Các nhà thơ nên xấu hổ trước hai cô giáo làm thơ

Phạm Xuân Nguyên

21-2-2020

Hai cô giáo dạy văn trung học, họ không phải là nhà thơ, nhưng họ đã viết nên những câu thơ của họ để nói về hiện tình đất nước thời họ sống.

Cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh viết bài “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” (2016) giữa những ngày vùng biển quê nhà đang bị ô nhiễm nặng nêu lên những câu hỏi về những vấn đề nhức nhối của đất nước mong được chia sẻ và tìm một lời giải đáp. Cô giáo Chu Ngọc Thanh ở Gia Lai viết bài “Đất nước ở trong tim” (2020) ca ngợi sự đồng lòng đồng tâm của chính phủ và người dịch trong việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch cúm COVID-19 mong lan tỏa niềm vui.

Hai cô giáo đều lấy cảm hứng từ đất nước và viết ra thành thực cảm xúc, suy nghĩ của mình. Họ viết thơ theo quan niệm về thơ của họ cốt để dùng hình thức đó bày tỏ được thái độ của mình trước cuộc sống, trước những ngổn ngang thế sự xã hội mà với lương tâm và trách nhiệm của một công dân họ thấy cần phải lên tiếng. Chê bai thơ họ làm ai cũng có thể, nhưng dám viết ra thật lòng mình, nhất là trong trường hợp bài thơ của Trần Thị Lam, thì không phải ai cũng có thể.

Thì đấy, các nhà thơ chuyên nghiệp đã viết gì trong thời cuộc hiện nay. Họ không viết gì cả! Họ cao đạo, họ làm nghề, nên họ giữ mình, họ im lặng và ngoảnh mặt trước những thảm cảnh tang thương của nước nhà, trước những khổ đau oan trái của người dân. Khi có một sự việc, một biến cố xảy ra trong cuộc sống, mạng xã hội phản ứng tức thì với rất nhiều ý kiến, trong đó có không ít những bài thơ sâu sắc, thấm thía của các người dùng facebook.

Các nhà thơ nghĩ gì? Họ nghĩ đó không phải là thơ. Họ coi thế là “làm nhục” thơ. Và họ nghĩ viết thơ thế sự như thế là mất giá nên họ không viết. Họ đành câm để giữ giá thơ của họ. Họ không biết cô giáo Trần Thị Lam đã khốn đốn một dạo ra sao vì bài thơ của mình. Bài thơ đó nếu đứng tên một nhà thơ tên tuổi sẽ còn vang động hơn nữa. Nhưng các nhà thơ tên tuổi còn bận sợ hãi. Còn cô giáo ở Hà Tĩnh thì không. Vì cô không muốn đứng trên bục giảng nói dối học sinh của mình.

Các nhà thơ nên xấu hổ trước hai cô giáo làm thơ.

Có thể hai cô đã đọc hoặc chưa biết những câu thơ sau đây của nhà thơ Chile Pablo Neruda (1904 – 1973), nhưng các nhà thơ chuyên nghiệp ở ta mà không biết chúng thì càng đáng xấu hổ. Trong bài thơ đúng như tên gọi “Giải thích” P. Neruda đã giải thích cho các đồng nghiệp và bạn đọc vì sao ông lại viết một thứ thơ trần trụi, nóng bỏng như vậy.

“Bạn sẽ hỏi vì sao thơ tôi
Không nói đến mộng mơ, hoa lá
Không nói đến những hỏa diệm sơn hùng vĩ
Của đất nước quê hương?
Hãy đến xem máu chảy trên đường
Hãy đến xem
Máu chảy trên đường
Hãy đến xem máu chảy
Trên đường”.

(Đào Xuân Quý dịch từ tiếng Pháp)

Xin chú ý câu thơ “Hãy đến xem máu chảy trên đường” đã được nhà thơ lặp lại ba lần với cách ngắt câu khác nhau. Ông muốn nhấn mạnh máu đã chảy và nhà thơ phải đến xem thật kỹ, thật nhiều lần, thật tận mắt máu đã chảy thế nào để câu thơ viết ra không lạnh tanh. Máu người không phải là nước lã. Và thơ càng không thể đem nước lã pha vào máu.

Máu Đồng Tâm đã chảy. Thơ có chảy máu cùng nhân dân?

Lẽ ra câu hỏi này Thủ tướng Chính phủ và những người lãnh đạo đất nước phải đặt ra cho các nhà thơ nhà văn gọi là chuyên nghiệp, cho Hội Nhà văn trung ương và các hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Nếu nhà chính trị hỏi được thế thì các nhà thơ sẽ ào ào viết ngay, không kiêng dè và sợ hãi.

