Máy bay Airbus A321 có thể bị nổ buồng nén khí?

Mai Bá Kiếm

19-3-2020

Mời đọc lại: Máy bay Airbus A321 bị hỏng động cơ hay nổ bánh?

Cám ơn nhà báo Lê Minh Đức đã còm: “Minh Duc Le Cơ trưởng cạnh nhà cho biết: khi máy bay lấy đà cất cánh thì phi công phát hiện động cơ có vấn đề nên thắng gấp gây cháy bánh xe như đã thấy”, kèm ảnh minh họa.

Cám ơn các bạn Huệ Thảo, Song Anh, Ngoc Ha Tran và Sỹ Lê đã đưa bài và các ảnh hư hỏng của động cơ bên phải, đặc biệt ảnh cặp bánh sau bên trái chỉ xẹp chứ không nổ và bánh đã không văng ra cỏ – như báo VN Express đã “tiên tri”!

Đặc biệt là ảnh “trực quan sinh động”: Một chiếc pick-up chở một mảng lớn vỏ buồng động cơ bên phải, đã bị bung rớt xuống mặt phi đạo.

Có lẽ vì vậy, Tuổi Trẻ và Người Lao Động đã tiên đoán “miệng động cơ bên trái sệ xuống”, và đường băng hư hỏng nhẹ (do vỏ buồng động cơ rơi xuống).

Tóm lại, Tuổi Trẻ và NLĐ sai khi viết sự cố ở động cơ bên trái và miệng động cơ sệ xuống (được pick-up kéo lên).

VN Express “đón mò” bánh xe văng ra cỏ tạo ma sát gây cháy. Do thiếu hình ảnh cận cảnh, tôi đã sai khi tin giả thiết này đúng! Ai – em – so…le!

Bây giờ, có đủ ảnh minh họa cận cảnh có thể suy đoán chính các mảnh vụn của vỏ động cơ văng ra làm cháy cỏ, thiệt là “oan sai” cho vỏ bánh đáp! Hic!

Động cơ CFM56-5 là động cơ đời mới! Bằng chứng, ngày 12/2/2014, VietJetAir và CFM International đã ký hợp đồng mua động cơ CFM56-5B để thay vào 21 chiếc Airbus gồm: 14 chiếc A320neo và 7 chiếc A321neo, trị giá 800 triệu USD (38 triệuUSD/động cơ).

Tuy nhiên, không phải cứ động cơ mới là không có sự cố. Động cơ phản lực có 4 buồng từ trước ra sau: Intake (hút khí), compressors (nén khí), combustor (đốt khí) và exhaust (còn gọi turbines – phóng khí). Xem sơ đồ mặt cắt động cơ đính kèm.

Căn cứ sơ đồ và ảnh cận cảnh động cơ cho thấy “miệng động cơ” (buồng Intake) còn nguyên vẹn, vỏ không bung, cánh quạt hút không gãy, thì không có vật lạ bị hút vào.

Phần vỏ động cơ phải phía dưới bị bung, rớt xuống phi đạo nằm tại buồng compressors (nén khí); và vài chỗ vỏ bung ra tại buồng combustor (đốt khí), do lực công phá từ trong bung ra (nổ buồng nén và đốt)

Nhưng động cơ không cháy sau khi máy bay dừng lại, có thể nhờ phi công kịp cut off the power (tắt động cơ sau nổ) và may là các ống phun nhiên liệu vào buồng đốt đã không bung ra bắt cháy!

Trên đây chỉ là “chẩn đoán hình ảnh”, sự thật phải đợi kết luận của điều tra an phi!

P/S: Ảnh thứ 6 (cuối) là tai nạn nổ buồng nén tương tự!

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây