Việt Nam sẽ gồng, gồng nữa, gồng mãi?

Dương Quốc Chính

19-3-2020

Các stt trước mình đã viết về 2 phương pháp dập dịch kiểu Tây (đại diện là Anh) và kiểu VN (hay TQ). Thực ra vẫn còn kiểu lai lai nữa, như ở Hàn Quốc hay Mỹ. Tức là xét nghiệm thật nhiều để phát hiện người nhiễm virus rồi cách ly và điều trị tại bệnh viện. Không có cách ly tập trung hay phong tỏa là kiểu Hàn Quốc. Mỹ thì có “hạn chế giao tiếp” (dịch sát nghĩa hơn là tạo khoảng cách xã hội – social distancing).

Lưu ý là bọn Tây không dùng khái niệm cách ly (quarantine), vì khái niệm này mang tính cưỡng bức, áp đặt. Họ dùng khái niệm social distancing hoặc more social distancing (hạn chế giao tiếp chặt chẽ hơn), như Pháp, Ý đang dùng, bản chất cũng gần như phong tỏa cả nước, có lính canh, nhưng không có hình ảnh cảnh sát đi bắt người bệnh như bắt chó dại, bắt cướp như ở Vũ Hán. Người dân chỉ cần ở yên trong nhà là được nhưng không cấm… biểu tình!

Các nước dân chủ không thể có cưỡng bức cách ly tập trung, kể cả những ca nghi nhiễm F1, như ở VN. Hàn Quốc đang là 1 nước kiểu mẫu trong dập dịch, nhưng vẫn có sai lầm (họ tự nhận thấy) ở chỗ là đã ồ ạt cách ly những ca dương tính dẫn đến BV quá tải. Trong khi đó, các nước dân chủ hơn như Anh và Tây Âu thì khuyến cáo những người bị nhẹ có thể tự điều trị và cách ly tại gia để giảm tải cho hệ thống y tế, thậm chí việc xét nghiệm cũng cần hạn chế, chỉ khi triệu chứng đã rõ ràng.

Nếu có kiến thức về khoa học chính trị thì có thể thấy cách dập dịch ở mỗi nước nó phản ánh trọn vẹn thể chế chính trị ở nước đó. Anh là cái nôi của dân chủ và là nước có mặt bằng dân trí cao nhất, thì chọn cách dân chủ nhất, thiên về khuyến cáo người dân. TQ và VN là hai nước cộng sản thì dùng cách áp đặt nhất, cưỡng bức nhất. Còn Hàn Quốc thì tuy cũng dân chủ, nhưng vẫn vẫn hơi áp đặt khi nhét tất cả các ca dương tính vào BV, vì Hàn quốc là nước dân chủ non trẻ. Singapore cũng có cách làm gần giống Hàn Quốc. Đó là giải pháp nằm giữa cách của VN và Anh.

Cứ hiểu dịch Covid-19 như một cơn lũ tràn đến thì VN chọn cách đắp đê, Anh chọn cách sống chung với lũ và Hàn Quốc cũng đắp đê nhỏ kết hợp phân lũ để giảm tải. Cho đến hiện tại, có vẻ như cách của Hàn Quốc đang được ca ngợi nhất vì ít người chết nhất.

Bọn Tây đưa ra khái niệm flatten the curve (làm phẳng đường cong). Có nghĩa là biểu đồ phản ánh thiệt hại do dịch là một đường cong hàm mũ (tăng theo cấp lũy thừa) thì đường cong càng có độ dốc lớn thì thiệt hại càng nặng và tức thời. Làm phẳng đường cong là làm sao để đỉnh đường cong là thấp nhất, dù có thể chấp nhận thiệt hại kéo dài.

Để dễ hiểu, có thể giải thích bằng việc chống lũ ở miền Trung và miền Bắc so với miền Nam. Ở miền Bắc, người ta đắp đê rất cao. Nếu lũ không mạnh quá, thì không sao hết. Nhưng khi đê vỡ thì toang, thiệt hại sẽ cực nặng, có nghĩa là đỉnh đường cong thiệt hại sẽ rất cao.

Còn miền Tây không đắp đê, chấp nhận sống chung với lũ, nước cứ tràn đi khắp cả đồng bằng, nên mỗi nơi thiệt hại một ít trên diện rộng. Có nghĩa là đỉnh đường cong thấp hay nói cách khác là đã làm (gần như) phẳng đường cong. Làm phẳng như vậy sẽ tạo nên “hệ miễn dịch” với lũ cho người dân. Tức là dân đều biết bơi, biết làm nhà chống lũ, biết leo lên chỗ cao để tránh ngập nước… Tất nhiên một số người già yếu, trẻ con không biết bơi thì vẫn chết. Năm sau lũ về, dân cũng chả xoắn, vì quen rồi. Trong khi lũ về là ác mộng ở miền Bắc và Trung.

