Sống trong thành phố Vũ Hán đóng cửa

Vũ Kim Hạnh

15-2-2020

(Trích Nhật ký của nhà văn nữ Phương Phương, sinh năm 1955, do nữ dịch giả Lương Hiền chuyển ngữ)

“… Ngày 12 tháng 2-2020, ngày thứ 21 thành phố đóng cửa. Hơi hoang mang. Đã đóng cửa thành phố chừng đó ngày rồi kia à?

Chúng ta vẫn có thể cười đùa trong các group? Vẫn có thể trêu chọc nhau? Vẫn thảnh thơi bình bầu chọn món? Thật đáng nể.

Tôi nằm trên giường, mở điện thoại di động, thấy đồng nghiệp đăng status mới. Cô ấy khoe chạy được 3km từ phòng bếp ra phòng khách. Nể quá! Vì nó hoàn toàn khác với cảm giác khi chúng ta vừa chạy vừa ngắm cảnh ven hồ. Tôi nghĩ, nếu là mình, chắc chắn sẽ chóng mặt quay cuồng mà ngất mất.

Hôm nay trời rất trong. Xế chiều có ló ra chút nắng, mùa đông bớt ảm đạm hơn.

Lệnh phong tỏa đến từng tiểu khu từ hôm qua. Không ai được ra ngoài. Lệnh phong tỏa này nhằm mục đích cách ly nghiêm ngặt hơn. Bao ngày trôi qua, chứng kiến bao bi kịch, mọi người đều hiểu, và vì thế, đều chấp nhận.

Ai cũng cần ăn cơm, nên cứ cách dăm ba ngày, mỗi hộ được phép cử một người ra ngoài mua thức ăn cho cả nhà trong ít ngày. Vậy nên, mấy bữa nay, người Vũ Hán đều đổ ra đường, chia nhau đi các ngả mua sắm và tích trữ lương thực.

Hôm nay, đồng nghiệp cắt cử ông xã làm “thiên sứ”, ra ngoài mua đồ ăn cho gia đình cô ấy, nhân tiện cũng mua giúp tôi và gia đình Sở Phong mỗi nhà một túi lương thực. Anh ấy còn nhiệt tình ship đến tận cửa.

Tôi thuộc nhóm dễ lây nhiễm, Sở Phong thì đau lưng, khó đi lại. Vì thế chúng tôi trở thành đối tượng được chăm sóc. Trong túi lương thực có đủ thịt, trứng, cánh gà, rau và hoa quả. Trước thời điểm đóng cửa thành phố, nhà tôi chưa bao giờ nhiều đồ ăn đến thế. Tôi vốn ăn ít, chừng này đủ cho tôi dùng trong 3 tháng.

Anh cả của tôi bảo, khu nhà anh ấy sống, người ta chỉ mở một cổng ra vào. Cách ba ngày mỗi hộ được cử một người ra ngoài. Còn ở khu nhà anh út tôi, có một anh chàng shipper, chuyên nhận đơn và đi mua đồ ăn cho các hộ gia đình. Anh út có order anh chàng shipper mua một túi lớn rau cỏ, trứng gà, gia vị, nước khử trùng, và mỳ tôm. Nhờ thế, gia đình anh có thể ở yên trong nhà dăm bảy ngày nữa.

Khu nhà anh út nằm đối diện Bệnh viện Trung tâm (thành phố Vũ Hán), là tiểu khu mà mấy hôm trước bị liệt vào khu vực nguy hiểm nhất. Anh tôi bảo: “Chúng ta phải cố gắng và kiên trì, mong là cuối tháng hai sẽ có chuyển biến tốt”.

Vâng, có lẽ tất cả mọi người đều nguyện cầu như vậy.

Thời điểm gian khó, người thiện lương vẫn rất nhiều. Nhà văn Trương Mạn Lăng từ Vân Nam gửi cho tôi một đoạn clip, quay lại hành trình chị ấy về huyện Doanh Giang quyên góp cứu tế cho Hồ Bắc năm xưa, được gần trăm tấn khoai và gạo. Chị ấy bảo nơi đó là quê hương của “Lễ tế thanh xuân”. “Lễ tế thanh xuân” là bộ phim mà những người thuộc thế hệ tôi đều yêu thích. Vì đó là cuốn nhật ký tuổi thanh xuân của chúng tôi. Tôi tới Vân Nam nhiều lần, nhưng chưa từng ghé Doanh Giang. Giờ thì tôi không thể quên địa danh này.

