4-4-2020
Khi chúng tôi lên máy bay quay lại California vào đầu tháng hai, dịch COVID-19 đã bùng phát ở Việt Nam và Châu Á. Từ Tân Sơn Nhất đến Hồng Kông, ai cũng đeo khẩu trang. Sân bay Hồng Kông còn kiểm tra thân nhiệt mỗi người. Nhưng khi đến San Francisco thì người đeo khẩu trang trở thành thiểu số. Ngay cả các viên chức hải quan, mỗi ngày tiếp xúc với hàng trăm người từ khắp nơi trên thế giới, cũng không đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách an toàn.
Qua khỏi hải quan, vào thang máy để ra về, tôi thấy trong thang máy đã có sẵn một đại gia đình. Thấy chúng tôi đeo khẩu trang, họ ngay lập tức trở nên sợ hãi, nói với nhau xôn xao bằng tiếng Tây Ban Nha. Rồi người thì lấy tay bịt miệng, người kéo khăn choàng lên che, người thì cố gắng đứng càng xa càng tốt. Tình hình còn tệ hơn khi chúng tôi đón Uber về nhà. Anh tài xế khó chịu ra mặt, nhấn hết ga, có vẻ như chỉ muốn kết thúc chuyến đi càng sớm càng tốt.
Ban đầu tôi cũng thấy bực, không hiểu sao dịch bệnh lây lan mà không ai đeo khẩu trang, mình làm đúng mà còn bị phân biệt đối xử. Sau đó tôi mới nhớ ra, trong 10 năm ở đây tôi chưa bao giờ đeo khẩu trang khi ra đường, còn những lúc về thăm Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại, không khi nào ra đường mà không có khẩu trang. Từ rất nhiều năm nay, các cơ quan chuyên trách ở Mỹ cũng đã khuyến cáo chỉ những ai bị bệnh mới đeo khẩu trang.
Thôi thì nhập gia tùy tục, chúng tôi cũng không đeo khẩu trang. Trong vòng 14 ngày tiếp theo, chúng tôi tự động hạn chế gặp gỡ bạn bè, tụ tập đông người. Tình hình ở Vũ Hán càng lúc càng căng, nhưng ở Mỹ từ tổng thống đến dân thường và các công ty không mấy ai lo lắng. Khi thấy xung quanh không ai lo, tự dưng tôi cũng bớt đề phòng, mặc dù tất cả các dấu hiệu cho thấy đại dịch đang âm thầm lan đến nước Mỹ. Đây là phản xạ tự nhiên nhưng cũng là bài học mà tôi sẽ nhớ mãi. Khi có nhiều người cùng lo, mỗi người không cần phải quá sợ. Nhưng khi cả cộng đồng không có ai sợ, mỗi người phải rất lo!
Đến hôm nay thì Nhà Trắng, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và các chuyên gia, sau rất nhiều tranh luận, đã khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang vải khi ra đường, để dành khẩu trang phẫu thuật và N95 cho nhân viên y tế. Tôi chợt nhớ đến câu nói của một người bạn từ cách đây vài tuần, “Nếu bạn nghe lời chính phủ không đi mua khẩu trang thì bạn là công dân tốt và cũng rất ngây thơ“. Thật trớ trêu khi chính phủ một siêu cường lại khiến người dân phải rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan như vầy.
Đại dịch COVID-19 làm bộc lộ rất nhiều vấn đề trong hệ thống y tế Mỹ, nhưng riêng về vấn đề khẩu trang, tại sao Mỹ lại không thể làm tốt được như một nước nghèo hơn rất nhiều là Việt Nam? Tôi nghĩ câu trả lời nằm ở sự khác biệt giữa hai nền văn hóa.
