27-2-2020
“Mặc mẹ chúng nó, viết làm gì cho mệt người ra, đi chơi cho sướng!” – một vài người bạn khuyên tôi. “Thôi không viết nữa! Viết thế người ta ghét cho à!” – người nhà tôi khuyên.
Thú thực, tôi đúng là một người bị ảnh hưởng quá sâu sắc bởi nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa trước kia, xa lắm rồi. Trong mái trường Xã hội chủ nghĩa, người ta dạy tôi phải yêu nước, thương nòi: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; người ta dạy tôi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xả thân vì sự nghiệp cách mạng; người ta dạy tôi sống là phải đấu tranh: “Đấu tranh là lẽ sống” hay “sống là đấu tranh”; người ta dạy tôi phải biết thương yêu, quí trọng những người lao khổ; người ta dạy tôi mỹ học với những phạm trù “cái đẹp”, “cái cao thượng”; người ta dạy tôi thật thà, dũng cảm…
Tôi vốn không thích facebook từ trước, nhưng nay tôi ý thức được nó là một phương tiện quan trọng giúp cho người dân nói lên được tiếng nói của mình, đấu tranh với những thói hư tật xấu trong xã hội, kể cả thói hư tật xấu của chính mình.
Thử hỏi nếu không có facebook, mạng xã hội khác, thì người dân thực hiện “quyền làm chủ tập thể”, “quyền dân chủ Xã hội chủ nghĩa”, quyền giám sát đối với bộ máy nhà nước và cán bộ công chức như thế nào?
Tôi đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc mời tham gia phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015; Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)… Tôi viết bài và phát biểu rất hăng hái không vụ lợi. Thế nhưng những ý kiến của tôi đi đến đâu, có phản hồi lại không, được tiếp thu hay không và tiếp thu như thế nào không ai được biết. Kỳ lạ thay, phản biện tại Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc là phản biện xã hội chính thức nhưng Ban soạn thảo, cũng như Quốc hội thường cử những người chẳng có vai trò gì đáng kể tới tham dự, thiếu tranh luận.
Trong nhiều hội thảo do các cơ quan của Quốc hội tổ chức, tôi có ý kiến rất rõ ràng, nghe có vẻ được tiếp thu. Song đâu vẫn vào đấy. Tôi viết rất nhiều trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp góp ý về hoạt lập pháp nói chung, cũng như về các dự luật, đạo luật nói riêng. Tôi hoàn toàn tin tưởng các ý kiến của tôi rất đáng tham khảo (mời mọi người xem), song chẳng đi đến đâu. Trong khi đó luật lệ làm ra ngày càng sai nghiêm trọng ngay cả những vấn đề cơ bản nhất.
Tôi xin gặp các đại biểu Quốc hội có trách nhiệm (Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội) để trình bày cực nhiều ý kiến đóng góp, nhưng họ không cho gặp và cũng chẳng hồi âm. Tôi nghĩ tôi là người đã từng làm việc cho Văn phòng Quốc hội và rất nhiều người ở đó biết tôi mà tôi còn khó gặp họ như vậy thì không biết liệu người dân chân lấm tay bùn có gặp được không? Tôi luôn luôn tâm niệm đó là những người đại biểu của dân chứ không phải là “quan Quốc hội”.
Vậy tôi phải dùng phương thức nào để đóng góp cho đất nước, để thực hiện những gì mình đã được dạy dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa?
Có người nói rất lý thuyết rằng mỗi người cứ làm tốt công việc của mình là đóng góp cho đất nước rồi. Tôi luôn luôn giảng dạy pháp luật tốt. Nhưng tôi không thể dạy khoa học pháp lý một đằng trong khi các đạo luật lại làm sai một nẻo. Nếu cứ dạy như vậy thì học viên sẽ nghĩ gì về pháp luật, về đất nước hay về giáo dục?