Tôi vừa ăn cơm vừa lướt mạng. Đa số vẫn là những tin tức cũ. Tin giật gân thì tất nhiên vẫn rất nhiều. Bạn bè nhiệt tình post, share, tô hồng, bôi đen, giăng mắc đủ cả. Điện thoại hết cả dung lượng, tôi đành học theo các đồng chí cảnh sát mạng, delete như vũ bão.

Rất ít tin tức mới. “Tình hình dịch bệnh đã có chuyển biến tích cực. Con virus bất trị có vẻ như đã bắt đầu mệt mỏi. Mặc dù, số ca tử vong không ngừng tăng, nhưng chúng ta sẽ sớm được thấy ánh sáng cuối đường hầm…”

Vậy nhưng, tôi lại thấy bất an.

Tiếng còi cấp cứu đã thưa hơn, nhưng người Vũ Hán cũng đã thôi hài hước.

Điều này cho tôi hai cảm nhận: Một là, mọi thứ đã có trật tự hơn, công tác kiểm soát dịch bệnh đã đi vào quỹ đạo. Chỉ cần gọi cấp cứu là có người chịu đến giúp bạn. Và hai là, người Vũ Hán, dường như đã trở nên trầm tư hơn.

Ở chỗ chúng tôi, thâm tâm ai cũng đều chịu tổn thương. Sự thực này không thể quanh co chối cãi. Dù đó là nhóm người khỏe mạnh đã giam mình trong nhà hơn 20 ngày (gồm trẻ em), hay những người nhiễm bệnh vật lộn trên đường phố giữa trời mưa gió, hay những người còn sống, đăm đắm dõi theo những chiếc xe cà tàng chở từng bao tải đựng xác người thân của mình ra khỏi thành phố, hay những nhân viên y tế bất lực chứng kiến từng bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng.

Vân vân và vân vân.

Những thương tổn này, có lẽ sẽ còn ám ảnh chúng tôi trong nhiều năm tháng nữa. Nếu ngày nào đó dịch bệnh kết thúc, tôi nghĩ Vũ Hán cần rất rất nhiều bác sỹ tâm lý. Nếu được, nên chia từng tốp bác sỹ theo từng tiểu khu, tiến hành điều trị tâm lý cho từng người dân. Chúng tôi cần giải tỏa, cần gào khóc, cần giãi bày, cần an ủi. Hô hào khẩu hiệu không làm vơi bớt nỗi đau của người Vũ Hán.

Tâm trạng của ngày hôm nay, chất chứa nhiều nỗi niềm, tôi đã cố nén nhưng quả thực không hề dễ chịu.

Nhiều thành phố đã cử cán bộ nhân viên đến hỗ trợ các Đài hóa thân ở Vũ Hán. Nhóm tình nguyện giương cao cờ tổ quốc và biểu ngữ, chụp hình lưu niệm rầm rộ, rồi nhiệt thành đăng tải lên mạng xã hội. Họ đông lắm, nhìn mà lay động tâm can, nhưng cũng nổi cả da gà. Cảm ơn họ đến cứu trợ chúng tôi, nhưng cũng xin thưa: Không phải việc gì cũng nên dong cờ đánh trống.

Xin đừng làm chúng tôi sợ.

Chính phủ yêu cầu cán bộ nhân viên của mình về hỗ trợ tuyến dưới là việc tốt. Và tôi cũng tin rất nhiều người trong số họ đã tận tâm tận lực. Nhưng bạn tôi có gửi cho tôi clip ghi lại hình ảnh những người đó, họ giương cao cờ tổ quốc, dàn hàng chụp hình lưu niệm, như thể, họ sắp đến một địa điểm du lịch, mà không phải đến làm việc tại một vùng dịch cực kỳ nghiêm trọng và nhiều khổ nạn. Chụp hình xong, họ xé bỏ quần áo bảo hộ, vứt vào thùng rác ven đường.

Bạn tôi hỏi, họ làm gì vậy? Sao tôi biết được. Tôi nghĩ, có lẽ họ đã quen như vậy. Họ đã quen làm việc gì cũng phải theo nghi lễ, nghi thức, cao giọng biểu dương khen ngợi. Nếu xuống tuyến dưới công tác là việc làm thường xuyên, như hàng ngày họ xách cặp đến cơ quan, thì có cần phải giương cờ gióng trống như vậy không?

