Thời thế tạo anh hùng

Calvin Nguyễn

2-3-2020

Để biết một lãnh đạo có giỏi hay không và người lãnh đạo đó có khả năng dùng người, thì hãy nhìn vào các cuộc khủng hoảng mà người lãnh đạo đó đã trải qua.

Năm 2008, khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu, đã dẫn đến cuộc đại suy thoái kinh tế ảnh hưởng lên toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Đầu năm 2009, Obama nhậm chức tổng thống thì nền kinh tế Mỹ đã bước vào thời kỳ đại suy thoái. Những chính sách của Obama thực hiện để chấm dứt tình trạng đại suy thoái và vực dậy nền kinh tế Mỹ đã là một phần trong lịch sử Mỹ và cũng là một trong những thành tích khá dài trong 8 năm làm tổng thống của ông.

Nhân vụ #WuhanCoronavirus gây ra bệnh #Covid19, tôi chỉ muốn nhắc lại những bệnh dịch mà chính quyền Obama đã phải trải qua và đối phó với chúng.

***

Cũng trong năm 2009 và mùa cúm 2009-2010, nước Mỹ phải đối diện với đại dịch cúm mà người Việt mình thường gọi là cúm heo do virus H1N1 gây ra. Virus này xuất phát từ Mexico khi có vài em học sinh ở Mỹ du lịch qua Mexico, khi trở về đã đem con virus này vào nước Mỹ. Đại dịch cúm này đã làm cho khoảng 59 triệu người Mỹ bị nhiễm bệnh, hơn 265 ngàn người phải nhập viện và làm chết gần 12.000 người. Đó là con số tổng kết của CDC sau khi cơn đại dịch chấm dứt.

Obama một mặt phải đối phó với cơn đại suy thoái kinh tế và mặt kia bị cúm heo tấn công. Obama đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Công bố này giúp các cơ sở y tế ở Mỹ dễ dàng trong việc phục vụ con số bệnh nhân đang gia tăng đáng kể vì họ được phép từ bỏ một số yêu cầu của Medicare, Medicaid và các chương trình bảo hiểm y tế liên bang khác. Những thủ tục khá rườm rà đã làm chậm đi sự điều trị cho các bệnh nhân trong lúc cần thiết.

Cũng trong mùa cúm, chính quyền khuyến khích người dân đi chích ngừa cúm và chính Obama đã đi chích ngừa và phổ biến hình đó trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Năm 1976, cúm heo tấn công nước Mỹ và chính tt G. Ford cũng đã có tấm hình như thế.

Một y tá Nhà Trắng chuẩn bị tiêm vaccine H1N1 cho TT Barack Obama tại White House ngày 20/12/2009. Ảnh: Pete Souza/ White House
TT Ford chích ngừa cúm heo tại Wm. Lukash ngày 14/10/1976. Nguồn: Bettmann Archive/Getty Images

Vào khoảng tháng 3 năm 2014, dịch Ebola bùng phát tại Tây Phi và bệnh dịch này lan tràn khiến toàn thế giới phải ngỡ ngàng và phản ứng chập chạp. Tới mùa hè năm đó, bệnh dịch lan rộng ở 3 nước Guinea, Liberia và Sierra Leone. Con số lây nhiễm nhẩy vọt lên tới cả ngàn ca mỗi tuần và không có gì có thể làm ngưng sự lây nhiễm tại đây. Tổng số người bị nhiễm lên tới hơn 28.000 người và hơn 11.000 người chết. Đây là con số thương vong cao nhất chưa từng thấy của bệnh dịch Ebola.

