Trịnh Hữu Long
15-3-2020
Tiêu đề bài viết này nghe có thể lố bịch với nhiều người, bởi Hội đồng Lý luận Trung ương từ lâu đã bị một bộ phận của phong trào đối lập gọi là “Hội đồng Lú lẫn Trung ương”. Sau khi một cán bộ cấp cao của cơ quan này bị phát hiện có lối sống xa hoa, cơ quan này càng trở thành trò cười cho công chúng.
Đúng, chúng ta có đủ mọi lý do để cười cợt, chê bai, lên án một tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam dùng tiền thuế của chúng ta cho việc riêng của họ. Nhưng sau tất cả, sự tồn tại của cơ quan này để lại một bài học cực kỳ quan trọng cho phong trào đối lập: Tổ chức chính trị nào cũng cần dựa vào các cơ quan nghiên cứu.
Cơ quan nghiên cứu, hay còn được gọi bằng cái tên tiếng Anh thời thượng là “think tank”, chính là bản chất của Hội đồng Lý luận Trung ương. Còn trong các doanh nghiệp, bộ phận tương ứng là các phòng “R&D” (Nghiên cứu – Phát triển).
Ta chớ vội phán xét chất lượng nghiên cứu, thậm chí là mức độ nghiêm túc của các nghiên cứu của Hội đồng Lý luận Trung ương. Ở đây, tôi chỉ muốn nói tới vai trò của think tank đối với một tổ chức chính trị.
Bộ não của đảng?
Ta hãy xem Hội đồng Lý luận Trung ương nghiên cứu những gì, hay nói cho chính xác là tổ chức nghiên cứu những gì, bởi phần việc chính của họ là huy động các nhà nghiên cứu từ các trường, viện tham gia các đề tài.
Lướt qua website của hội đồng này, ta thấy hiện nay họ có một “Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị” có mã số KX.04/16-20. Chương trình này được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020, gồm 33 đề tài.
Trong số các đề tài, ta có thể thấy họ tổ chức nghiên cứu về đủ các lĩnh vực để có cơ sở tư vấn cho Ban chấp hành Trung ương đảng, Bộ chính trị, Ban Bí thư. Chẳng hạn:
– Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp.
– Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách.
– Mô hình an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp
– Những biến động của thế giới, khu vực, tác động đến Việt Nam hiện nay và định hướng chính sách.
– Cách mạng màu: Thực tế trên thế giới và vấn đề đặt ra với Việt Nam.
– Chiến lược của các nước lớn tác động đến Việt Nam và xử lý đúng đắn mối quan hệ của Việt Nam với các nước lớn.
Hình thức hoạt động của hội đồng này là sản xuất các báo cáo nghiên cứu, tổ chức hội thảo khoa học, đi khảo sát thực địa, v.v. Chúng ta khó mà biết được chất lượng nghiên cứu của các đề tài này đến đâu. Nhưng dù thế nào đi nữa, vai trò của nó là làm cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra các quyết định chính sách của mình trong mọi lĩnh vực.
Kinh nghiệm thế giới
Nhìn sang các nước khác, ta cũng sẽ thấy các đảng phái chính trị cũng phải dựa rất nhiều vào các think tank.
Trong bài báo nghiên cứu “Who are The Political Parties’ Ideas Factories? On Policy Analysis by Political Party Think Tanks” công bố năm 2017, các học giả Valérie Pattyn, Gilles Pittoors, Steven Van Hecke đã tổng hợp các nghiên cứu khác và phân loại ra ba hình thức quan hệ giữa các đảng phái chính trị và các cơ quan nghiên cứu.
Hình thức thứ nhất là các đảng phái dựa vào các think tank hoàn toàn độc lập bên ngoài để đưa ra quyết định chính sách của mình. Hiện tượng này phổ biến ở Mỹ và Canada. Các địa chỉ lừng danh là CSIS, Brookings, RAND, Cato, CFR và một số đơn vị nghiên cứu thuộc các trường đại học.
Hình thức thứ hai là các đảng phái lập ra hoặc tài trợ cho các think tank có tư cách pháp nhân riêng rẽ, và do đó, các think tank này hoạt động trong tình trạng nửa độc lập. Các đảng phái ở Đức, Hà Lan và nhiều nước châu Âu khác thường theo xu hướng này.