Tôi còn chưa viết xong đoạn trên đã lại nhận được một clip khác bạn bè gửi trong group. Càng xem càng thấy nhức nhối. Ở một bệnh viện dã chiến nào đó, hình như có lãnh đạo đến thị sát. Mấy chục người đứng nghiêm trang, trong đó có cả quan chức, nhân viên y tế, và có lẽ cả người bệnh.

Tất cả đều đeo khẩu trang, đứng quay mặt về phía giường bệnh mà bệnh nhân đã nằm kín chỗ, cao giọng hát bài “Không có ĐCS thì không có Trung Quốc đổi mới”. Tuy ai cũng thuộc lời, nhưng có cần hát vang trong phòng bệnh không? Họ có để tâm đến cảm giác của người bệnh không? Đây là bệnh truyền nhiễm kia mà? Bệnh này gây khó thở kia mà?

Vì sao đại dịch ở Hồ Bắc lại ngày càng nghiêm trọng như vậy? Vì sao quan chức Hồ Bắc bị cư dân mạng phỉ báng như vậy? Vì sao các biện pháp của Hồ Bắc lại liên tục mắc sai lầm như vậy? Sai lầm nối tiếp sai lầm, khiến nhân dân khổ chồng thêm khổ. Đến lúc này mà chưa vị nào chịu tỉnh ngộ ư? Chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực, nhân dân vẫn đang chịu khổ, bao người phải giam mình trong nhà, sao đã vội giương cờ, hát vang, ca tụng?

Tôi còn muốn nói thêm: Khi nào thì cán bộ viên chức bỏ những nghi lễ ra quân rầm rộ kia? Khi nào thì họ thôi chụp ảnh lưu niệm? Khi nào lãnh đạo đi thị sát không cần hát ngợi ca. Khi nào không cần diễn kịch làm màu nữa? Khi ấy, có lẽ chúng ta mới hiểu những điều cơ bản, mới biết thế nào là người thực việc thực.

Bằng không, nỗi khổ của quần chúng biết đến khi nào mới chấm dứt?…”

_____

Tiếng Dân: Được biết link gốc đã bị xóa. Hiện bài này đăng lại bên Baidu, nội dung vẫn còn. Chúng tôi xin copy lại tại đây vì nội dung này có thể bị xóa:

Ngày 14-2-2020

方方:武汉人的痛,不是喊喊口号就能缓解的

封城的第二十一天。有点恍惚感。我们居然被封这么久了?我们还能在群里说笑?还能相互调侃?还能从容地盘点自己吃了些什么?我们真是很厉害。

躺在床上,打开手机,即看到一个同事发的朋友圈。她说她从厨房到房间,跑了三公里。这个更加厉害。这种跑步感觉,跟沿着东湖看着风景跑,完全不可同语。我想,我到底老了,若是如此,怕是会转晕。

今天天色很明亮。到了下午,还出了一会儿太阳,让冬天多出些明媚。

小区的封闭令昨天已经下达到了各社区。所有人不能外出。这道命令仍是为更严格的隔离而下达。经历过这么多天,看到了那么多悲剧,大家都能理解,并也都很坦然地接受了。

考虑到每家都有吃饭问题,所以各小区基本按各自的实际条件,让每家隔三天或是五天有一人可以出去采购。由此,武汉人这几天应该都在分头采买和储存食品。

今天同事派她的先生当“活雷锋”。不仅买了他们自家的,也给我和楚风家各买了一袋食物,并且一直送到家门口。我属于易感人群,楚风腰伤难动,于是我俩都成为照顾对象。袋内有肉、蛋、鸡翅和蔬菜水果。在以往开城的时间里,我家的食物都没有这么齐全过。以我每天不足二两米和一点菜的食量,我跟同事说,这下子够我吃三个月了。

听我大哥说,他们的小区只开通一个门,每家隔三天可以有一人出去。而我小哥说,他们小区有个外卖小哥,每天在外面为大家采购所需食物。每家开出清单,他照着清单去买。小哥家请他代购了一大堆蔬菜鸡蛋调味品消毒液还有方便面。在小区门口进行交接。小哥说我们又可以好几天不出门了。小哥居住的小区,在中心医院对面,前两天的最具危险的小区中,排名第一。小哥说:“让我们一齐继续坚守,希望二月底能够彻底好转。”