Nhưng không thể dùng cách chống lũ của miền Nam cho miền Bắc và ngược lại, do hoàn cảnh địa lý khác nhau. Tức là VN chọn cách đắp đê ở giai đoạn vừa rồi cũng là hợp lý.

Sau khi tìm hiểu kỹ cả mấy cách chống dịch nêu trên, mình thấy cách nào thì cuối cùng cũng đều toang cả. Cuối cùng thì kiểu gì cũng sẽ phải cách ly TP hay more social distancing. Cách đắp đê thì chỉ làm trì hoãn thời điểm bùng phát dịch, chứ kiểu gì đê cũng vỡ. TQ gồng khỏe hơn VN thì TQ cũng vỡ rồi. VN thì sắp vỡ, dự là cuối tháng này cho đến giữa tháng Tư. Mình không dám chắc là thiệt hại cỡ nào, nhưng kịch bản phong tỏa TP hay tối thiểu là bán phong tỏa là phải đặt ra. HN đã tính đến rồi.

Nếu có đắp đê thì khi đê vỡ thì tình trạng cũng chả khác gì “lây nhiễm cộng đồng (bầy đàn)” kiểu Anh, nhưng thiệt hại sẽ nặng hơn cách sống chung với lũ kiểu Anh là do người dân không sẵn sàng cho việc bị ngập nước, chết đuối nhiều và bị trôi sạch cả tài sản.

Như vậy, VN phải tính đến đấu pháp thứ 2, khi đê vỡ, ngay từ bây giờ, khi chưa vỡ đê. Không thể cứ hò reo đánh trống hộ đê, toàn dân đi gánh bao cát để vá các khe nứt và đắp đê cao thêm. Nên nhớ là cơn lũ này vô hình, chả ai thấy nó thế nào, chỉ cảm nhận được nó thông qua thiệt hại do nó gây ra.

Đấu pháp đó là gì?

Phải học theo người Anh thôi, vì đâu còn cách nào khác. Tức là Tuyên giáo phải tuyên truyền, hướng dẫn người dân từ bây giờ về phương pháp tự cách ly, tự điều trị khi bệnh còn nhẹ, tại gia. Người bệnh nhẹ cần sẵn sàng chấp nhận ở nhà, để nhường cơ sở y tế cho người già yếu. Vì khi toang thì số ca dương tính tăng đột biến, dân thì hoảng loạn, vì quen thủ dâm ngạo nghễ rồi, ai cũng muốn chiếm một chỗ ở bệnh viện, đòi máy thở. Thì vỡ trận ngay lập tức. Sẽ không kịp xây BV dã chiến mà ngay cả quan tài cũng chả có mà mua.

Hơn nữa, nếu cứ gồng mãi thì nền kinh tế sẽ kiệt quệ nhanh chóng. Vì đắp đê kiểu gì chả tốn, cộng thêm cứ ai mắc dịch là đến BV nằm, sẽ khiến nhiều người bệnh khác bị chết oan do thiếu chỗ chữa bệnh.

VN đang làm kiểu nhà nghèo mà chơi hoang, đốt tiền như vàng mã. Tây nó chống dịch còn tặng tiền cho dân tiêu chơi. Còn VN chống dịch thì xin tiền dân y như hồi tuần lễ vàng năm ’46. Ngay cả ở TQ, họ không khuyến khích Hoa kiều về nước và khi về nước thì phải cách ly và tự trả tiền (VTV vừa đưa tin tối nay). VN thì cho bò đỏ thủ dâm ngạo nghễ để câu đồng bào về đem theo dịch trong khi chả giải quyết được vấn đề sức khỏe cho chính họ (đa số họ là người trẻ, khỏe), lại tốn thêm tiền đi lại và cách ly.

Ngay cả TQ, là khuôn mẫu chống dịch của VN, cũng không thấy kêu gọi dân góp tiền cho CP chống dịch.

Nhưng cho đến hôm nay, CP vẫn cứ gồng tiếp, họ sẽ gồng cho đến khi còn xin được tiền của dân, đủ để đốt. Mình cho rằng VN hi vọng là chỉ cần gồng đến hè, tức là khoảng tháng 5 và CP tự tin với kinh nghiệm chống dịch SARS. Nhưng mình e rằng CP đã nhầm, khi thực tế là Singapore và Malaysia vẫn chưa hết dịch dù nóng ngang mùa hè của VN. Đó là do máy lạnh.