Hình thức thứ ba là các đảng phái lập ra các think tank hoàn toàn nằm trong tổ chức của đảng. Các think tank này, do vậy, hoàn toàn phụ thuộc vào đảng của họ. Đây chính là mô hình mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang áp dụng với Hội đồng Lý luận Trung ương. Brazil cũng theo xu hướng này, mặc dù các đảng phái ở đây cũng dựa rất nhiều vào các tổ chức nghiên cứu tư nhân.
Riêng Nhật Bản được các nhà nghiên cứu điểm danh ở cả ba hình thức kể trên.
Gần gũi và có thể đáng tham khảo cho Việt Nam hơn là một think tank nghiên cứu chính sách của đảng cầm quyền Dân Tiến của Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen). Think tank này trực thuộc tổ chức đảng và theo bà Thái, đảng này đã đưa ra nhiều chính sách dựa trên khuyến nghị của đơn vị nghiên cứu này. Think tank này do chính bà Thái, người từng là giáo sư luật, lập ra năm 2011 khi đang là chủ tịch đảng.
Vai trò của các think tank cũng đa dạng. Nhóm nghiên cứu kể trên phân ra làm bốn nhóm vai trò: (i) người gác đền ý thức hệ cho đảng, (ii) chuyên gia chính sách, (iii) cố vấn chính trị, và (iv) trợ lý chính sách. Hai nhóm đầu thường nghiên cứu và đề xuất các ý kiến mang tính dài hạn (chẳng hạn như đề xuất khung chính sách), hai nhóm sau thường đưa ra các ý kiến tư vấn ngắn hạn, phục vụ những nhu cầu tức thời (chẳng hạn như chuẩn bị sẵn luận điểm tranh luận với đảng đối thủ).
Một đề xuất cho Việt Nam
Nói ra tất cả những điều này, tôi muốn đề cập đến một vấn đề lớn của phong trào đối lập Việt Nam, đó là thiếu các cơ quan nghiên cứu.
Trong môi trường chính trị cạnh tranh khốc liệt như ở các nền dân chủ, các đảng phải dựa vào các think tank để có thể phản biện đối thủ và tranh giành ảnh hưởng trong công chúng. Với phong trào đối lập Việt Nam, môi trường chính trị dĩ nhiên là khác biệt rất nhiều, nhưng công việc chính vẫn là phản biện, hoặc thậm chí là phủ nhận các chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời đề xuất những chính sách, giải pháp thay thế.
Tuy vậy, phong trào đối lập hiện nay gần như không có hoạt động nghiên cứu nào, càng không có think tank nào, dẫn đến chất lượng phản biện và đề xuất chính sách còn nhiều vấn đề về chất lượng, rất nhiều khi sa vào tin giả và để cho cảm xúc chính trị chi phối môi trường thảo luận.
Những vấn đề cần nghiên cứu thì nhiều. Đó không chỉ là các vấn đề chính sách kinh tế – xã hội cụ thể, mà còn là việc nghiên cứu văn hóa chính trị Việt Nam, khảo sát nhu cầu của các bộ phận công chúng, xây dựng các phương án dân chủ hóa, xây dựng các mô hình thể chế, xây dựng các đề xuất hiến pháp, đề xuất các phương án cải cách hiến pháp, soạn thảo các đạo luật cơ bản, v.v.
Những nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng nghị trình của các tổ chức chính trị trong tương lai, cũng như phác họa dần bức tranh tương lai mà các tổ chức muốn người dân tin vào.
Suy cho cùng, muốn có một phong trào đối lập có chất lượng thì công việc đề xuất giải pháp cũng quan trọng ít nhất là không kém công việc phê phán. Không những các tổ chức chính trị, mà các tổ chức xã hội dân sự, thậm chí các tờ báo độc lập (như Luật Khoa) cũng cần có hoạt động nghiên cứu của mình.
Hiện nay, ít nhiều cũng đã có một vài nỗ lực nghiên cứu nhất định từ cả phong trào đối lập lẫn các cơ sở nghiên cứu hàn lâm. Tôi có thể điểm danh ít nhất ba bản đề xuất hiến pháp được các nhóm đối lập đưa ra, gồm bản của Đảng Dân chủ Việt Nam (2010), bản của nhóm Kiến nghị 72 (2013), và bản của Trung tâm Dân chủ Việt Nam (2019). Một số nhà hoạt động cũng có những nỗ lực nghiên cứu cá nhân và đề xuất chính sách rất đáng chú ý.