Công ty của tôi có văn hóa viết tường trình mỗi khi có sự cố xảy ra. Mục tiêu của tờ tường trình không phải là để đổ lỗi cá nhân mà là để rút ra bài học và việc cần làm để đảm bảo sự cố tương tự không xảy ra nữa. Chúng tôi gọi đây là những biên bản “khám nghiệm tử thi” và mỗi biên bản như vậy là một cơ hội học hỏi cho tất cả mọi người.
Trong tờ tường trình có một mục mà tôi rất thích đó là mục “Chúng ta đã may mắn như thế nào”. Đây là nơi mà chúng tôi sẽ liệt kê những chỗ mà chúng tôi đã làm đúng (và giúp giảm thiệt hại sự cố), nhưng không phải vì chúng tôi biết, mà là vì chúng tôi hên. Chúng tôi muốn biết chỗ nào chúng tôi gặp may vì có thể lần sau sẽ không may nữa. Những điểm mù như vậy rất nguy hiểm, vì nó tạo ra sự tự tin không có cơ sở. Cần phải rất bình tĩnh, khiêm cung và cầu thị mới có thể tự nhận ra những điểm mù của chính mình.
Tôi nghĩ Việt Nam làm tốt hơn Mỹ (và châu Âu) trong vấn đề khẩu trang, vì chúng ta đã rất may mắn có văn hóa đeo khẩu trang. Chúng ta đeo để hạn chế khói bụi, ô nhiễm môi trường. Rất nhiều người đeo vì lý do thẩm mỹ. Ngoài Việt Nam ra, người dân một số nước châu Á cũng có văn hóa đeo khẩu trang, nhất là sau các đợt dịch bệnh trước đây. Vì nhiều người khỏe mạnh vẫn đeo khẩu trang, không ai bị phân biệt đối xử khi đeo. Vì rất nhiều người có nhu cầu, việc mua khẩu trang cũng dễ và giá cũng rẻ hơn rất nhiều so với ở Mỹ, ngay cả khi không có dịch bệnh.
Có người nói rằng đeo khẩu trang chắc chắn phải tốt hơn không đeo, nên cứ đeo cho chắc ăn, có kiêng có lành, sao phải suy nghĩ nhiều. Tôi nghĩ đây cũng là một chỗ chúng ta gặp may, khi lẽ thường (common sense) phù hợp với thực tiễn khoa học. Không ít người ăn nhiều tỏi cũng vì lý do ăn thêm phải tốt hơn không ăn gì, nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn tỏi có tác dụng phòng ngừa COVID-19. Xã hội Việt Nam cũng có rất nhiều hủ tục mê tín dị đoan nhiều người làm theo vì muốn “có kiêng” nhưng kỳ thực hoàn toàn không “có lành”. Thời gian và nguồn lực là có hạn, mỗi việc chúng ta làm đều có chi phí cơ hội, không thể nhắm mắt làm càng, phó mặc cho sự hên xui may rủi.
Chính sách và văn hóa không đeo khẩu trang của phương Tây có từ trước đại dịch COVID-19 rất lâu. Dựa vào những nghiên cứu khoa học lúc bấy giờ, CDC đã thật sự tin rằng khẩu trang không có tác dụng giảm lây nhiễm cộng đồng. Trong những đợt dịch cúm gia cầm trước đây, họ vẫn kiên định và khá thành công với chính sách này. Có lẽ phương Tây đã gặp may để rồi bây giờ phải trả giá vì đã không khắc phục điểm yếu này. Dựa vào những nghiên cứu khoa học mới nhất, nước Mỹ đã nhận ra sai lầm và bắt đầu sửa sai. Thay đổi một thói quen đã có từ rất lâu không bao giờ là dễ dàng, nhưng cũng là thước đo sự cởi mở của một nền văn hóa.
Khi viết tường trình về biến cố COVID-19, phần “Chúng ta đã may mắn như thế nào” của Việt Nam sẽ còn có những mục gì? Và nếu trong đó có những thói quen lâu đời hoặc những gì được xem là kiêng kị, liệu chúng ta có mạnh dạn thay đổi?