VN bây giờ khác với thời của dịch SARS, do có nhiều cao ốc văn phòng, đại siêu thị… nơi có điều hòa trung tâm và khí hậu nhân tạo. Virus SARS chỉ lây nhiễm sau khi bệnh nhân đã có triệu chứng, nên dễ phát hiện. SARS-CoV-2 lây nhiễm âm thầm hơn, nên khó phát hiện, virus cũng sống lâu hơn trên vật trung gian.

Trước đây mình nghĩ là VN sẽ hết dịch vào tháng 5. Nhưng bây giờ lại nghĩ lại. Hè đến thì dịch sẽ không bùng phát nhưng sẽ vẫn lai rai kiểu lúc nào cũng có cỡ một vài trăm ca dương tính hoặc tạm ngưng rồi lại lại quay lại kiểu chiến tranh du kích. Đánh nhau với du kích thì phải tiết kiệm vì đó là cuộc chiến tiêu hao. VN lẽ ra rất có kinh nghiệm.

Nếu VN cứ gồng mãi như bây giờ thì dân không chết vì virus thì sẽ chết vì đói. Lúc đó hậu quả xã hội còn ghê gớm hơn nhiều cho chế độ.

—–

Bổ sung sau khi đọc một số comments:

Một số người không tìm hiểu kỹ về cách chống lũ của 2 miền nên bảo không giống. Stt không thể dài để diễn giải cho các bạn thấy được.

Ở miền Tây, người ta sống chung với lũ không có nghĩa là kệ mẹ nước chảy trôi hết mọi thứ mà rõ ràng là có phản ứng bằng cách làm nhà nổi chống lũ, tự chạy lên chỗ cao, sống trên thuyền, thay đổi cách sinh hoạt. Vì thế mà thiệt hại không hề lớn. Tức là flatten the curve.

Người Anh cũng không hề để dịch lan tự do và mặc kệ nó. Họ vẫn bảo vệ và chạy chữa cho nhóm yếu thế, vẫn chủ động tự cách ly, tự điều trị tại gia với người khỏe, thế là sống chung với lũ chứ không phải bỏ mặc lũ hoành hành.

Thực tế là miền Tây KHÔNG THỂ đắp đê vì kênh rạch quá nhiều. Cũng như Anh không thể cách ly cưỡng bức hay đóng biên từ sớm, nên không có cách gì chặn dịch như VN. Nên họ chọn cách miễn dịch cộng đồng sau đó là social distancing- hạn chế giao tiếp xã hội.

Còn cách chống lũ của miền Bắc, đừng tưởng là chỉ có đắp đê mà có cả phá đê. Người ta phá đê để phân lũ khi 1 số vùng bị nước uy hiếp. Có nghĩa là chấp nhận để lũ tràn vào 1 số vùng ít quan trọng, để cứu vùng khác quan trọng hơn.

Áp dụng vào chống dịch là vẫn có thể cách ly nhóm nguy cơ lây nhiễm cao là F0, nhưng với F1 thì sàng lọc những người có điều kiện cách ly tại gia thì cho cách ly tại gia. Tức là chấp nhận tự đục thủng con đê ở chỗ ít rủi ro để giải tỏa áp lực ở chỗ khác. Đó là cách mà CP có thể sẽ phải làm trong thời gian tới.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Tình Xuân giữa Paris chớm Xuân 2020
    ****************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=0Gs75l7E6Vk  
    Mùa Thu Không Trở Lại – Vũ Khanh

     
     
    Du thuyền Em ru anh trên Sông Seine
    Khung trời Paris phố vừa lên đèn
     Sông Ngân đầy trăng đầy sao sáng  
    Đôi bờ Trái-Phải thuyền lênh đênh
    Thuyền Tình trôi dưới Cầu Nghệ Thuật
    Vòm Viện Hàn lâm Pháp mông mênh
    Mắt biếc lấp lánh sương khói sóng
    Như đời anh lưu vong bấp bênh
    Ngang Quảng trường Nhân quyền Hoàng kỳ phất phới
    Dưới chân Tháp Eiffel biểu tình anh cố ý ép-em
    Tà áo em Vàng cả Paris hoàng hôn xa ấy
    Trở về Xóm học La Tinh tiễn em buồn không tên
    Mây chiều lãng vãng Vườn Lục Xâm Bảo
    Rời trạm xe điện ngầm Ga Lyon lệ mi hoen
    Hà Nội Quê em – Sài Gòn Quê anh ơi xa quá
    Mà sao Chúng mình lại gần đến thế Em ?
    Sài Gòn Quê anh – Hà Nội Quê em sao xa quá
    Mùa Thu tháng Tám không bao trở Lại nhé Em !
    Mới thấy Tình Riêng so Tình Chung vượt hẳn
    Nên Quê Mẹ – Quê Hương vẫn còn Đêm đen !
    Cuộc lưu đày lưu vong còn dài thêm nữa
    Tình Xuân giữa Paris phố vừa lên đèn  
    Anh khóc nức nở như ngày đầu đến Xóm học
    Về từ Khu La Tinh ngày ấy sau tiễn em !.. ..

