Công tác nước ngoài: Một hình thức tham nhũng hưởng thụ

Nguyễn Ngọc Chu

9-3-2020

1. Bệnh nhân Virus Vũ Hán N21 đi hạng thương gia khứ hồi Hà Nội – London (không dưới 3.000 USD) trị giá trên 70 triệu đồng. Giá trị này mua được 7 tấn gạo, nuôi sống một cán bộ thời bao cấp trong 44 năm 8 tháng, hay là nuôi sống 538 cán bộ trong một tháng (13kg/người/tháng).

Nếu tính thời gian công tác 25/2 -1/3/2020 như trong lịch trình, trong đó 25-26 ở Ấn Độ, 27 -1/3 thì tối thiểu phải có 4 đêm ở khách sạn. Bao gồm 1 đêm ở Ấn Độ và ít nhất là 3 đêm ở Anh. Nếu tính giá khách sạn 5 sao 300 USD tức là 7 triệu đồng một đêm thì tiền khách sạn là 28 triệu VND. Cộng chi phí ăn uống đi lại địa phương, tổng chi phí cho chuyến đi không dưới 120 triệu đồng. Mua được 12 tấn gạo. Tính cả đoàn công tác trong chuyến đi gồm 12 người thì đã mất đi không dưới 100 tấn gạo.

Không phải ôn nghèo kể khổ, bắt sống lại thời bao cấp, mà tính ra để biết nâng niu.

2. Theo trang Web của Bộ KH-ĐT ngày 02/3/2020 thì:

“Từ ngày 25/02 – 01/3/2020, Đoàn công tác của Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIII của Đảng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đã có chuyến làm việc và nghiên cứu thực tế tại Ấn Độ và Vương quốc Anh nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và học hỏi kinh nghiệm về hoạt động đổi mới, sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp. Đồng thời, khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia, phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 để trình Đại hội XIII của Đảng”.

Xuất hiện hai câu hỏi hiển nhiên sau đây.

– Tại sao lại chỉ thấy đoàn của nước ta đi học hỏi các nước TBCN để trình Đại Hội Đảng làm kế hoạch xây đựng CNXH, mà không thấy đoàn các nước TBCN sang nước ta là CNXH để học hỏi kinh nghiệm về xây dựng CNTB ở nước họ, trong khi ”CNXH ưu việt hơn”?

– Những người chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng XIII không đi chuyến công tác này thì có ảnh hưởng gì đến văn kiện Đại hội Đảng XIII không?

Trước đây thời bao cấp, khi chưa biết CNTB là gì, thì phải đi cho biết. Nay mở cửa đã 30 năm, CNTB đã tràn ngập vào nước ta, lại vào thời đại Internet, ngồi ở nhà cũng thấy được mọi m2 trên thế giới, thì không nhất thiết điều gì cũng phải đi đến tận nơi. Nên nhớ cho, từ nhiều trăm năm trước, các nhà thiên văn học đã tính được quỹ đạo chính xác của các vì sao cách xa hàng triệu km mà chẳng thể đặt chân đến tận nơi.

3. Công tác nước ngoài là một hình thức tham nhũng hưởng thụ. Không phải tất cả, nhưng rất nhiều người đã núp trong vỏ bọc công tác nước ngoài để dùng tiền ngân sách tiêu xài cho sự xa hoa thịnh vượng cá nhân. Nổi trội là tầng lớp lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước lớn và tầng lớp có quyền chức từ tỉnh thành cho đến trung ương.

Ở mặt khác, chính sách bảo kê đặc quyền đặc lợi đã với rộng cánh tay sang cả lĩnh vực đi công tác nước ngoài. Đó là các quy định cho cấp nào thì được đi hạng thương gia và ở khách sạn 5 sao, cùng với các mức chi tiêu cho mỗi giai tầng. Đó là sự phân biệt đẳng cấp, đi ngược với mục đích công bằng và bình đẳng của CNXH.

Hàng năm, Chính Phủ và và các chính quyền địa phương trong cả nước đã chi cho bao nhiêu chuyến đi nước ngoài? Tổng kinh phí trên toàn quốc là bao nhiêu? Không phải hàng trăm tỷ mà là hàng ngàn tỷ đồng!

Viện dẫn thí dụ vài năm trước, chỉ riêng cựu bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trong một năm đã đi công tác nước ngoài lên đến 163 ngày. Đó là những chuyến bay hạng thương gia cùng ăn ngủ ở khách sạn 5 sao.

Cớ đi nước ngoài thật vô vàn. Chăm sóc cây trên phố cũng phải học nước ngoài, cán bộ đảng cũng phải nhờ bồi dưỡng… “Thượng vàng hạ cám” đều phải tìm cho được lý do để đi “công tác nước ngoài”.

Từ cách nhìn của người quản lý túi tiền riêng, thì không dưới 50% chuyến đi nước ngoài của Nhà nước là không cần thiết; Và có thể rút gọn 50% thời gian, số lượng người, và chi phí. Từ đó để thấy, chí ít thì 75% trong tổng số toàn bộ tiền chi cho công tác nước ngoài của Nhà nước đã lãng phí.

Đừng nói rằng đó là dự báo hồ đồ. Nếu áp dụng theo chính sách của các nước phát triển hàng đầu, thì chi phí đi công tác nước ngoài từ ngân sách ở nước ta sẽ dứt khoát bị cắt giảm không chỉ 75%.

