rẻ mà lại nhanh chóng.
ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ ĐÃ CÓ SỰ ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA TRÍ THỨC ” PHI XHCN” NHÀ MÌNH. ĐẠI DIỆN NHỮNG GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU: NGUYỄN ĐÌNH CỐNG, QUANG A, TƯƠNG LAI.. XỨNG ĐÁNG CHÁU NGOAN BÁC HỒ
Thời nay, xu hướng ngại đọc sách tăng lên trên toàn thế giới. Tuy vậy, tôi đồng ý rằng ở VN xu hướng này tăng mạnh hơn.
Chính do vậy, càng cần tóm tắt những sách tinh hoa nhân loại để người Việt khỏi ngại đọc.
Cuốn ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ (NGUYỄN QUANG A dịch từ tiếng Anh; in ở NXB Tri Thức do Chu Hảo tổng biên tập) nên sửa tên thành: CON ĐƯỜNG TRỞ LẠI (CHẾ ĐỘ) NÔ LỆ. Hoặc: Con đương quay về (kiếp) nô lệ.
Tuy dài, nhưng rõ nghĩa.
Chế độ CS chính là con đường như vậy
Vấn đề chính là người Việt phải có thú yêu sách và và thói quen đọc sách, bất kể loại nào, sách in hay trên mạng. Do chế độ giáo dục hiện nay mà học sinh và sinh viên không có thói quen này, trừ một số ít trí thức quan tâm thời cuộc. Một thân hữu của tôi là người Đức du lịch tại Hà Nội có một nhận xét: Ông đi cả tuần lể mà không thấy một người Việt nào trên đường phố có cầm một cuốn sách in trên tay, ngược lại, các quán cà phê lại đầy người trong giờ làm việc, hình ảnh khác hẳn khi so với các thủ đô khác tại châu Á.
Rất nên tóm tắt cách sách tinh hoa thế giới sao cho trung thực, dễ hiểu để mọi người có thể đọc
Ở bài này (tác giả Nguyễn Đình Cống: bị nghiemnv gọi là CỐNG RÃNH) có nhắc đến quyển ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ (người dịch: Nguyễn Quang A – nhiều lần bị nghiemnv chửi đích danh).
Tôi đọc, thấy nội dung sách chứng minh rằng Chế độ CS chính là con đường dẫn nhân dân quay trở về chế độ nô lệ”. Do vậy, tôi nghĩ rằng cái tên sách ĐƯỜNG VỀ NÔ LÊN chưa được sát sao với nội dung.