Còn một lời khen của thủ tướng, một bằng khen của chủ tịch tỉnh cho cô giáo Chu Ngọc Thanh vì coi bài thơ đó như một lời truyên truyền chống dịch theo kiểu tư duy và cách làm chính trị ở ta thì được các nhà thơ hân hoan chê bai thơ và nhân thể chửi xéo. Họ quên mất rằng nhiều tập thơ bài thơ được khen, được giải lâu nay cũng chỉ vì ý nghĩa tuyên truyền cho chính trị, chứ giá trị thơ không có hoặc rất thấp.

Ôi làm thơ và làm nhà thơ ở xứ ta thực khó thay!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. CDS档案 | 且允许我苟且偷生 还允许我长歌当哭——新冠时期的诗歌(持续更新)
    Posted by 与光同尘 | 2月 6, 2020

    Trên nhiều trang mạng xã hội TÀU có nhiều BÀI THƠ THƯƠNG TIẾC bác sĩ nhãn khoa …Tuyển tập hàng trăm bài thơ được tuyển chọn tại đây

    https://chinadigitaltimes.net/chinese/2020/02/cds%E6%A1%A3%E6%A1%88-%E4%B8%94%E5%85%81%E8%AE%B8%E6%88%91%E8%8B%9F%E4%B8%94%E5%81%B7%E7%94%9F-%E8%BF%98%E5%85%81%E8%AE%B8%E6%88%91%E9%95%BF%E6%AD%8C%E5%BD%93%E5%93%AD-%E6%96%B0/

    Bác nào HÁN..g không rộng
    có thể rgay đổi giao diện để đọc bản dịch tự động ngây ngô thiếu THIA CA nhưng rất gần với bản dịch NGHĨA chính thức

    CDT编者按:新冠疫情期间,社交媒体上流传着很多诗,人们用它们来表达自己在这个特殊时期里的各种情绪,这些诗句有些是原创的,有一些是摘抄的,本帖将持续收集这些诗句。

  2. Tôi rất xúc động trước bài viết của đại tá, nhà LLPB Phạm Xuân Nguyên. Bài viết làm tôi nhớ lại nhiều bài thơ của các tác giả như bài Cay đắng thay của đại tá nhà thơ Bùi Minh Quốc, bài Nhân dân của Trương Vĩnh Tuấn, bài Nhân dân của đại tá Nguyễn Trọng Tạo,… Bài Thơ hỏi nhà thơ của Cao Quảng Văn cũng có tâm trạng như PXN: Nhà thơ ơi!/ người đứng nơi đâu trong cuộc đòi này?/ môi mỉm nụ trầm tư/ Hay lặng thầm nước mắt?/ ngước nhìn đời hay lặng thầm cúi mặt?/ hy vọng đau buồn/ người viết cho ai?/ … Qua đó, đúng như PXN trút những dòng tâm tư chua chát. Chế độ này họ muốn bịt miệng tất cả! Chỉ những nhà cầm quyền độc tài được nói; họ chỉ chấp nhận những lời khen nịnh, kể cả những lời “khen đểu”, khen không thực tâm. Họ luôn tự tô vẽ mình. Họ giết người rồi bắt người đứng cạnh phải khen. Đó là bản chất của những kẻ man rợ nhất trên cuộc đời này!

  3. Nếu không làm thơ dược như cô giáo Trần Thị Lam thì nên xấu hổ,vì
    cô ta biết đau nỗi đau chung của đồng bào và đất nước,chứ làm thơ
    nâng bi quan chức CS.độc tài gian ác thì xấu hổ cái gì cơ chứ ?

  4. Mần thơ n..àm Thi ca thế này hèn chi 40 Năm qua tớ không có giấy nhập cảnh vào VN … Tớ vẫn còn Quốc Tịch Việt cầm thẻ tị nạn 40 năm qua …. Lần gia hạn 10 Năm lần thứ 5 …thẻ tị nạn Thập kỷ thứ 5 … Bà đầm chánh văn phòng xin lỗi tôi được mời vài nhân viên qua chào ‘Người tị nạn lâu đời nhất’ trên Đất Lưu vong của những nhà chính trị nổi tiếng của thế giới

