25-3-2020
Stt cách đây 2 ngày, tôi đã nói rõ: Con số Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo tới 600% không có ý nghĩa. Nghe mức tăng quá khủng nhưng nếu xem lại, năm 2019 họ giảm mức nhập gạo VN chỉ còn 8% tổng lượng nhập gạo của họ, đến tháng 1/2020, chỉ còn 5,4% thì đâu có gì phải lo: Tăng nhập 600% cũng chỉ có 66.000 tấn, trị giá chừng 37 triệu USD.
Sản lượng gạo VN năm nào cũng dư 6 – 7 triệu tấn để xuất khẩu. Năm nay cũng vậy. Hạn, mặn làm giảm sản lượng lúa đông xuân nhưng ĐBSCL vào vụ Đông Xuân từ trước Tết nên tháng 2, 3 là đoạn cuối. Nhìn chung, vụ Đông Xuân 2019-2020 tuy thiệt hại nhưng tổng thể vẫn thu được nhiều lúa.
Lúa trong kho còn. Doanh nghiệp cần đảo kho, Nông dân cần trả nợ ngân hàng, chuẩn bị vụ mới; lúa được giá, không thiếu gạo, và vụ hè thu chỉ 100 ngày nữa đã có lúa mới, sao đột nhiên dừng xuất khẩu gạo?
Nghe dừng là giá lúa rớt liền và nước mắt nông dân rớt theo vì họ biết, rồi đây vụ hè-thu, giá lúa càng sẵn trớn rớt tiếp.
Xem lượng gạo xuất đầu năm 2020, thấy thấp hơn những năm trước, và người làm lúa biết rằng, không xuất được mới đáng lo.
Đừng để cảm xúc lấn át – Một bạn tự xưng là bán gạo lẻ vừa viết trên facebook. Trước Tết các doanh nghiệp đã ký nhiều hợp đồng bán gạo cho Philippines, Malaysia. Đến nay, các nước này vẫn tiếp tục mua vào vì giá gạo Việt Nam đang rất cạnh tranh. Hiện gạo (IR 50404) loại 5% tấm dao động từ 340 – 350 USD/tấn (FOB). Loại 15% tấm và 25% tấm thấp hơn 10 USD/tấn cho mỗi loại. Gạo DT8 và OM 5451 đang dao dịch ở mức 400 USD/tấn, vào thời điểm tháng 11, tháng 12/2019 các loại gạo này có giá 470 – 480 USD/tấn.
Đây là hai loại gạo mà thị trường Philippines rất chuộng, giá thấp nên các thương nhân Philippines đang đẩy mạnh mua vào.
Chiều hôm qua, đang bàn rào rào với các nhà XNK lúa gạo ở đồng bằng thì có văn bản của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng xin dừng lệnh cấm XK gạo. Sẽ viết tiếp hôm nay về tình hình và các ý kiến rõ hơn của nông nhân và các công ty.
Trung Quốc đang lợi dụng tình hình thế giới lao đao vì Cúm Vũ Hán mà lấn tới ở biển Đông. Đó là chuyện có thật. Còn họ tăng nhập gạo VN tới 600% là có thể cũng có thật nhưng phải xem ý nghĩa của nó.
hảy xem bài sau đây để biết thêm sự thực về bà Vũ kim Hạnh “https://xuandienhannom.blogspot.com/2020/03/bon-buon-gao “
Những ý kiến của Vu Kim Hanh về xuất khẩu gạo là không đúng, không có cái tâm đối với đồng bào. Trong điều kiện dịch bệnh, hạn hán, CP có tầm nhìn xa, đảm bảo an ninh lương thực cho dân, sự ổn định của xã hội là hoàn toàn đúng đắn. Đây không phải là vấn đề lợi nhuận nữa, mà còn là vấn đề an dân, người dân tin rằng CP luôn đặt sự an toàn của người dân lên trên hết. Trong bối cảnh không chỉ nước mình mà cả các nước người dân lo sợ, đổ xô đi mua lương thực, thì CP cần phải đảm bảo rằng luôn có đầy đủ lương thực cho dân, đấy là điều rất quan trọng. Các vấn đề khác như làm sao người nông dân trồng lúa có lợi hơn, thu nhập cao hơn, cơ cấu lại ngành nông nghiệp…CP đã biết và sẽ giải quyết nhưng không phải lúc này, vì lúc này tình hình đang khủng hoảng, đại dịch toàn cầu, đặt những vấn đề đấy ra chỉ làm giảm đi mức độ cần thiết của quyết định này của CP. Những ý kiến như thế sẽ làm cho đa số người dân đang phải lo chống dịch bệnh, sẽ càng phấp phỏng, bất an về chuyện lương thực, và đến tình huống xấu thì CP sẽ không trở tay kịp. Bảo vệ lợi ích cho một nhóm người, đe dọa đến sự an nguy của xã hội, các người thật không có tâm đâu, đáng tội lớn đó.