Ngoài ra, Đại học California cũng có một tạp chí Việt Nam học (Journal of Vietnamese Studies) đăng nhiều nghiên cứu khoa học xã hội về Việt Nam của các học giả Việt Nam và nước ngoài, và còn nhiều nhà nghiên cứu, nhóm nghiên cứu khác ở các viện, trường cả trong lẫn ngoài nước. Đây là những cơ sở nghiên cứu hàn lâm mà các tổ chức chính trị đối lập có thể dựa vào khi chưa có cơ quan nghiên cứu riêng của mình.
Dĩ nhiên, tôi hoàn toàn ý thức được về những khó khăn mà các nhóm đối lập, các tổ chức dân sự, các tờ báo độc lập lẫn các nhà nghiên cứu gặp phải. Đó không chỉ là tài chính, nhân sự mà còn là vấn đề an toàn cá nhân. Tuy vậy, vai trò của các hoạt động nghiên cứu vẫn không thay đổi và là con đường chắc chắn phải đi.
Nếu muốn lập một think tank, bạn có thể tham khảo một hướng dẫn chung tại đây.
-Thể chế CS là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Đảng lãnh đạo lựa chọn nhân sự lãnh đạo với tiêu chuẩn hàng đầu là ng đó phải “Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin”. Và Chủ nghĩa Mác-Lê Nin là CN ko tưởng, là cú lừa lịch sử toàn nhân loại xuyên qua 02 Thế kỷ, nay trên Thế giới ko có bất cứ nc nào đi theo (TQ, Triều Tiên, Venezuela,…ko xem Chủ nghĩa Mác-Lê Nin là cứu cánh?)
Kết luận: Phản biện với “Hội đồng Lý luận Trung ương” với những nhân sự bị ràng buộc phải “Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin”, có tư duy, suy nghĩ ko thực, ko tưởng, sống trên mây, đi mưa về gió (thích “mây mưa”), thích lý luận là do bản chất luôn nói dối, nói dóc với ý nghĩa tạo cho họ có sự thay đổi, nhận ra cái ko đúng của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin là điều ko tưởng, ko bao giờ đạt dc. Phản biện với họ sẽ thích hợp, phù hợp hơn khi họ đã về hưu.
Nếu theo định nghĩa về think tank của Mỹ và Tây Âu, mà tôi thấy tác giả Trịnh Hữu Long chịu ảnh hưởng, thì đây là một tổ chức nhằm tạo ra những sản phẩm trí tuệ và cần có một thị trường để tồn tại. Nhưng think tank của ta như viện IDS xưa kia hình như cũng kén chọn thị trường thì phải — nếu chỉ có một khách hàng là đảng cộng sản được quyền mua thì think tank không muốn bán!
Nếu không có khách hàng, think tank vẫn có thể hiện hữu dưới những dạng khác, và sản phẩm có khi là ngay chính những thành viên. Trong lãnh vực này, người Việt có thể học hỏi từ Trung Hoa cổ hay Liên Xô hồi thế kỷ trước. Truyện Tàu kể mấy quân sư tương lai trú trong lều tranh giữa rừng trúc cùng nhau vẽ bản đồ chia ba chia bốn thiên hạ. Còn Liên Xô thì có Anatoly Chubais cùng nhóm bạn bè trong giới hàn lâm lập tổ chức bán chính thức bàn về kinh tế thị trường trong thập niên 80. Câu chuyện của ông này được kể trong Wiki. Nhưng tôi đồ rằng trí thức Việt Nam khó có sự tự chủ, độc lập như nhóm Chubais — ấy là chưa kể rủi ro về sự nghiệp đối với những trí thức trẻ sống trong nước và đang có công việc giảng dạy hay nghiên cứu. Nhưng nhìn lại, nhóm của Chubais chỉ là tạm thời, và bản thân Chubais mới là sản phẩm thành công nhất của họ khi tham gia chấp chính.
Qua sự thảo luận của các quý vị (rất bổ ích, không lạc đề), tôi rút ra vài điều tôi thấy phù hợp với thực tế.
