Thế nào là y đức

Võ Xuân Sơn

14-2-2020

Tôi học y thật tình cờ. Thật tình là trong tất cả các ước muốn của tôi khi tôi còn nhỏ, không có cái nào liên quan đến y tế cả. Người biến tôi thành bác sĩ chính là mẹ tôi.

Hồi đó, ba tôi bị chấn thương cột sống do xe đụng, bác sĩ ở bệnh viện khuyên, nếu muốn giữ xác thì nên mang về nhà. Thế rồi, có một ông lang được hàng xóm giới thiệu, mang đến một thứ lá cây đắp cho ba tôi, lấy tiền mỗi ngày bằng giá mua một chiếc xe honda đam.

Khi nhà tôi vừa hết tiền thì ba tôi cũng hồi phục, và đồng thời chúng tôi cũng biết được, cái lá mà ông lang ấy đắp cho ba tôi là thứ lá được trồng ở hầu hết các công viên thời đó. Và sau này, khi tôi làm bác sĩ chuyên về cột sống, tôi mới biết rằng, việc ba tôi phục hồi chẳng liên quan gì đến cái lá mà ông thầy lang sử dụng, rằng nếu bác sĩ có chút tâm, thăm khám ba tôi kĩ hơn, sẽ không làm cho gia đình tôi hoảng loạn.

Tôi có thiên hướng về kĩ thuật, nên những gì liên quan đến kĩ thuật tôi làm khá tốt. Thời sinh viên, khi học chích, tôi được rất nhiều bệnh nhân thích. Tuy nhiên, có một bệnh nhân tỏ ra coi thường sinh viên ra mặt, thậm chí còn có những lời lẽ xúc phạm tôi. Tôi giận lắm, dự định sẽ chích cho ông ta thật đau cho bõ ghét.

Biết được chuyện này, mẹ tôi đã phân tích, rằng ông bệnh nhân kia có lí do để lo lắng, để không tin tưởng các sinh viên thực tập. Chỉ có là ông ấy thể hiện ra không được lịch sự. Và mẹ tôi đã khuyên tôi bỏ ngay ý định làm cho ông ta đau.

Hồi ấy trường y không có dạy về y đức. Có thể nói, những bài học đầu tiên về y đức của tôi chính là từ mẹ tôi. Sau này, khi tiếp xúc nhiều với các đàn anh, tôi lại được các đàn anh truyền dạy về y đức, về những điều mà một người thầy thuốc cần làm, và cả những điều cần tránh.

Tôi hiểu y đức khá đơn giản, đó là làm những gì có lợi cho người bệnh, cho xã hội. Trong đại đa số trường hợp, điều có lợi phù hợp với lợi ích của chính bản thân và gia đình tôi. Trong một số trường hợp, bản thân tôi phải chịu một chút thiệt thòi, nhưng tôi được thanh thản.

Có một lần, chỉ vì một cái máy gây mê bị hỏng, tôi đã gây lộn với phòng mổ, với cả Ban Giám đốc, làm náo loạn cả bệnh viện, gây áp lực để cái máy ấy phải được mang ra khỏi phòng mổ, để đi sửa. Phải nói là tôi may mắn được trưởng thành ở một tập thể bao gồm đa số những con người có đạo đức. Nên sau vụ “nổi loạn” ấy, tôi không bị kỉ luật gì.

Là một thầy thuốc, thấy được các nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đến sự an nguy của xã hội, thì phải hành xử cho nó có đức. Là một thầy thuốc, hãy thẳng lưng lên, và đứng trên đôi chân của mình. Chỉ khom lưng, thậm chí có thể cúi đầu, trước bệnh nhân. Ngoài ra, đừng để ai bẻ khuỵu gối, bẻ cong lưng của mình.

Hãy đừng nghe theo ý kiến chủ quan của các nhà chính trị không đặt mục tiêu an toàn của người dân, của xã hội lên trên, mà phải đưa ra những khuyến cáo, qui định… có nguy cơ gây nguy hại cho dân, cho xã hội.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN


  1. Lương Y Việt Kiều
    **************

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=12&idpoeme=2650

    * Để tưởng nhớ Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (1) Paris …

    Chiến luỹ (2) chống dịch khi nguy khốn

    Thầy thuốc gốc Việt về cội nguồn

    Pasteur – Yersin, Anh theo bước

    Nha Trang (3) Tình Nhân Loại gởi hồn

    Y khoa chẳng còn biên giới nữa

    Lương y Anh giữ tình cố thôn

    Bác sĩ Pháp (4): Ngọn cờ Nhân đạo

    Chống SARS bỏ mình ghi nhớ ơn

    1. Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội là bác sĩ gây mê hồi sức người Pháp gốc Việt làm việc ở Bệnh viện Việt – Pháp, đã qua đời vì bệnh SARS hồi 15 giờ ngày 12.04.2003. Ông Nguyễn Hữu Bội đến Việt Nam hôm 26-2 và tử vong sau hơn nửa tháng phải thở máy và liên tục trong tình trạng bệnh rất nặng.