Về phần mình, tôi đã mạnh dạn thay đổi, luôn đeo khẩu trang kể cả khi làm việc ở nhà để làm gương cho các đồng nghiệp kém may mắn:
Ah, the Adieu Scene at Paris Hospital in the Time of CoroChina Pandemic
********************************
Looking at a report of the French national television channel
When a young parisian woman steps off a taxis at Sunrise
Arriving to Bichat Hospital
Paris has just entered into the Spring 2020
But no one in the completely deserted and silent streets
I do hear only the doves singing in Paris’ peaceful Spring
I, too, am alone in confinement at home
And I am imagining these white doves
Transforming into those black ravens
That seems like they would break Paris in thousands of pieces
Ah, the Adieu Scene at Paris Hospital
In the Time of CoroChina Pandemic
Please do look over there, that is Eiffel Tower
Standing silently and sorrowfully by the Seine
Flowing her sad stream towards the Atlantic Ocean
Millions of Parisians do not recognize anymore
The Capital of Love and Light
Ah, the Adieu Scene at Paris Hospital
In the Time of CoroChina Pandemic
I try wiping the window glass
Of my flat in a very high building in Paris Center
And again I retry wiping the window glass
That my breath clouds up
But I can see only haze in the distance.
Adieu and farewell, her mother has just passed away
At the Paris Hospital in the Time of CoroChina Pandemic
The silent sound of the Spring’s wind shakes my left chest and my soul
And all I can do is to cry and weep silently
Ah, the Adieu Scene at Paris Hospital
In the Time of CoroChina Pandemic
Adieu and farewell, her mother has just passed away
At the Paris Hospital in the Time of CoroChina Pandemic
I am going back to my sleeping room
The sound of the wind shakes my left chest
And all I can do is cry and weep silently
Ah, the Adieu Scene at Paris Hospital
In the Time of CoroChina Pandemic
MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Ôi Cảnh Vĩnh biệt tại bệnh viện Paris trong Thời Đại dịch CoroChina
***************************************************
Xem phóng sự kênh truyền hình quốc gia Pháp
Khi một phụ nữ Paris trẻ bước ra khỏi taxi lúc bình minh
Đi vào bệnh viện Bichat
Paris vừa bước vào Mùa Xuân 2020
Nhưng không một bóng người trên những con đường
Hoàn toàn vắng vẻ và im lặng
Tôi chỉ nghe thấy tiếng chim bồ câu hót
Trong Paris mùa xuân yên bình
Tôi cũng vậy, một mình tuổi già tự cách ly
Và tôi đang tưởng tượng những con bồ câu trắng
Biến thành những con quạ đen
Điều đó có vẻ như bầy quạ sẽ phá vỡ Paris
Thành hàng ngàn mảnh
Ôi cảnh vĩnh biệt tại bệnh viện Paris
Trong Thời Đại dịch CoroChina
Xin hãy nhìn về xa, đó là Tháp Eiffel
Đứng lặng lẽ và buồn bã bên dòng Sông Seine
Chảy dòng buồn đau của Nàng về Đại Tây Dương
Hàng triệu người Paris không còn nhận ra
Thủ đô Tình yêu và Ánh sáng nữa
Ôi cảnh vĩnh biệt tại bệnh viện Paris
Trong Thời Đại dịch CoroChina
Tôi thử lau kính cửa sổ
Căn nhà tôi trong một cao ốc nơi Trung tâm Paris
Và tôi lại thử lau kính cửa sổ
Hơi thở của tôi nhẹ bay lên
Nhưng tôi chỉ có thể nhìn thấy khói mù nơi phía xa.
