Đề Xuất Tuyên Bố Ngày 6/2 Là ‘Ngày Toàn Dân Nói Thật’ Của Nhóm Luật Sư Nhân Quyền Trung Quốc

China Change

Dịch giả: Nguyệt Quang Bảo

7-2-2020

Vào ngày 6 tháng 2 năm 2020, Bác sĩ Lý Văn Lượng đã chết vì virus corona. Cái chết của ông đã gây choáng váng trên mạng thông tin toàn cầu.

Bác sĩ Lý là một trong tám bác sĩ đầu tiên cảnh báo về virus corona mà vì điều đó, họ đã bị cảnh sát khiển trách. Căn cứ trên nhiều ca bệnh, họ đưa ra cho công chúng lời cảnh báo thông qua một nhóm nhỏ các chuyên gia y học. Trước tiên là họ bị triệu tập để nói chuyện với nhân viên an ninh của bệnh viện, rồi bị cảnh sát khiển trách vì “phao tin đồn”.

Các bác sĩ đã chia sẻ với nhau những thông tin mang tính chuyên môn cao về sự bùng phát của cơn dịch, thế nhưng lực lượng cảnh sát không có chuyên môn về y học lại quả quyết rằng các chuyên gia y học này đang phát tán tin đồn. Điều này rõ ràng là vô lý. Hơn thế nữa, bản tin qua kiểm duyệt của CCTV được đưa ra về sự trừng phạt tám “người phao tin đồn nhảm” này đã gây một sự hoang mang lên bất kỳ ai nói ra sự thật, là điển hình về tự do ngôn luận sẽ bị trấn áp như thế nào.

Nói chính xác là sự đàn áp thông tin này, sự việc đã khiến cho virus đó lây lan, buộc vô số gia đình phải ly tán, và biến sự kiện này thành thảm hoạ trên toàn quốc và thảm kịch toàn cầu.

Sự khốn khổ thậm chí còn tăng thêm nữa, sự đàn áp thẳng tay vẫn đang tiếp diễn. Theo con số thống kê, hơn 300 người đã bị cầm giữ vì những điều mà họ nói về bệnh dịch đó. Chẳng hạn, công dân Fang Bin đã liều mạng, mạo hiểm sức khoẻ của mình để đến tường thuật ngay tại hiện trường, nên ông đã bị quấy nhiễu và đe doạ không ngừng.

Có những người cố tình phát tán tin đồn, điều đó chúng tôi không chối cãi. Thế nhưng, cần phải biết phân biệt giữa tin đồn và thông tin không đầy đủ. Một công dân không phải là một cơ quan quyền lực; một công dân hiếm khi có được cơ hội tiếp cận thông tin hoàn toàn chính xác, cho nên đừng bao giờ trách những thông tin từ một tình huống đang diễn tiến cứ luôn thay đổi. Những công dân này đang chia sẻ những thông tin kịp thời dựa trên thực tế mà họ có sẵn. Họ là những nhà ái quốc nồng nhiệt nhất. Những gì họ có được là những điều giá trị nhất về ngôn luận. Những người này cần phải được bảo vệ, chứ không phải bị đàn áp.

Sau khi bị cảnh sát khiển trách, Bác sĩ Lý đã quay trở về phục vụ trong tuyến đầu chăm sóc bệnh nhân. Bất hạnh thay, chính bác sĩ Lý trở thành nạn nhân của virus đó. Cha mẹ của ông cũng đã bị nhiễm virus này. Từ một bộ phận chăm sóc đặc biệt, Bác sĩ Lý vẫn quy tụ được mọi người để truyền thông phỏng vấn, để người dân có thể biết được sự thật, thật là một biểu hiện của lòng nhân ái của ông.

Bác sĩ Lý đã bị trừng phạt vì nói lên sự thật, và bởi vì sự thật đã bị đàn áp nên ông đã trở thành nạn nhân của thảm kịch này. Cái chết của ông trong lúc đang thi hành nhiệm vụ mang đầy tính biểu tượng. Vài người nói rằng, sự thổ lộ những lời chia buồn trên mạng tương đương với việc tặng cho ông quốc tang trọng thể nhất trong các quốc tang.

Để tưởng nhớ vị lương y này, để ghi nhớ thảm kịch to lớn này, và cũng để cảnh báo về những hậu quả của sự đàn áp ngôn luận, nhân đây chúng tôi kêu gọi toàn thể công chúng, các tổ chức, các nghiệp đoàn và các cơ quan đoàn thể, các phương tiện truyền thông độc lập, và cộng đồng người Trung quốc ở hải ngoại,

Tuyên bố ngày chết của Bác sĩ Lý Văn Lượng, ngày 6 tháng 2 năm 2020, là ‘Ngày Toàn Dân Nói Thật’ (全民真话日 – Toàn Dân Chân Thoại Nhật). Hàng năm vào ngày này, chúng ta sẽ cử hành ba phút mặc niệm để vinh danh Bác sĩ Lý và để tưởng nhớ thảm hoạ này.

Không ai có thể sống hoàn toàn biệt lập cả. Chúng ta sống bằng cách chia sẻ với nhau cả niềm vui lẫn sầu khổ. Mỗi người trưởng thành phải nhận lãnh trách nhiệm của mình đối với xã hội. Để nhận lãnh trọng trách này, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách nói ra sự thật.

Một lần nữa, chúng tôi bày tỏ lòng kính trọng đối với bác sĩ Lý Văn Lượng.

***

Nhóm Luật Sư Nhân Quyền Trung Quốc được thành lập vào ngày 31 tháng 9 năm 2013. Đây là một diễn đàn mở rộng sự hợp tác. Từ khi thành lập, các thành viên của nhóm đã cùng làm việc với nhau để bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy nền pháp trị ở Trung Quốc qua việc đưa ra những bản tuyên bố chung và đại diện cho các vụ kiện về nhân quyền. Bất kỳ một luật sư Trung quốc nào chia sẻ những nguyên tắc về nhân quyền của chúng tôi và có thiện chí bảo vệ những quyền cơ bản của công dân, đều được hoan nghênh tham gia. Chúng tôi mong được làm việc với quý vị.

Dịch từ nguồn: https://chinachange.org/2020/02/07/the-china-human-rights-lawyers-groups-proposal-to-declare-february-6-peoples-day-of-truth/

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. – Cả năm chỉ có mỗi một ngày “toàn dân nói thật”?
    Theo tôi, ngày 6/2 là ngày để tưởng niệm cái ngày ở Vũ Hán,
    cái ngày ấy có thể đặt tên là “Ngày người dân phải ngậm miệng mà nuốt Covid-19”.
    Ơn Đảng độc tài!

  2. Xuất phát từ đ* đéo nói thật, mà lại còn bịt mồm không cho dân nói thật, nếu đã đặt ra ngày thì nên đi cho đến cùng bản chất vấn đề.
    Vứt mẹ nó chữ “toàn dân” đi, chỉ gọi là ngày nói thật thôi, cho đ* có cơ hội kể công với chứ.
    Mà tên gì đi nữa thì cũng chỉ như lễ hội Minh thề, chỉ toàn là dân nói dân nghe.

Comments are closed.