1- ĐCS không cho phép tạo ra thinktank. Hễ chân thành xây dựng lý luận xây dựng đất nước đều trái với cương lĩnh. Một thinktank do những người có công lớn với đảng, có uy tín, có trình độ… đã phải “tự giải thể”. Ví dụ GS Hoàng Tụy (uy tin khoa học quốc tế và trong nước đều rất cao) cũng chẳng là cái gì trước bọn cầm quyền bằng tuổi con cháu mình.
2- ĐCS có HĐ lý luận, giống như một thinktank, nhưng ĐCS lại lấy tiền của DÂN để trả lương. Nó không giống bất cứ loại Thinktank nào (trong 3 loại mà tác giả bài này (Trịnh Hữu Long) đưa ra.
Nó chỉ có nhiệm vụ chứng minh mọi chính sách (sai lầm) của ĐCS là “thiên tài”. Trước mắt, đủ thứ đề tài, nhưng chỉ chứng minh “sáng suốt, độc đáo” cái quái thai Kinh tế thị trương mọc đuôi XHCN
Xin nói rõ thế này (nếu không sẽ dễ lạc đề, vô bỏ)
Ở Liên Xô (trước khi sụp đổ) rất nhiều trí thức đã lễ độ và chân thành góp ý xây dựng với ĐCS về điều chỉnh đường lối, mở rộng dân chủ, tự do… để chế độ xô viết ngày càng tốt đẹp.
Không những tốn công mà còn mang vạ vào thân, kể cả chết.
KHÔNG có chuyện ĐCS cho phép lập ThinkTank. Vâng! KHÔNG có chuyện.
Sau khi LX đổ được 20-30 năm, những người từng phục vụ chế độ, có công với chế độ, dân biết tiếng, đa số là đảng viên (hưu)… cũng mon men thành lập Thinktank, mục tiêu nêu rất rõ: giúp ĐCS, xây dựng…
Khổ nỗi, ĐCS đi vào phản động, góp ý lễ phép đến đâu cúng là cản co đường mà đảng đã chọn.
Thinktank bị bức tử.
Wikipedia vô số tư liệu, tha hồ tìm hiểu.
Chính xác là như vậy. Phong trào dân chủ của người Việt trong và ngoài nước chưa bao giờ có 1 tổ chức “nghiên cứu – đề nghị phương hướng chiến lược, chiến thuật”. Trong nước thì không thể có vì công sản đương nhiên sẽ tiêu diệt ngay. Ngoài nước cũng không có vì không ai tổ chức được. Cần phải có sự tập hợp của ít nhất là 10-20 người có tâm có tài và tinh thần thực tế, khoa học để ngồi lại làm thinktank cho tự do dân chủ, đa nguyên ở VN.
Còn không thì cộng sản còn tiếp tục tàn phá đất nước, khủng bố, triệt hạ dân tộc VN, lệ thuộc Tàu cộng. Điều chua chát nhất là các chính phủ dân chủ Tây phương vẫn quan hệ tốt với Vietcong và làm ngơ với các vi phạm nhân quyền, sự chà đạp luật pháp của nhà cầm quyền VN, sự thất bại trong bảo vệ môi trường ở VN.
Tác giả bài trên “Nói ra tất cả những điều này, tôi muốn đề cập đến một vấn đề lớn của phong trào đối lập Việt Nam, đó là thiếu các cơ quan nghiên cứu”.
Những điều tác giả “nói”, đọc chỉ thấy mang ĐCSVN ra so sánh với… các đảng dân chủ cầm quyền ở các nước văn minh! Mục tiêu đảng CSVN (hay của HĐ LL TƯ) khác hẳn các nước – chẳng có gì khác hơn, là được cầm quyền vĩnh viễn!
Hãy so VN với Liên Xô, Đông Âu trước đây, sẽ đỡ khập khiẽng hơn.
Vì thế nên thật đáng tiếc, giá như tác giả bài trên đưa ra được dẫn chứng, ở các nước CS Liên Xô, Đông Ân trước kia, các “phong trào đối lập” đã có các think tank, nhờ đó mà các ĐCS đã phải trao trả cho nhân dân chính quyền. Hay vì tác giả chẳng thấy họ có cái think tank nào?
Hay các đảng độc tài CS cầm quyền ở đấy, hoặc là họ vẫn còn có lương tâm, lý trí, hoặc là đã qúa lo sợ hoảng hốt, vì nhân dân xuống đường biểu tình?