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Thay vì cách ly toàn xã hội trong tương lai gần, tốt hơn bây giờ nên tạm ngừng các cảng hàng không. Đã không phải là lúc vi vu trên bầu trời. Cho tới nay, hình như Virus Cororona chưa quen thuộc lắm với khí hậu VN, nên tranh thủ để loại bỏ nguy cơ nhiễm từ bên ngoài, cho tới khi nào dịch trên thế giới tạm ổn. Điều kiện Việt Nam không chơi được miễn dịch cộng đồng hay cách ly toàn tập đâu, đó chỉ là bước đường cùng, không phải sự lựa chọn. An toàn nhất bây giờ la ngừng bay hàng không và cách ly những người có nguy cơ nhiễm, cộng đồng sẽ tránh đi vô vàn ca nhiễm không đáng có. Mặt khác chưa thấy ai nói Virus Corona Vũ Hán có khả năng tồn tại lâu trong môi trường và cả trong cơ thể người, nó dường như là một dạng vũ khí sinh học tức thời. Nên có biện pháp xử lí ngay bây giờ , cái gọi là miễn dịch cộng đồng là chưa chắc sẽ sảy ra.

  3. VN không đủ điều kiện để chống dịch theo cách Đức hoặc Pháp đang làm.
    1- Sự hiểu biết và tinh thần trách nhiệm của dân ta chưa chưa cao như dân hai nước trên. Trốn khai báo và trốn cách lý là một biểu hiện.
    Rất khó có kết quả mong muốn nếu chủ trương “để người bệnh nhẹ tự cách ly tại gia đình”.
    Nói khác, dân ta được gọi là “công dân” nhưng đảng ta muốn họ là thần dân. Thế thì lấy đâu ra tinh thần công dân?

    2- Nguồn lực dành cho chống dịch của VN thua xa. Xin không nói dài.

    Do vậy, VN tận dụng những ưu thế do thể chế chính trị tạo nên từ trước khi có dịch. Cụ Mạc Văn Trang đã viết khá đầy đủ.

    Cách này, thực tế, đã đem lại những kết quả. Ví dụ, tới nay số người mắc bệnh do lây nhiễm nội bộ không nhiều, mà chủ yếu do ngoại nhập.
    Tuy nhiên nếu không khống chế được sự lan truyền, số người mắc vượt trội khả năng cách ly thì sẽ “vỡ trận”,

    Bệnh không nặng như các vụ dịch khác (tử vong thấp hơn nhiều) nhưng sự đe dọa lan truyền vượt ngưỡng che chắn mới đáng sợ. Khi đó, người bệnh tăng vượt khả năng điều trị của y tế. Số tử vong sẽ leo thang

  4. Cuối cùng thì cũng có người nhận ra ngay cả trong chống dịch, Việt Nam ta cũng chống dịch “Trung Quốc” y chang Trung Quốc . Thật ra tuy về bản chất là giống nhau về mọi mặt, về chi/tiểu tiết Việt Nam cũng hơi khác chứ không phải không . Đúng, rất khó để nhận biết, nhưng nếu chẻ sợi tóc làm 16 thì cũng nhận thấy có chút ít khác biệt .

    Quan trọng nhất, Tiền + niềm tin chính trị . Có nghĩa số bệnh nhân ở VN không dao động lớn lắm, ngay mức đủ để thế giới mủi lòng để chi tiền & “trí thức chân chính” ngoạc mồm ra cổ vũ & bày tỏ niềm tin của mình vào sự lãnh đạo của mình trong cơn dịch này . Xét vào sự “nhiệt tình” của mọi người, kể cả những “trí thức chân chính” của bác Cống, tớ ước tính con số phải dưới 500, và có thể tăng lên chút đỉnh khi thế giới bắt đầu “toang”. Ngay từ đầu, tớ đã nói con virus này có xét lý lịch . Trong thời gian virus “tiến công cách mạng”, có thể đã nhiệt tình quá cần thiết nên xâm hại tới vài vị quan . Nhưng qua đó cũng thể hiện tấm lòng của “trí thức chân chính” đ/v sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hụi của nước mình . Một phép thử, kết quả là ai cũng nghệt ra cười . Nhưng về lâu về dài, con virus này sẽ bị chủ nghĩa Mác-Lê đánh bại . Các vị quan đầu triều sẽ lại bình phục, và mọi chiện vưỡn êm đềm xuôi chảy lên thượng nguồn sông Mekong.