Adieu và vĩnh biệt, Mẹ cô vừa qua đời
Tại bệnh viện Paris trong Thời buổi Đại dịch CoroChina
Âm thanh lặng lẽ của gió mùa xuân
Làm rung chuyển lồng ngực trái và tâm hồn tôi
Và tất cả những gì tôi có thể làm
Duy nhất là khóc và khóc thầm
Ôi cảnh vĩnh biệt tại bệnh viện Paris
Trong Thời Đại dịch CoroChina
Adieu và vĩnh biệt, Mẹ cô vừa qua đời
Tại bệnh viện Paris trong Thời buổi Đại dịch CoroChina
Tôi trở về phòng ngủ
Tiếng gió rung rinh lồng ngực trái của tôi
Và tất cả những gì tôi có thể làm
Chỉ là khóc và khóc thầm
Ôi cảnh vĩnh biệt tại bệnh viện Paris
Trong Thời Đại dịch CoroChina
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT dịch từ nguyên bản tiếng Anh
Ah, la scène Adieu à l’hôpital de Paris au Temps de la pandémie de CoroChina
*********************************************
Je regarde le reportage de la chaîne de télévision nationale française
Depuis qu’une jeune parisienne descend des taxis au lever du soleil
Arrivée à l’hôpital Bichat
Paris vient d’entrer le Printemps 2020
Mais personne dans les rues complètement désertes et silencieuses
Je n’entends que les colombes chanter au printemps paisible de Paris
Moi aussi, je suis seul en isolement à la maison
Et j’imagine ces colombes blanches
Transformant en ces corbeaux noirs
On dirait qu’ils briseraient Paris en milliers de morceaux
Ah, la scène Adieu à l’hôpital de Paris
Au Temps de la pandémie de CoroChina
S’il vous plaît regardez de loin, c’est la Tour Eiffel
Debout en silence et triste près de la Seine
Coulant son triste ruisseau vers l’Océan Atlantique
Des millions de Parisiens ne reconnaissent plus
La Capitale de l’Amour et de la Lumière
Ah, la scène Adieu à l’hôpital de Paris
Au temps de la pandémie de CoroChina
J’essaye d’essuyer la vitre
De mon appartement dans un immeuble très haut à Paris Centre
Et je réessaye d’essuyer la vitre
Que mon souffle se trouble
Mais je ne vois que de la brume au loin.
Adieu et Farewell, sa mère vient de décéder
À l’hôpital de Paris au Temps de la pandémie de CoroChina
Le son silencieux du vent du Printemps
Secoue ma poitrine et mon âme
Et tout ce que je peux faire
C’est pleurer et pleurer en silence
Ah, la scène Adieu à l’hôpital de Paris
Au Temps de la pandémie de CoroChina
Adieu et Farewell, sa mère vient de décéder
À l’hôpital de Paris au Temps de la pandémie de CoroChina
Je rentre dans ma chambre à coucher
Le bruit du vent secoue ma poitrine,
Et tout ce que je peux faire
C’est pleurer et pleurer en silence
Ah, la scène Adieu à l’hôpital de Paris
Au Temps de la pandémie de CoroChina
traduit par MILLIONS DE GENS HONNËTES VIETNAMIENS – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
-Cám ơn bác Dương Ngọc Thái viết về câu chuyện khẩu trang rất thú vị.
Ngay khẩu trang đã là một vấn đề “trống dánh xuôi,kèn thổi ngược” trong giới
chuyên môn y tế.Ông bác sĩ này thì bảo không cần,chỉ có bệnh mới cần trong
khi ông khác khác lại bảo cần,nay thì thống nhất là cần thiết.Bởi vì cho dù mình
không bệnh nhưng cũng phải mang khẩu trang để phòng bệnh từ kẻ khác hoặc
ít nhất cũng làm giảm bớt số lượng virus xâm nhập từ ngoài vào.
Như thế thì đủ biết không ai có thể tiên liệu được sẽ xảy ra đại dịch hiếm có này,
trăm năm một lần nên hầu như ngay cả giới y tế cũng không trù liệu xa đến thời
hạn 100 năm để đối phó kịp thời !