Tôi cho rằng những ý kiến của Vu Kim Hanh về xuất khẩu gạo là không đúng, không có cái tâm đối với đồng bào. Trong điều kiện dịch bệnh, hạn hán, CP có tầm nhìn xa, đảm bảo an ninh lương thực cho dân, sự ổn định của xã hội là hoàn toàn đúng đắn. Người nông dân có thể chịu thiệt một chút về giá gạo, CP cũng sẽ dùng giải pháp mua thêm lúa gạo cho người dân. Chỗ này là các nhóm lợi ích, đầu cơ tích trữ, mua lúa của nông dân giá rẻ, vừa rồi có tăng nhưng thử hỏi nông dân được bao nhiêu, những người đầu cơ đó xuất khẩu gạo ra ngoài thu lãi lớn, nay ngừng thì họ kêu trời, họ mượn các phương tiện, các nhân vật có tiếng này nọ, các hiệp hội và rồi cả bộ ngành bao lâu nay được họ vận động để lên tiếng cho họ. Họ đâu nghĩ là trong bối cảnh này là tình hình khủng hoảng, chứ có phải như điều kiện bình thường đâu. ngoài hạn hán, còn dịch bệnh chưa biết lúc nào mới kết thúc, toàn cầu suy thoái, trong khi có những nước họ âm mưu tích trữ lương thực, đến lúc VN mất mùa, gạo không có đủ dự trữ thì mình kêu ai. Nó cũng tương tự như câu chuyện cái khẩu trang thôi. Người TQ họ đi thu gom khẩu trang khắp thế giới, đến khi thế giới cần thì tìm mua đâu, xếp hàng dài dằng dặc. Không có khẩu trang thì ngồi ở nhà được, chứ không có gạo thì xã hội biến động ngay, mà chính bà con mình, những người thu nhập thấp sẽ khổ. Nạn đói năm 1945 vẫn còn hình ảnh đấy, nhổ lúa trồng đay, toàn dân phải tham gia cứu đói. Đây không phải là vấn đề lợi nhuận nữa, mà còn là vấn đề an dân, người dân tin rằng CP luôn đặt sự an toàn của người dân lên trên hết. Trong bối cảnh không chỉ nước mình mà cả các nước người dân lo sợ, đổ xô đi mua lương thực, thì CP cần phải đảm bảo rằng luôn có đầy đủ lương thực cho dân, đấy là điều rất quan trọng. Các vấn đề khác như làm sao người nông dân trồng lúa có lợi hơn, thu nhập cao hơn, cơ cấu lại ngành nông nghiệp…chúng ta đã biết và sẽ giải quyết nhưng không phải lúc này, vì lúc này tình hình đang khủng hoảng, đại dịch toàn cầu, đặt những vấn đề đấy ra chỉ làm giảm đi mức độ cần thiết của quyết định này của CP. Những ý kiến như của chị sẽ làm cho đa số người dân đang phải lo chống dịch bệnh, sẽ càng phấp phỏng, bất an về chuyện lương thực, và đến tình huống xấu thì CP sẽ không trở tay kịp. Bảo vệ lợi ích cho một nhóm người, đe dọa đến sự an nguy của xã hội, những người có ý kiến như thế thật không có tâm đâu, đáng tội lớn đó.
“Lúa trong kho còn. Doanh nghiệp cần đảo kho, Nông dân cần trả nợ ngân hàng, chuẩn bị vụ mới;”
“Nghe dừng là giá lúa rớt liền và nước mắt nông dân rớt theo vì họ biết, rồi đây vụ hè-thu, giá lúa càng sẵn trớn rớt tiếp.”
-Điểm qua tin tức báo chí:
“Từ năm 1989 đến 2019, tròn 30 năm hạt gạo VN góp mặt vào thị trường toàn cầu, chấm dứt thời kỳ VN thiếu gạo, chuyển sang xuất khẩu. Xuất khẩu gạo của VN đang chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Hạt gạo VN có mặt tại trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu chính là châu Á, trong đó, Trung Quốc và Philippines là 2 thị trường chính của xuất khẩu gạo. VN sản xuất trung bình khoảng 26 – 28 triệu tấn gạo/năm, sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 – 6,5 triệu tấn gạo/năm, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.”
-Ng nông dân Miền Tây tự hào dc cái gì qua 30 năm xuất khẩu gạo? Tự hào dc cái gì khi 30 năm góp phần đảm bảo an ninh lương thực QG cùng với Chính phủ. 30 năm qua họ sống ko phải là xứng đáng dc sống với những đóng góp to lớn của họ cho đất Việt, mà họ sống chỉ là sự tồn tại, sự cố gắng sống sót, làm vụ nào chỉ cố gắng sống vượt qua vụ đó, sống ko có tương lai thì tự hào ở chỗ nào? (“Nông dân cần trả nợ ngân hàng, chuẩn bị vụ mới;”. Mẹ nó, 30 năm rồi bọn tư thương, doanh nghiệp, ngân hàng vẫn là 01 lũ ăn bám nông dân đồng bằng sông Cửu Long, ko giúp nông dân thoát nghèo, 30 năm vẫn phải đi vay ăn đong theo từng vụ, chúng sống trên cuộc sống khốn khổ của ng nông dân mà chúng cũng sống dc. Bọn chó chết). Vụ nào trong năm gặt xong nông dân cũng phải bán liền lấy tiền trả nợ rồi vay thêm tiền làm vụ mới, chưa bao giờ có tích lũy dư tiền để trữ gạo dc 01 hay 02 vụ, chờ khi giá lúa lên bán kiếm lời thêm chút ít. Nông dân phải bán ngay để có tiền trang trải đời sống vì tư thương, doanh nghiệp & cả thể chế VN chắc có lẽ cũng ko muốn nông dân thoát ra cái kiếp luân hồi cu li này, phải để nông dân sống ngáp ngáp thì lúc nào cũng có sẵn điều kiện đưa nông dân ra làm reo, gây áp lực với Chính phủ kiểu như bác Vũ Kim Hạnh viết: “Lúa trong kho còn. Doanh nghiệp cần đảo kho, Nông dân cần trả nợ ngân hàng, chuẩn bị vụ mới;”; “Nghe dừng là giá lúa rớt liền và nước mắt nông dân rớt theo vì họ biết, rồi đây vụ hè-thu, giá lúa càng sẵn trớn rớt tiếp.” Câu này bao nhiêu năm vẫn nói đi nói lại dc mà ko thấy xấu hổ khi đứng trước mặt ng nông dân chân lấm tay bùn.