Người dân Đông Đức khi đó, hàng tuần, họ xuống đường biểu tình, chỉ với 2 khẩu hiệu, không hơn: “Chúng ta là Nhân dân!” và “Quyền tư do đi lại!”.
Chỉ cần đập tan bức tường ô nhục giam cầm họ, được tự do sang Tây Đức – là chế độ độc tài bất công CS Đông Đức tiêu tan!
Rất hoan nghênh ý kiến của Trịnh Hữu Long re-purpose các tổ chức đối lập thành các thinkstank với mục đích đề ra chính sách cho chính phủ . Rất phù hợp với tình hình Việt Nam lúc này, vì hiện thời Việt Nam không có đối lập thật sự, chỉ có những phản biện ôn hòa & đề xuất ý kiến thông qua những kiến nghị với chính phủ .
Có điều để lãnh đạo 1 đất nước thành công, cái quan trọng nhất không phải là 1 chương trình hành động đúng, mà là lòng dân đ/v chính phủ . Lấy ví dụ nước Mỹ bây giờ thời Đô Năm Trăm, ta có thể nói chính phủ hoàn toàn thất bại vì lòng dân chia rẽ . Bất cứ chính sách nào đưa ra đều bị dân hoặc/và chính phủ tiểu bang phản đối . Tất cả những hứa hẹn ứng cử, Đô Năm Trăm không/chưa thể khởi động bất cứ cái gì, nói gì tới hoàn thành . Và với niềm tin của dân đ/v chính phủ, theo nhận xét của (rất) nhiều người, càng ngày càng sút giảm, nên chăng bên cạnh quá trình re-purpose các nhóm đối lập, họ cũng cần phải tích cực hơn trong công tác tái tạo lại niềm tin của dân đ/v chính phủ ? Vì đơn giản, nếu để tình trạng mất niềm tin càng ngày càng tồi tệ, tới lúc những phe nhóm đối lập các bạn trở thành thinkstank, có đề xuất cái gì cũng bù trất . Chưa kể còn mang tiếng là bắt tay với chính phủ .
Nếu làm được chiện tái tạo lại niềm tin của dân đ/v chính phủ, các phe nhóm đối lập của các bạn 1 công đôi ba chiện, tạo được sự tin cậy (credits) của mình đ/v chính phủ, và qua đó, tiếng nói đóng góp cho chính phủ có trọng lượng hơn . Win-win situation. Chính vì vậy, các phe nhóm đối lập của các bạn cần chuyển đổi mục tiêu đấu tranh thay vì chỉ trích, thậm chí chế nhạo chính quyền -như 1 số cá nhân thiểu não đang làm trên phê ke búc- các bạn nên dùng những ngôn ngữ ôn hòa & có học hơn nữa, để thuyết phục mọi người rằng thì là mà liệu cơm gắp mắm . Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, chính quyền này là tốt nhất . Thay vì tư duy chống đối, để dễ dàng hơn đ/v cả 2 bên, chúng ta nên tin tưởng nó . Rõ ràng trong quá khứ, niềm tin của chúng ta dành cho chính phủ này đã tạo nên nhiều “chiến thắng huy hoàng”, Why not now?
Đã biết rõ là tài xế lái sai đường rồi, cho dù là không giằng được vô lăng để xoay chuyển được tình hình đi nữa thì cũng phải lên tiếng cảnh báo hoặc cùng lắm là kêu gào sợ hãi, chứ sao lại đi tin tưởng cổ vũ nó, muốn nhanh Xuống Hố Cả Nút à?!?
Chưa kể là sau khi chở cả bọn Xuống Hố Cả Nút xong, nó còn quay lại đổ thừa là do chúng mày muốn tao đi đường này nên mới tin tưởng cổ vũ tao, lỗi tại chúng mày chứ tao vẫn là tài xế xuất sắc.
Hahaha, tin tưởng đ* thì méo biết có còn xứ Đông Lào không nữa, ở đó mà win-win.