Tôi mong chờ được gặp những vị Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm để góp ý. Nếu được tôi sẽ dùng facebook để ca ngợi sự thành tâm đối với đất nước, đối với nhân dân của các vị!
—–
*Ghi chú của Tiếng Dân: PGS. Ts luật Ngô Huy Cương là giảng viên cao cấp Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội.
TÔI HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý VỚI
Bac dân thường 27/02/2020 at 5:23 pm
Xin góp ý với PGS.TS Ngô Huy Cường.
Dân trí ta còn thấp cho nên vẫn tin tưởng ở sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối. Đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền thì cần làm theo cụ Phan Châu Trinh. Số 1 là khai dân trí.
Viết để nâng cao dân trí là việc rất nên làm.
Hanoi, oh Hanoi is perhaps over !
********************************
We will never meet again my First Lover
Hanoi’s Old Town where I said “I love you”
That faraway night in a coffee bar
We will never meet again my First Lover
You have just decided tragically
In that Seperation Autumn 1954
We will never meet again my First Lover
Today and Tomorrow are no longer worth Time of rendez-vous
We will never meet again my First Lover
Like the other years since that Fall 1954 of the National Seperation
Hanoi, Hanoi is over !
And to say that you are the Capital of my First Love
Sword Lake, Turtle Tower is over !
I never think I will ever return
Hanoi, Hanoi is over !
And to say that you are the Capital of my First Love
Sword Lake, Sword Lake is over !
I never think I will ever return
We will never meet again my First Lover
In Hanoi’s center, Old Town
Where you told me «I love you ! »
We will never meet again my First Lover
Like the other years since that Fall 1954 of the National Seperation
Sometimes I would like
To tell you, “I return Home, our beloved Capital
And let’s start again”
But I lose courage
Knowing that you will say no
Because you are a fanatic follower
of Uncle Ho and his Red mafia Party
Hanoi’s Old Town, Hanoi’s Old Town is over !
And to say that it is the city of my First Love
Turtle Tower, Turtle Tower is over !
I don’t think I will ever go back
Hanoi, Hanoi is over !
And to say that you are the Hometown of my First Love
Hanoi’s Old Town, Hanoi’s Old Town is over !
I never think I will ever go back
We will never meet again my First Lover
But I remember forever
From the first meeting that you gave me
At a small coffee bar
In Hanoi’s blue-night Old Town
We will never meet again my First Lover
Like the other years since that Fall 1954 of the National Seperation
We will never meet again my First Lover
Never again and never again
Hanoi, Hanoi is over !
And to say that you are the Capital of my First Love
Hanoi’s Old Town, Hanoi’s Old Town is over !
I don’t think I will ever go back
Turtle Tower, Turtle Tower is over !
Hanoi, oh it’s over !
And to say that it is the Hometown of my First Love Hanoi’s Old Town, oh it’s over !
I never think I will ever go back
Oh Hanoi, oh it’s over !
And to say that it is the Capital of my First Love
Oh Sword Lake, it’s over !
I never think I will ever go back
Oh my First Love in Hanoi’s Old Town oh it’s over !
Turtle, Tower is over !
I’m too old and it’s so late now
Pencil Tower is over !
I do think I will never go back
Hanoi, Hanoi is over !
I’m too old and it’s so late now
Perhaps, I shall die in exile
Or certainly, I will die in exile in Paris
MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Thay vì cứ năn nỉ ỉ ôi với đảng (ta) hay bất cứ người hay tổ chức nào thuộc đảng (ta), hãy đưa ý kiến của mình ra trước công luận như các giáo sư Trung Quốc trong trận dịch Covid-19: “xin gửi tới quốc dân”. Dĩ nhiên, Facebook và các diễn đàn ngoài luồng là những nơi chốn thích hợp để gửi gấm những điều như vậy. Chúc tác giả tiếp tục được lắng nghe bởi bạn bè Facebook thay vì để cho những ý kiến tâm huyết của mình rơi vào các lỗ đen truyền thông của chế độ toàn trị.