    2. Bệnh viện Việt – Pháp: Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 29.5.2003, Chủ tịch Thượng viện Pháp ông Chiristian Poncelet – trao tặng Huy chương Vàng vì lòng dũng cảm và sự tận tuỵ của nước Cộng hoà Pháp cho tập thể nhân viên y tế Bệnh viện Việt – Pháp

    3. Alexandre Yersin – nhà bác học người Pháp, sinh năm 1863, Thụy Sĩ. Làm việc ở Việt Nam nhiều năm, mất ở Nha Trang năm 1943. Yersin không màng đến danh vọng và cuộc sống phù hoa, ông là một nhà thám hiểm vĩ đại và một nhà khoa học thực thụ, luôn tìm kiếm cái mới. Nǎm 1988, sau khi tốt nghiệp trường y Paris, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu của bác sĩ Louis Pasteur. Alexandre Yersin còn là một bác sĩ chuyên về vi trùng học, được đào tạo theo truyền thống của Pasteur – người thầy của ông. Sau đó, bác sĩ Yersin trở nên nổi tiếng qua nhiều công trình tiên phong do nhóm nghiên cứu của Pasteur tiến hành. Niềm say mê du lịch đã đưa ông tới Việt Nam. Tháng 7.1891, khi tới thám hiểm những cao nguyên ở Việt Nam, ông đã phát hiện ra Đà Lạt. Mặc dù Yersin yêu Đà Lạt, ngôi nhà của ông lại nằm ở Nha Trang. Tại Nha Trang, Yersin đã xây dựng nên Viện Pasteur, mang tên người thầy của ông. Alexandre Yersin cũng là người gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt nam, từ đây người ta sản xuất ra quinin.

    Năm 26 tuổi, Alexandre Yersin viết cho mẹ: “Con rất vui thú khi tiếp chuyện nhũng người đến hỏi ý kiến nhưng con không muốn hành nghề bác sĩ, nghĩa là con không bao giờ có thể đòi hỏi bệnh nhân trả công khi săn sóc cho họ. Con xem ngành y như là một thiên chức, tương tự vai trò của mục sư. Đòi tiền công săn sóc bệnh nhân, như có phần nào nói với người ấy: tiền hay cuộc sống! Con biết không phải tất cả các đồng nghiệp của con đều chia sẻ những ý nghĩ này, song đấy vẫn là những điều con nghĩ và sẽ khó lòng mà từ bỏ chúng”.

    Khoảng 10 năm cuối đời, Yersin ít đi xa. Phần lớn thời giờ ông ở Viện Pasteur Nha Trang, ở xóm Cồn, ở Suối Dầu, ông có dịp gần gũi hơn với người dân. Cộng đồng ngư dân xung quanh xem ông Năm là ân nhân, là vị thần hộ mạng cho họ qua các công việc của ông như: bác sĩ chẩn trị, dược sĩ ban thuốc, nhà từ thiện, nhà giáo dục, người chở che… Dân địa phương thân mật gọi ngôi nhà của ông là Lầu Ông Nǎm hay Tháp Ngà. Yersin mất ngày 1-3-1943, thọ 80 tuổi. Ngôi mộ cách thành phố Nha Trang khoảng 20km.

    4. French Doctors rất nổi tiếng trong hoạt động nhân đạo trên toàn thế giớị Médecins Sans Frontière (Doctors Without Borders – Y Sĩ Không Biên Giới) được Giải Nobel Hòa Bình 1999. Ngoài ra còn có Médecins du Monde (World’s Doctors – Y Sĩ Thế Giới) 

    Frère Jacques : Người Anh cả khả kính của Nhân loại

    BẤM VÀO ĐÂY
    https://vimeo.com/149555947
    BẤM VÀO ĐÂY xem phóng sự về CUỘC ĐỜI NGOẠI HẠNG của
    VỊ BÁC SĨ NGƯỜI PHÁP CUỐI CÙNG

    Jacques Berès
    Le dernier French Doctor

    Frère Jacques : Người Anh cả khả kính của Nhân loại
    *******************************

    https://www.youtube.com/watch?v=zFMhleUDFk4
    4th Geneva Summit: Dr. Jacques Beres, war surgeon