Về những so sánh giữa các thế hệ thinkstank, theo tớ là hoàn toàn vô bổ . Đầu tiên, họ cùng 1 lò ra cả . Cộng sản cũ rích cũ rơ, Cộng sản hơi hơi cũ -nhuốm màu phong sương- nay Cộng sản mới toe, mới cáu cạnh sêm xít thui . Chiện phân bì tỵ nạnh giữa các thế hệ Cộng sản mí nhau có thể hiểu được, vì ngay ngoài xã hội cũng có hiện tượng gọi là generation gap. Gen X bên này xem doobie bros là antique, trong khi baby boomers chịu không nổi rap, thì ở Việt Nam thêm vô tư di “trứng mà khôn hơn vịt”, dịch qua bên đảng là “mới vô đảng làm sao hiểu thấu được chiện đời như lão thành cách mạng”, có phân bì tỵ nạnh giữa các thế hệ Cộng sản với nhau cũng là điều dễ hiểu .
Tuy vậy, giữa các thế hệ Cộng sản mới toe & cũ sì, thật ra họ có nhiều điểm giống nhau hơn là khác . Đề nghị của tớ, các thế hệ Cộng sản nên làm hòa với nhau, thứ nhất là làm gương cho hòa giải hòa hợp dân tộc . Kế tới là có lợi cho đại cục, cho đoàn kết trong Đảng . Những điều các bác lão thành cách mạng hoặc chưa yên vì lão rùi mà mãi chưa thành cách mạng hay rao giảng . Các bác giảng đạo nhưng hổng practice what you preach, nhìn cứ như Trương Minh Tuấn vậy . See, các bác sêm xít cả thui .
Riêng về các thinkstank, có vẻ dư lợn viên không chuyên ở Việt Nam favor nhóm IDS, cho là họ cao hơn hết thảy . Họ có lý chứ không phải không . Nhưng nói thankstank bây giờ, đứng đầu là Nguyễn Quang Thuấn, kém hơn IDS là hoàn toàn không đúng . Nói đúng ra, thế hệ Nguyễn Quang Thuấn kế thừa & phát triển những gì IDS tạo ra . Công việc cũng quan trọng & nghiêm túc không kém .
Thế hệ IDS tạo ra đám sư Nam Tông chuyên ăn thịt, tiến sĩ Nguyễn Quang A có thể chỉ là đồng tác giả nhưng to mồm (vocal) nhất trong biện hộ & tạo tiền đề . Những thế hệ sau nhân rộng & phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng . Chùa Ba Vàng, chùa Bái Đính, các loại sư anh xịt tanh … là biểu hiện bề ngoài, là phần băng nổi . Phần băng chìm thì … có Đảng biết, chứ Trời cũng chịu thua . Đám sư Nam Tông, con đẻ của các trí thức IDS, hiện giờ làm mưa làm gió trên toàn cõi Việt Nam, từ chính trị cho tới xã hội . Ép phờ ta phờ tiếc … tớ đoán 75% lợi nhuận sẽ vào túi đứa con cưng này của trí thức IDS. Trí thức IDS có công (rất lớn) trong việc tạo ra số đẻ bọc điều của ông sư con phái Nam Tông, nhưng nuôi dạy nó lớn phổng phao như Phù Đổng thía này là nhờ các thế hệ thinkstank sau IDS. Có nghĩa những thinkstank sau này là những người xứng đáng tiếp nối truyền thống hào hùng của thế hệ trí thức IDS. See, sêm xít cả thui .
Đồng chí tiến sĩ Nguyễn Quang A quả danh bất hư truyền . Não của đồng chí ý tới tuổi hiu rùi vẫn không chịu nghỉ cho dân nhờ, vưỡn lun chăm chỉ hạt bột cho ra hết bad idea này tới worse idea khác . Sản phẩm hàng xã hội chủ nghĩa chất lượng cao mới nhất từ đồng chí ý là phái xuyên quyền thế .
Fair Warning: Hiểu chít lìn, tớ thêm, tại chỗ lun . Nhưng hoàn toàn vô hại đ/v những fan cuồng của đồng chí í & các đồng chí của đồng chí í .
Cộng sản đời Bác Hồ, Cộng sản đời sán dân trong quần dân hay Cộng sản “Đảng của Nguyễn Phú Trọng”, sêm xít Sir. Khôn ngoan đối đáp tụi phản động tư bẩn nước ngoài, gà cùng yêu Đảng chớ hoài bôi mặt chửi bới nhau . Chỉ đau lòng Đảng thui .
Bác Ta huu quang nói ĐÚNG tuyệt đối
Ông Archimede nghĩ ra cái định luật (nay mang tên ông)
Còn người vận dụng nó là muôn triệu người và vô số thế hệ hậu sinh.