4. Để thấy sự khác biệt, xin nhắc lại trường hợp cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, rất oai phong tại lễ nhận chức của TT Donald Trump ngày 20/1/2016, nhưng sau đó chỉ được xe công vụ chở đến ga tàu, còn về nhà bằng tiền túi của mình trên chiếc ghế xe lửa bình bình thường.

Có thể dẫn chứng nhiều trường hợp tương tự, chẳng hạn như Thủ tướng Đức Angela Merkel ngồi hạng ghế phổ thông, và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đi vế máy bay giá rẻ.

5. Việt Nam đang là nước rất nghèo, nhưng cách xài tiền của quan chức và lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam khi đi công tác làm cho nhiều người nước ngoài ngạc nhiên. Sự cần kiệm của lãnh đạo bây giờ thua xa lớp lãnh đạo trước năm 1975. Không chỉ vì thời đó nghèo khó, mà do cốt cách rất khác biệt.

Đừng viện dẫn các nước cũng có tiêu chuẩn phân biệt. Bởi luật pháp họ nghiêm minh và số lượng cán bộ Nhà nước của họ rất ít. Trong khi Nhà nước chúng ta có đến 12 triệu cán bộ dùng tiền ngân sách. Đây là một tỷ lệ rất lớn trên dân số so với các nước khác.

Vì thế, trừ một số trường hợp, còn lại thì chỉ có xóa bỏ các tiêu chuẩn bảo kê đặc quyền đặc lợi các giai tầng, ngõ hầu mới ngăn chặn được sự tiêu xài hoang phí – núp trong vỏ bọc tiêu chuẩn.

Biết rằng rất khó, bởi khi ngồi vào ghế quyền lực, chẳng ai dại gì lại tự cắt bỏ đặc quyền đặc lợi của chính mình. Ngân sách Nhà nước vì thế còn mãi bị phung phí.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Vạch trần nghiemnv
    TS Nguyễn Ngọc Chu viết bài này thật là “trúng” và rất chí lý.
    Đến nỗi, đứa chuyên chửi (một cách mất dạy) tác giả của bài (là TS Chu) thì lầm này nó cũng phải tạm thay đổi: Nó không dám chửi tác giả bài viết (như mọi lần) nữa. Nhưng xin mọi người chớ tin và xin cứ chờ đấy.

    Về tầm nhìn, nó viết: Không cho chúng đớp hit thì chẳng thằng nào làm lãnh đạo cả (nghiemnv – nguyên văn).
    Nói cho bớt ngu, nghe! Nhu cầu “đớp = ăn” và “hít = nghiện) là quá thấp với bọn tham nhũng. Đéo phải là hễ cho chúng “đớp hít” thỏa thích là chúng hết muốn làm lãnh đạo đâu, nghe!
    Mưu đồ tham nhũng của chúng ví đại hơn nhiều. Nhưng nghiemnv chỉ nghĩ được đến thế.
    Với những người có bài đăng ở TiengDan (như Nguyễn Ngọc Chu), nghiemnv viết rằng: chỉ cần cho chúng (Nguyễn Ngọc Chu) thịt chó, mắm tôn, rượu… là chúng nhả ra chữ.
    Hai ví dụ trên, suy ra nhu cầu tối cao của bản thân nghiemnv cũng chỉ vậy.
    Đừng tin nó, khi nó tạm đồng tình với bài viết của tác giả nó từng chửi nhiều lần

  2. Trích ý kiến của Kyle Tran (FB): “Mục đích chuyến đi qua bên Ấn Độ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là để nghiên cứu xem vì sao Ấn Độ chưa hề bị nhuốm mùi cộng sản mà sao cho đến ngày nay vẫn còn nghèo.”

    Trước khi Liên Xô sụp đổ, nền kinh tế Ấn Độ đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa. Ấn Độ chỉ cải cách kinh tế một cách ì ạch trong thập niên 90 sau khi lâm vào một cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng bao gồm thâm hụt cả ngân sách lẫn cán cân giao thương.

    Nhờ toàn cầu hóa và Internet, kinh tế Ấn khởi sắc trong thập niên 2000, khi giới chuyên gia và trí thức Ấn có thể ngồi tại quê nhà làm việc cho các công ty Âu Mỹ. Đương kim Thủ tướng Modi từng nói sẽ kết nối hàng trăm ngàn ngôi làng của Ấn Độ với mạng toàn cầu để nhân dân Ấn giao lưu với nhau và với thế giới trên Facebook.

    Nếu có học hỏi người Ấn, các nhà kỹ trị của Việt Nam nên tìm cách bắt chước cách họ hội nhập kinh tế toàn cầu, thay vì tự thi triển những chiêu trò vô nghĩa như “kéo não” và kiểm duyệt Facebook cũng như YouTube.

    • Không cho chúng đớp hit thì chẳng thằng nào làm lãnh đạo cả. So sánh chân tu ( thủ tướng Ấn ăn chay trường từ nhỏ) với đám ma quỷ thì kì cục quá

  3. Quan CM và trí thức nước đảng quả là hiếu học. Xưa thì học Nga, học Tàu, học triều, học Bun, Đức đông. Nay thì đu học xứ cờ hoa, Âu châu, Anh Pháp. Vãi tinh thần các vị. Càng học càng leo cao, càng ngu càng tham, dân càng khổ

Comments are closed.