Đỗ Thành Nhân
15-2-2020
Ông Nguyễn Phú Trọng, có thể nói là một lãnh tụ, một nguyên thủ quốc gia của Việt Nam, khi đồng thời nắm hai vị trí quyền lực trong tứ trụ, đó là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Hơn nữa, với trình độ của một giáo sư, tiến sĩ và kinh nghiệm của một người hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, nên mỗi câu nói của ông đều là “lời vàng, ý ngọc” cho cả đất nước với hơn 97 triệu dân.
Thực tế là mỗi câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng đều được báo chí đăng tải trang trọng, có nhiều nhà phân tích trong và ngoài nước bình luận, dự đoán, dự báo … thậm chí còn liên quan đến số phận người nọ người kia đang nắm giữ quyền lực.
Không tính đến những người thiểu năng trí tuệ, mà cả những người có trình độ phổ thông, đại học cũng chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa của những điều ông Nguyễn Phú Trọng đã nói. Có những câu như điển tích, thành ngữ được ông Nguyễn Phú Trọng nói / viết ra không phải những kẻ tầm thường cũng hiểu, phải nhờ đến cộng đồng, các chuyên gia ngôn ngữ, lịch sử, chính trị phân tích. Dưới đây là một số ví dụ:
1. Ngày 20/10/2017: Sử xanh lưu truyền
Bút tích 4 câu thơ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm tặng cán bộ nhân viên khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông: “Lần này lại đến ‘Phương Đông’/ Tình xưa nghĩa cũ, mặn nồng ‘Mường Thanh’/ Cố lên các chị, các anh/ Quê hương vẫn gọi, sử xanh lưu truyền”. Xem ảnh:
Vậy là cán bộ nhân viên khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông được: Sử xanh lưu truyền.
Công trạng của cán bộ nhân viên ở đây như thế nào để được “sử xanh lưu truyền” thì các bạn xem bài viết: Tổng bí thư ‘đề thơ’ tặng khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông, ở đây: http://kinhtedothi.vn/tong-bi-thu-de-tho-tang-khach-san-muong-thanh-grand-phuong-dong-310290.html
2. Ngày 14/2/2020: Văn bia, còn để lại đời sau
Báo chí đưa tin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, gửi đại hội đảng bộ cơ sở đóng góp ý kiến.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý “Văn kiện là văn bia, còn để lại đời sau”. Được hiểu là: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đại hội đảng bộ cơ sở đóng góp ý kiến là “Văn bia, còn để lại đời sau”.
Bài viết ở đây: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-van-kien-la-van-bia-con-de-lai-doi-sau-1519553.tpo
***
Chẳng biết hai cụm từ: “Sử xanh lưu truyền” và “Văn bia, còn để lại đời sau”, câu nào có ý nghĩa, giá trị hơn về mặt ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa.
Nhưng rõ ràng: một nhóm cán bộ nhân viên và cả “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản của khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông không thể nào bằng đại hội đảng bộ cơ sở trên cả nước.
Ẩn ý gì đằng sau ngôn từ? rất mong cộng đồng, các nhà ngôn ngữ học phân tích giúp.
Xưa ông HCM “Tiến lên chiến sĩ, đồng bào…”
Nay NPT “Cố lên các chị, các anh …”
Xưa kia phải động viên để người ta xông vào chỗ chết, đã đành.
Nay “kinh tế thị trường”, mục đích kinh doanh khách sạn để lấy lợi nhuận, vậy mà cũng phải động viên… Hay có ý, khách sạn nào được phục vụ, hầu hạ Đầu đảng, là sẽ được sử xanh lưu truyền!?
Cũng như côn an nào vì đảng mà giết dân, chẳng may có ngã xuống hố chết… là sẽ có “Huy chương chiến công hạng nhất”?!
Thời đại đồ đểu!
Nhìn chữ ký cuối bài thơ, thấy cây thập giá cắm vào cái tên – đúng ký hiệu dành cho người đã chết.
May mắn thay cho xứ Đông Lào ta được trị vì bởi một đấng minh quân.
Kẻ nào to gan dám gọi là lú quân, ắt là phản động, là thế lực thù địch.
Ắt là phạm tội khi quân.
Mọi phát ngôn ú ớ của các lãnh đạo cộng sản ựa ra trong cơn mê sảng đều là “văn bia” cho miệng thế đời sau nhổ vào đấy mà. Cộng đồng mạng đã trình diễn lưu động một số văn bia suốt mấy năm qua.