Để làm được việc này, ngoài kiến thức, người ta ta còn phải biết sự vận động của chúng vào thực tế, nếu không chỉ là những điều viển vông hại cho đất nước…
Thưa bác Nguyễn Nhân
Elite VN muốn gắn kết không dễ
ThinkTank của GS Hoàng Tụy và TS Nguyễn Quang A chỉ có dưới 20, đều nổi tiếng về tầm hiểu biết, ôn hòa và ý thức xây dựng. Nhưng bị CS bức tử.
Không những vậy, bất cứ tập hợp nào của dân thường cũng bị bop chết từ trong trứng.
CS rất thành công trong chính sách ngu dân, khiến người dân chưa đủ dân trí tập hợp lại. Thậm chí hủa với CS
Ví dụ, Ở diễn đàn này, tôi đọc được ý kiến chế nhạo và hả hê khi nó (nghiemnv) nhắc tới thinktank của Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A bị giải thể.
Người VN có khá nhiều elite cả ở trong và ngoài nước,nhưng điều đáng buồn là họ không gắn kết với nhau để cùng tìm giải pháp cho đất nước suốt mấy chục năm nay,vì vậy mặc dầu rất nhiều người quan tâm tha thiết đến việc hình thành một think tank cho VN nhưng mỏi mắt vẫn chẳng thấy…Ra đời một think tank như vậy còn khó thì thành lập một phong trào đấu tranh dân chủ tự do có thực chất cho nước nhà còn xa vời biết bao !
Tôi phải đọc kỹ bài của tác giả (Trịnh Hữu Long) rồi mới xin phát biểu một ý nhỏ. Té ra, hoàn toàn dễ hiểu.
Think Tank chính là những bộ óc lớn của xã hội, đáng kính trọng. Tác giả phân thành 3 loại.
Loại đầu tiên hoạt động độc lập (nhất là ngân quỹ) do vậy không cần tuân theo bất cứ chỉ đạo nào. Các tổ chức chính trị (đảng phái) tham khảo kết quả nghiên cứu để hoạt động.
Loại thứ hai được các đảng phải “đặt hàng” nghiên cứu giúp họ những đề tài nào đó.
Loại thứ ba do mỗi đảng phải lập ra, trả lương (bằng ngân quỹ của đảng, ví dụ lấy từ đảng phí.
Như vậy, HĐ lý luận TƯ ở VN thuộc nhóm thứ ba. Còn ThinkTank của TS Nguyễn Quang A, GS Hoàng Tụy… thuộc nhóm 1 (bị CS bức tử)
Tôi chỉ có một ý nhỏ: HĐ lý luận TƯ hưởng đãi ngộ cao ngất ngưởng là do đảng lấy của dân để chi phí. Nó không thể xếp vào bất cứ loại nào. Còn tổ chức của Nguyễn Quang A xứng đáng xếp vào nhóm 1.
– (TS cha mày! Sao mày dám gộp NQA với NQThuan làm một?)
– Các “trí thức” (trên 40 ông) trong HĐ này chính là trí thức XHCN điển hình nhất. Tiêu biểu (mà chúng ta biết rõ về cuộc sống xa hoa và nhân cách) là ông GSTS Nguyễn Quang Thuấn.
– Nguyễn Quang A là một trong những người phản biện kịch liệt các “sản phẩm trí tuệ” của cái HĐ “lú lẫn” nói trên. Như Nước và Lửa.
– Dư luận rộng rãi đang vạch mặt bản chất xấu xa của vị GSTS Nguyễn Quang Thuấn. Tôi đố ai ở đây dám bênh Thuấn.
– Tên nghiemnv xưa nay chỉ chửi bới Quang A, nay gộp Nguyễn Quang Thuấn với Nguyễn Quang A để chửi.
Câu hỏi: Tại sao nó làm vậy?
Think tank có thể tạm dịch là Túi Khôn nhằm mang lại lợi ích cho đa số.
Thế nhưng cái đám vi rut lí luận ( never think tank) trong các nhóm Tư vấn chính phủ, hội đồng lí luận tw, .. đều chỉ phục vụ lợi ích đảng.
Thế thì ĐMM CÔNG ANH chúng nó không one cái lò ( LMM CÔNG ANH) là gì????