Ở các nước dân chủ hoạt động bình thường thì mỗi giới như giới luật, y, xây dựng, giao thông … có sự tự chủ nhất định, đặc biệt tư pháp (kể cả cơ quan công tố tự chủ ở mức thấp hơn Tòa) có quyền độc lập không ai can thiệp được! Tuy nhiên ở ta thì lại khác, vì ở đây chính trị là thống soái (còn được gọi là vua hay vua tập thể)! Và sự hấp dẫn của quyền lực cũng chẳng khác gì sự hấp dẫn của ma túy liều mạnh – và ma túy có luật tử hình, nhưng tham nhũng quyền lực (mua quan bán chức) thì bấy lâu nay coi như chuyện thường ngày ở huyện, chả mấy ai phạt ai vì xem ra tất cả đều vậy! Nói qua như thế cho thấy công việc của các chuyên gia luật có thể tương đối tự do khi giảng dạy (tất nhiên trong khuôn khổ của nhà nước quy định) – nhưng khi định vận dụng vào thực tế thì có thể nói chỗ nào cũng vướng, kể từ góp ý cho Hiến pháp, chứ không phải chỉ riêng các luật lệ. Vua, các vua hay tóm lại những người đang hưởng quyền lực 1 chiều mà không cần chịu trách nhiệm về quyền lực đó luôn đòi hỏi tất cả dưới quyền – lúc này những chuyên gia luật phải làm Hiến pháp, luật để có thể bảo vệ chế độ hiện thời 1 cách tối đa. Và chỉ cần 1 dấu hiệu các vị đi chệch ra mục tiêu chính đó thì mọi lời nói, mọi góp ý dù đúng, dù hay đến đâu cũng sẽ bị những đội quân có trình độ hưởng ưu quyền tối đa (kiêu binh) sẽ loại mọi sáng kiến ra cho vào ngăn kéo (nếu không nói thẳng là cho vào sọt rác)!
Xin góp ý với PGS.TS Ngô Huy Cường.
Dân trí ta còn thấp cho nên vẫn tin tưởng ở sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối. Đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền thì cần làm theo cụ Phan Châu Trinh. Số 1 là khai dân trí.
Viết để nâng cao dân trí là việc rất nên làm.
Đăng ở facebook một khi đã được nhiều người biết đến (nhờ chất lượng và thái độ ôn hòa, không khiêu khích ai) thì sức lan tỏa sẽ không nhỏ.
Facebook của GS toán học Hoàng Xuân Phú chẳng hạn.
Có thể gửi bài cho TiengDan (mục đích ra đời của trang này là:
1) KHAI DÂN TRÍ và
2) XƯỚNG DÂN QUYỀN.
Rất nhiều trí thức đã có bài đăng ở đây
Xin PGS.TS Cường lưu ý
Tuy nhiên trang Tiengdan này có hai nặc danh chuyên chửi bới các tác giả. Tuy vậy, chưa tác giả trí thức nào coi chúng là cái đinh gì. Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến.
Nay ông Cường đã là TS, lại có hàm PGS ngành Luật (theo ghi chú của Admon TiengDan) – nghĩa là trí thức rồi – chắc chắn sẽ bị lũ ruồi. muỗi vo ve điếc tai.
Mặc mẹ chúng nó.
Qua những gì PGS.TS đã nêu thì ngài đã bắt đầu “sáng mắt, sáng lòng” rồi ạ .
Xin đừng trông mong gì hết ở cái cơ chế không thể trong mong
Cứ tự suy nghĩ cách làm của riêng mình: Đấu tranh ôn hòa, nói sự thật, vạch cái xấu. Và phải được đông đảo người dân hiểu mình.
Facebook là một trong những phương tiện hữu hiệu hiện nay.
TiengDan cũng là nơi có thể biểu thị suy nghĩ của trí thức trước thời cuộc.