Vào tháng 8 năm đó, chính quyền Obama quyết định đánh tận gốc nơi căn bệnh đã bắt nguồn, đang lây lan với tỉ số thương vong đáng sợ. Chính quyền Obama yêu cầu một ngân quỹ khẩn cấp ngoài ngân sách quốc gia với số tiền lên tới hơn 6 tỷ đô la. Quốc hội sau đó đã chuẩn thuận số tiền $5.4 tỷ đô la vào tháng 12/2014. Chính quyền Obama đã gởi qua Tây Phi hơn 3.000 người, bao gồm chuyên viên y tế, nhân sự và cả quân sự.

Ngân sách ứng phó khẩn cấp dịch virus Ebola được phân bổ: Gần 70% được sử dụng để chống dịch ngoài nước Mỹ, ngăn chặn dịch vào Mỹ, đã giúp đánh bại virus Ebola.

Sau thời gian ngắn nước Mỹ nhập cuộc thì con số bệnh nhân bị nhiễm đã bắt đầu giảm và con số bệnh nhân được chữa khỏi cũng tăng. Trong thời gian chưa tới 1 năm, các nước trong vùng Tây Phi tuyên bố đã không còn ai bị nhiễm Ebola.

Trải qua kinh nghiệm này, Obama thấy được để đối phó với sự bùng phát bệnh dịch ở nước ngoài, đồng thời bảo vệ công dân Mỹ trong nước, đòi hỏi rất nhiều bộ ngành và cơ quan trong chính quyền cùng tham gia. Vào thời điểm đó, các bộ ngành và cơ quan đã không có sự liên hệ mật thiết với nhau và mạnh ai nấy làm việc của họ. Để phối hợp cho tất cả các bộ ngành cùng tham gia chống dịch như Ebola, cần phải có người điều hành, thế là Obama lập ra ban ứng phó đại dịch.

Ngoài ban ứng phó đại dịch, Obama còn lập ra chương trình chống đại dịch ở 47 nước dễ bị bệnh dịch, để có thể ứng phó kịp thời, chống tình trạng lây nhiễm lan rộng và có nguy cơ lan tới Mỹ.

Sau khi Trump làm tổng thống, vì có lòng thù hận với Obama, Trump đã từ từ hủy bỏ những chính sách, lề luật và các chương trình do Obama lập ra.

Năm 2018, Trump dẹp bỏ toàn ban chống đại dịch và mãi cho tới cách đây vài ngày, Trump hoảng sợ, phải lập ra 1 ban tương tự do Pence cầm đầu. Pence là một người không tin vào khoa học.

Chương trình chống đại dịch ở 47 nước đã bị Trump dẹp bỏ chỉ còn lại ở 10 nước, mặc dù các chuyên gia khuyên can không nên làm vậy.

Khủng hoảng sẽ là một phép thử năng lực, trí thông minh và cả sự đồng cảm của một tổng thống và tổng thống đó cần phải có trong bộ máy chính phủ của mình cấu trúc, quy trình và đúng người, đúng khả năng để giải quyết khủng hoảng.

Từ ngàn xưa đã có câu thời thế tạo anh hùng và thời nay trong khi #Covid19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, thì ngay ở Mỹ đây thời thế cũng làm lộ rõ ra tên khùng.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Mình chẳng hiểu có những người Việt trong nước và tại Mĩ cuồng Trump thế nào nhưng mình chưa bao giờ có được chút thiện cảm nào với tên tổng thống nầy cả . Nói láo như cuội, thù dai, gọi báo chí là kẻ thù của nhân dân, gạt bỏ chuyện nóng lên của trái đất ( có phải vì ông ta sợ giảm thiểu nguồn lợi từ dầu hỏa ) và đủ thứ những thói tật khác mà lẽ ra không nên có ở một TT của một cường quốc đứng đầu thế giới.

    • Đúng vậy. Thật thiếu may mắn, những lúc dầu sôi lửa bỏng như lúc này mà Dân Mỹ lại có một tên TT tham lam, bất tài, lật lọng, lưu manh và thiếu văn hóa như tên Trump dốt nát này.
      Thượng đế sẽ ban ơn cho người dân Mỹ.

Comments are closed.