3-4-2020
Không nên xem thường não trạng chính trị rào đường cách li xã hội.
Nó có thể là một cơn dịch khác lây lan vi rút coi thường pháp quyền. Việc nước chỉ còn là nhiệm vụ chính trị của kẻ cầm quyền. Người dân đánh mất lần hồi ý thức công dân để cuộc sống của mình chỉ còn là cuộc sống thần dân, chỉ còn mỗi trách nhiệm tuân thủ chỉ đạo.
Chống dịch như chống giặc. Nhưng chống dịch hay chống giặc phải được tiến hành trong khuôn khổ luật pháp. Không thể để chính quyền một xã, một huyện, thậm chí là cấp tỉnh tự tiện áp dụng tình trạng khẩn cấp, xé bỏ hiến pháp, hạn chế quyền cơ bản, đương nhiên của dân chúng.
Ngay cả với thủ tướng chính phủ, chỉ bằng một chỉ thị, thủ tướng có thể sử dụng biện pháp cấp bách để xã hội không còn hàng quán, đi lại, trao đổi dịch vụ… Đó là điều cả xã hội phải cân nhắc.
Không gian tự nhiên của người dân muốn được huy động để thực hiện nhiệm vụ chính trị bảo đảm sinh tồn của dân tộc, của xã hội, thì việc huy động đó phải được xác lập trong một qui trình quyết định hoặc ủy quyền quyết định hợp hiến, hợp pháp, vừa phải đặt trong một cơ chế giám sát hữu hiệu của nhân dân.
Áp dụng biện pháp cách li xã hội có thể đang là một biện pháp cấp thiết, nhất định phải tiến hành. Nhưng quyền năng tiến hành biện pháp ấy cần chặt chẽ, chu đáo, trên cơ sở tuân thủ và tôn trọng chủ quyền của nhân dân. Khi thủ tướng được tiến hành một biện pháp như vậy, quốc hội, các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội, các đại biểu dân cử phải được huy động thực thi vai trò giám sát của mình kịp lúc để bảo đảm ngay trong hoàn cảnh cấp bách không một hành vi nào được xâm phạm chủ quyền nhân dân.
Ai cũng biết đằng sau chỉ thị của thủ tướng hẳn phải là chủ trương của Bộ chính trị.
Nhưng trong nền chính trị hiện tại, nhân dân chưa thể giám sát Bộ chính trị. Chính vì vậy chủ trương của Bộ chính trị càng phải sáng tỏ tinh thần tuân thủ và tôn trọng chủ quyền của nhân dân.
Cách li xã hội không phải tự nhiên được một số nơi hăng hái “diễn biến” bằng cách huy động cả sức người lẫn cơ giới dựng lũy ngăn đường, rào làng.
Sự phát triển chưa chú trọng đúng mức đến vai trò pháp trị và dân chủ, trong một hoàn cảnh chính trị cụ thể nào đó, đang làm ngóc đầu dậy cái thây ma chính trị âm binh, ngăn sông cấm chợ, tuỳ tiện cấm đoán và tước đoạt.
Công dân chúng ta rất không nên lấy làm nhẹ gánh mà đinh ninh việc này đã có đảng và nhà nước lo.
“Chống dịch như chống giặc. Nhưng chống dịch hay chống giặc phải được tiến hành trong khuôn khổ luật pháp. Không thể để chính quyền một xã, một huyện, thậm chí là cấp tỉnh tự tiện áp dụng tình trạng khẩn cấp, xé bỏ hiến pháp, hạn chế quyền cơ bản, đương nhiên của dân chúng.”
-Đồng ý với ý kiến trên của bác Tâm Chánh. Đã có Luật nhưng thực hiện ko theo Luật? Chính quyền cơ sở gần dân nhất, hiểu dân nhất mà lại xử kém quá.
“Cách li xã hội không phải tự nhiên được một số nơi hăng hái “diễn biến” bằng cách huy động cả sức người lẫn cơ giới dựng lũy ngăn đường, rào làng.”
-Thật đúng là: nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại. Cũng may chỉ có một vài lãnh đạo cơ sở còn “đầu đất”.
Ngay cả người ra “chỉ thị” cũng không hiểu “cách ly xã hội” là cái gì, các quan địa phưong thực hiện “ngăn
sông, cấm chợ” là đúng theo… nghĩa đen của chỉ thị!
Người ta bảo, lỗi có lthể do quân sư của TT Phúc nhặt nhạnh báo chí thế giới rồi dịch sa, i từ chữ ‘social distancing’…. thành “cách ly xã hội.
Nhưng Tổng Trọng chắc thích cụm từ “cách ly xã hội”, nghe rất XHCN, nó là nhà tù, nó là cái “lò”.
“Chứ còn gì nữa, không có nó, làm sao có CNXN?”