    Cộng đồng VN tại Pháp có rất nhiều bác vượt biên vượt biển SAU KHI XIN VÀO DÂN PHÁP (đặc biệt được ưu tiên nên chỉ cần 2 năm …vì là dân thuộc địa cũ !!) hóa thàn ‘việt kiều iêu nước (ao)’ thế là nhào về Nước kiếm vợ kiếm cơ hội làm ăn Thời cửa mở kể cả LÀM CỬU VẠN chuyển tiền bạc trăm triệu HAY NGAY cả tỉ đô như Hoàng Chúc bà con của Hoàng Văn Nghiên Chủ tịt thủ đô Hà Nội (thê là hàng chục vạn Người Hà Nội nằm ở công viên vườn hoa Mai Thưởng màn trời chiếu đất Dân oan từ nhiều tỉnh thành trong một lần tập trung ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội và hàng chục vạn Người Sài Gòn ở Thủ Thiêm màn trời chiếu đất …) Rất tiếc TIN TỨC HÀNG NGÀY đã xóa cái VIDEO trên Youtube về Lý Nhã Kỳ trong đó có ảnh chụp chung của BỘ BA : LÝ NHÃ KỲ + Hoàng Chúc + BUON TAN Nghị gật Pháp gốc Tàu sinh tại Campuchia …

    Chiến dịch săn cá mập rửa tiền CHỈ TẠI NƯỚC PHÁP trên xương máu hàng triệu Dân oan
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actu2&idfam=41
    Chiến dịch săn cá mập rửa tiền CHỈ TẠI NƯỚC PHÁP trên xương máu hàng triệu Dân oan

    Nên Hoàng Chúc mới kiểu THÚC SINH quen thói bốc Giời đòi mua cả Tháp Ép-Em sau khi đã mua lại KHÁCH SẠN Nikkei của công ty hàng không Nhật Japan Airline tại Paris với giá 200.000.000 Âu kim …

    Mần thơ n..àm Thi ca thế này hèn chi 40 Năm qua tớ không có giấy nhập cảnh vào VN … Tớ vẫn còn Quốc Tịch Việt cầm thẻ tị nạn 40 năm qua ….


    Xin Nửa Nước Việt dùng xong băng vệ sinh cho tớ để bịt mõm Fuc*k mồm trôn trẻ dại !
    ***********************************************************

    Nửa Nước Việt dùng xong băng vệ sinh
    Đỏ đỏ hồng hồng huyết huyết Nguyệt kinh
    Cho tôi để bịt mồm mõm Fuc*k trôn trẻ
    Tán phét phọt phẹt bừa bãi hắn cố tình
    Thượng hại bọn Tổ cố vấn Tể tướng Vệ
    Toàn lũ trí ngủ phản quốc bưng bô đáng khinh
    Xin cho tôi làm bĩm bịt mồm mõm ‘thèng’ Fuc*k
    Đầu niểng MADZÊ IN QUẢNG NÔM thối ình
    Toàn chứa phân Tàu phân Mao phân Khựa chệt
    Nửa Nước Việt dùng xong băng vệ sinh
    Cho tôi để bịt mồm mõm Fuc*k trôn trẻ
    Tán phét phọt phẹt bừa bãi hắn cố tình
    Thượng hại bọn Tổ cố vấn Tể tướng Vệ
    Toàn lũ trí ngủ phản quốc bưng bô đáng khinh
    Cài bẫy thơ ‘Tổ c..uốc ở trong ch…im’ **** tuyệt diệu
    Anh Bảy Phúc lại Thất fúc nổi máu đa tình
    Bày đặt bầy đàn thè luỡi nâng bi Cô giáo trẻ :
    Cảm ơn tài Nữ sĩ Chu Ngọc Thanh tuyên giáo luận bình !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    **** Bài thơ “Đất nước ở trong tim” của Cô giáo Chu Ngọc Thanh viết được

  5. – “Máu Đồng Tâm đã chảy. Thơ có chảy máu cùng nhân dân?”

    Không thể mong có thơ của các “nhà thơ VN” chảy máu cùng nhân dân!
    Đáng ngạc nhiên là chưa thấy bài thơ nào ca ngợi 3 anh hùng liệt sĩ công an đã “hy sinh anh dũng” ở Đồng Tâm!
    (Có người làm thơ ca ngợi lãnh đạo VN chống dịch Covid-19 ở VN, nhưng chưa thấy nhà thơ nào ca ngợi dịch Covid-19 ở Trung Quốc.
    Cũng nhờ có nó ở Trung Quốc, mà quan thầy của Nguyễn Phú Trọng (là Tập Cân Bình) đã phải để cho Biển Đông của VN được yên tĩnh trong vài tháng!)

Comments are closed.