    Cũng có nghĩa người được cách ly thì không có bệnh, người không được cách ly thì … có Trời biết . Nhưng hiện giờ chưa ai (dám) chết vì con virus Trung Quốc này cả . Phản động đấy! Trong tương lai sẽ có 1 ít chết nhỏ giọt, vì đã đi qua những xứ tư bẩn . Nhưng chắc chắn không ai chết vì từ Trung Quốc qua .

    Hiện giờ ô Nguyễn Đình Cống đang “được toàn dân tin yêu”, ông í viết ủng hộ ông “trí thức chân chính” Nguyễn Trung . Ô Nguyễn Trung hoan nghênh Đảng nhà ông í “đối mặt với sự thật” trong phòng chống dịch, & biểu lộ niềm tin của ổng vào sự lãnh đạo của Đảng . Chỉ nhắc mọi người, “đối mặt với sự thật” hổng dính dáng gì với tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong phòng chống dịch . Well, với “trí thức chân chính” của bác Cống, 2 thứ đó sêm xít .

    Tới đây, ta có thể thấy “chống dịch như chống giặc” gần giống với tinh thần “chống Mỹ cứu nước” của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa . Sát cánh với bộ đội Cụ Mao, có thể “đốt cả Trường Sơn”, nhưng không có ai chết cả . Chỉ có những tấm gương hy sinh cao cả vì bọn đế quấc & tay sai quá tàn ác, & đồng bào đang rên xiết lầm than dưới sự đô hộ tham tàn, tất nhiên, cũng của đế quấc & tay sai .

    Tớ đề nghị thía lày . Ngày kỷ niệm “chiến thắng huy hoàng” của nhà văn Nguyên Ngọc, 30-4 sắp tới . Đảng của các “trí thức chân chính” nên, ngựa quen đường cũ, phát động chiến dịch Hồ Chí Minh đánh thắng dịch chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30-4 & quấc tía lao động 1-5. Dù gì, theo nhà văn Nguyên Ngọc, đó cũng là “chiếng thắng guy goàng”, & cũng là dịp để ông bà Nguyễn Thùy Dương có dịp le lói .

    Các nhà báo trung thực như Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Tâm Bảo … nên cùng với những Lê Nguyễn Duy Hậu, & báo Luật khoa của Trịnh Hữu Long & Phạm Đoan Trang đăng nhiều bài hơn nữa khuyến cáo & đồng thời “Khai Trí” cho dân mình về fake news. Cũng là 1 cách rất hữu hiện sát cánh với Đảng trong phong trào “chống dịch như chống giặc”.

    Và nhớ tin vào những bài viết rất khoa học không 1 tạp chí khoa học nào dám đăng của bác trí thức chuyên tâm thần Mạc Văn Trang .

  5. Người dân phải có đủ HIỂU BIÊT và có đủ ý thức TRÁCH NHIỆM.
    Tiếc rằng, dân trí nước ta chưa thể bằng các nước phát triển.

    Cần đủ hiểu biết để tự tin và thực hiện cách ly đúng khoa học tại nhà. Gia đình cũng phải có đủ điều kiện nữa.
    Đủ hiểu biết để không trốn cách ly (gây hậu quả về tốn kém nguồn lực săn tìm họ và nguy cơ lan truyền) – như đã xảy ra trên thực tế.

    Còn về ý thức trách nhiệm, qua một số trường hợp có thể thấy cũng đáng lo.
    Gần đây, khi hàng ngàn người từ châu Âu về nước đưa tới hai nguy cơ: Khả năng cách ly đông người và và sự tự nguyện cách lý

    Ăn, ở miễn phí, nhiều người chấp nhận, nhưng một số lại phàn nàn, phản đối (vì mức sống đời thường của họ cao hơn nhiều).

    Sẽ tới lúc phải cách ly tại nhà (nguồn lực hạn chế), nhưng nếu không làm cho mọi người có hiểu biết và có trách nhiệm, sẽ có thể vỡ trận theo cách khác

Comments are closed.