是的,这大概是所有人的愿望。

艰难时日,善良人还是很多。云南作家张曼菱发给我一个视频,是她当年下乡的盈江县给湖北捐赠的物质,近百吨土豆和大米。她说这是《青春祭》的故乡。《青春祭》,是我们那个年代人都看过的电影。是我们这代人的青春记录。我去云南多次,但真不知道盈江。这次,深深地记住了。

吃饭时,依然在网上浏览。更多的还是前几日的陈旧信息。一咋一唬的东西仍然多。朋友们重复着发,改头换面着发,交叉着发。手机的容量都不够了,于是自己也像网管一样,开启删除风暴。

新的内容真的不多。疫情朝着好的方向扭转,嚣张的病毒似乎呈现出疲软感。这几天,或许很快可以看到拐点,尽管前期的重症病人仍然还在陆续死亡。但是,我却有了某种不安。呼救的病人的确少了,而武汉人的自我调侃也少了。这给我以两种感觉:一是工作更为有序,类似于诸事均上正轨。病人只要呼救,都有人在管。二是,武汉人似乎变得沉闷起来。

在武汉,几乎人人心理上都有创伤。这恐怕是绕不过去的一件事。无论是关在家里二十多天尚且健康的人群(包括孩子),或是曾经顶着冷雨满街奔波过的病人,更或目送亲人装入运尸袋被车拖走的家属,以及看着一个一个病人死去而无力拯救的医护人员。等等等等。这种创伤,可能会在相当长时间里,形成困扰。疫情之后,我想,恐怕需要大批心理咨询师前来武汉。如有可能,当分社区分批次对每一个人作一次心理疗治。人们需要发泄需要大哭需要痛诉需要安抚。武汉人的痛,不是喊喊口号就能缓解的。

今天的心情,其实有很多难堪。我已有不吐不快之感。

好几个城市都派人前来,支持武汉的各个殡葬馆。支援者们全都亮开旗帜照相留念,然后贴到网上。来援人手不少,看得人不知所措,痛彻心扉,外加毛骨耸然。感谢他们的来援,但也很想说一句:不是所有的事,都适合大张旗鼓。不要吓唬我们好不好?

政府要求公务员下沉到基层,这是好事。我相信很多公务员也会非常尽职。但是,有朋友传给我一个视频:一群下沉的人们,高举着红旗去了。他们在红旗前照相留念。感觉像是到了一个旅游点,而不是在一个苦难沉重的疫区做事。照完相,他们便把身上穿的防护服扔进了路边的垃圾箱。朋友说,他们要干什么?我哪里知道?我想这是他们的习惯。他们早就习惯做任何事都先把形式做足,都先自吹自夸。如果下基层工作是件日常的事,如同他们上班一样,他们用得着打旗帜吗?

还没写完上一段,同学群又冒出一个视频。它让人看了更加不适。某个方舱医院里,推测有领导视察吧?一群人站立着,几十个,其中有官员,有医护人员,大概也有病人。他们都戴着口罩对着一个个躺在床上的病人们放声歌唱《没有共产党就没有新中国》。这歌虽然人人会唱,但有必要非在病房里这么高歌吗?想过躺在床上病人的感受没有?这不是传染病么?不是肺部出不了气吗?

湖北这一次疫情,为何会如此严重?湖北官员为何会被众网民诟病?湖北的措施,为何一而再、再而三出现问题?步步出错,让百姓的苦难层层加剧。到现在难道还没有人反思一下?拐点还没有来,人们还在受难,百姓还困于家中,就要如此急切地举着红旗唱开颂歌吗?

我还想说:什么时候公务员们前去工作不举旗帜,不再合影留念,什么时候领导视察没人唱歌感恩,也没人做戏表演,人们,你们才算懂得了基本常识,才算知道了什么叫作务实。

不然,百姓的苦难还有个完吗?

【作者简介】方方:原名汪芳,祖籍江西彭泽,生于江苏南京,中国当代女作家,代表作《万箭穿心》《风景》,最新长篇《是无等等》,个人微信公号“方方记录”。

_____

Một số hình ảnh từ SCMP:

Hình ảnh quen thuộc góc phố Vũ Hán.
Mẹ của BS Lý văn Lượng yêu cầu cảnh sát giải thích vì sao buộc con bà im lặng.
Một nhóm HS ở Vũ Hán yêu cầu chính quyền xin lỗi BS Lý
Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. “Ở một bệnh viện dã chiến nào đó, hình như có lãnh đạo đến thị sát. Mấy chục người đứng nghiêm trang, trong đó có cả quan chức, nhân viên y tế, và có lẽ cả người bệnh. Tất cả đều đeo khẩu trang, đứng quay mặt về phía giường bệnh mà bệnh nhân đã nằm kín chỗ, cao giọng hát bài “Không có ĐCS thì không có Trung Quốc đổi mới”. Tuy ai cũng thuộc lời, nhưng có cần hát vang trong phòng bệnh không? Họ có để tâm đến cảm giác của người bệnh không? Đây là bệnh truyền nhiễm kia mà? Bệnh này gây khó thở kia mà?”
    -CSTQ đúng là chó chết vậy.
    -CSTQ có đầy đủ thủ đoạn, mưu mô nham hiểm với tham vọng duy trì độc Đảng, lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện suốt đời trong mọi lãnh vực của đất nc TQ (Đảng CSTQ quang vinh muôn năm, vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế), nên CSTQ bất chấp Trời Đất, bất chấp luân thường đạo lý & CSTQ ko bỏ qua bất kỳ thủ đoạn nào từ bần tiện đi đến ti tiện, đê tiện hay hạ tiện (sự đê tiện xuống đến hạ đẳng, cùng vực) nhằm giữ vững sự độc Đảng, lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện suốt đời đó của CSTQ.

  2. Hồi chuông Nguyện cầu nơi Thủ phủ Vũ Hán – Hồi chuông Báo tử nơi Phố ma Vũ Hán
    ************************************************************

    Trung Quốc là Trung tâm là Nhà máy Thế giới trong Thời Toàn cầu
    Hồ Bắc chẳng còn là Quần đảo giữa Hoa Lục
    Vũ Hán cũng không còn là Ốc đảo giữa Hồ Bắc – Hồ Nam
    Cũng như Trùng Khánh chẳng đứng hiện hữu riêng mình
    Trùng Khánh là Viễn phố mở màn cho Kịch bản
    Một Đường một Đai triệu Bẫy
    Hạnh phúc thì ít Nguy hiểm thì nhiều
    Một Đường một Đai triệu Bẫy
    ‘Giấc mơ Trung Hoa’ hay ‘Giấc mộng Trung Quốc’ ? ? ?
    Từ Chuông gọi Hồn ai nơi Gác chuông Lầu Hoàng Hạc
    Một Đai một Đường triệu Bẫy
    Chuông gọi Hồn ai nơi từ Hoàng Hạc Lâu
    Như sóng từ trường lan rộng mạnh đến mọi Phố Tàu ….
    Điểm danh cô Xẩm chú Thoòng có máu di thể Đại Hán
    Hàng Châu Tỳ bà ai oán khóc than …

    Trung Quốc là Trung tâm Nhà máy Thế giới trong Thời Toàn cầu
    Hồ Bắc chẳng còn là Quần đảo giữa Hoa Lục
    Vũ Hán cũng không còn là Ốc đảo giữa Hồ Bắc – Hồ Nam
    Bắc Kinh chẳng còn là Quần đảo giữa Hoa Lục
    Biến cố Thiên An Môn sóng từ trường lan rộng cả Á châu
    Sóng địa chấn đến Ba Lê – Luân Đôn – Hoa Thịnh Đốn
    Thủ phủ nay là Phố ma Vũ Hán
    Cũng không còn là Nạn nhân đơn lẻ giữa Hồ Bắc
    Mỗi Phố Tàu là một phần lục địa và một quần đảo đại dương.
    Mỗi người Dân lương siêu đô thị Tàu chết đi trong Đại dịch
    Như Hồi Chuông nguyện cầu cho Lương dân Tàu
    Cũng đủ cảnh báo đến người Dân lành nơi Ba Lê – Hoa Thịnh Đốn – Luân Đôn – …
    Như Hồi Chuông nguyện Giáo đường giữa Thủ đô Pháp – Mỹ – Anh – …
    Như Hồi Chuông nguyện Chùa chiền giữa Thủ đô Nhật – Việt – Ấn – Hàn – …
    Như Hồi Chuông nguyện giữa Ngôi làng Toàn cầu bất định bấp bênh

    TỶ LƯƠNG DÂN (Thời TÀU-Toàn cầu hóa Bệnh hoạn (Sick Sino-Globalization))

Comments are closed.