    Nửa Thế kỷ Nhà giải phẫu Chiến tranh
    Đi qua bao vùng Trái Đất Mẹ tan tành !
    Người Anh Cả khả kính của Nhân loại
    Frère Jacques vì Tình thương trong sáng tinh anh
    Dáng Anh đứng xuyên Thế kỷ 20 cùng 21
    Một Tâm hồn Cao thượng Cao đẹp thiên thanh
    Từ giã Đại gia đình cùng nghề hái ra bạc
    Đồng sáng lập ”Bác sĩ không Biên giới” (1) – Anh,
    Ngoài vòng Danh vọng tính toán chính trị
    Bước vào NGÀN chiến trường khói lửa máu tanh
    Về Paris quyên tiền bằng hữu mua thuốc

    https://www.youtube.com/watch?v=F5AFv5M14Eo

    Jacques Bérès participe à la manifestation de solidarité
    avec la Révolution syrienne à Paris

    Lại hành trang trở lại nạn nhân chờ Anh
    Đi vào chiến trận bom đạn thấy phải tránh
    Thần Chết cũng sợ nể Tấm lòng chân thành
    Nửa Thế kỷ Nhà giải phẫu băng Trái đất Mẹ
    Cứu hàng vạn sinh mệnh vô tội Bậc Tinh anh
    Từ Chiến tranh Việt Nam đến Syria đang nóng
    Vì một Tình yêu Nhân loại trung thành
    Frère Jacques từ Thời Chiến tranh Lạnh
    Đến Thời Toàn cầu hóa thật mong manh
    Nhưng Anh biểu tượng Bất tử trong sáng
    Chứng minh Tình Người bất diệt Sử Xanh

    TỶ LƯƠNG DÂN

    (1) ”Médecins sans Frontières”

    https://www.youtube.com/watch?v=KF3RqQjPQmA

    Syrie: le médecin et humanitaire Jacques Bérès de retour de Homs

    Sinh năm 1941, Jacques Bérès đã khám phá ngành Giải phẫu
    Chiến tranh tại Việt Nam năm 1967 và bị Vịt cộng bắn bể bụng
    suýt chết tại Sài Gòn trong cuộc Tổng công kích Mậu Thân

    Với túi xách tay dụng cụ y học trên vai, vị Bác sĩ Pháp khả kính
    này đi khắp Trái đất nơi nào có Chiến tranh đau khổ hay thiên
    tai để cứu mạng bao nạn nhân vô tội đa phần trẻ em cụ già

    Vị Bác sĩ Pháp nhân đạo tình nguyện tự nguyện đi khắp Hành
    tinh từ Việt Nam qua Liberia, Bangladesh, Tchad, Congo,
    Tchétchénie, Rwanda, Irak, Sierra Leone, Liban, Palestine…

    Chẳng màng nghĩ đến quê nhà Paris quên cả các bệnh nhân
    Pháp ngay cả bị thương trúng đạn tại Việt Nam đến gần suýt
    chết

    « Face au danger, il est d’un grand calme, presque détaché
    Đối diện với hiểm nguy, anh ta hoàn toàn trầm tĩnh gần như
    chẳng để ý đến », như Bác sĩ Bernard Guillon làm việc thiện
    nguyện bên cạnh ông tại Dải Gaza nơi Trung Đông

    Cũng nên nhớ Nhà Hoạt động Nhân đạo Jacques Bérès đồng
    sáng lập Cơ quan Thiện nguyện Médecins du Monde – Bác sĩ
    Thế giới và Médecins sans Frontières – Bác sĩ không Biên giới
    từng nhận Giải Nobel Hòa Bình cao quý cả Thế giới biết đến
    qua tên gọi thân thương ‘French Doctors’

    https://vimeo.com/149555947
    BẤM VÀO ĐÂY

    https://vimeo.com/149555947
    xem phóng sự về CUỘC ĐỜI NGOẠI HẠNG của
    VỊ BÁC SĨ NGƯỜI PHÁP CUỐI CÙNG Jacques Berès
    Le dernier French Doctor

    Jacques Berès, chirurgien de guerre, co-fondateur et
    ancien président de MSF et de Médecins du Monde, se
    confie dans un portrait réalisé à l’occasion de ses derniers
    voyages en Syrie.

    Jacques Berès
      Bác sĩ Pháp cuối cùng

    Jacques Berès, bác sĩ phẫu thuật chiến tranh, đồng sáng lập và
    cựu chủ tịch của MSF và các bác sĩ của thế giới,
    tâm sự về một bức chân dung được thực hiện nhân dịp cuối cùng của anh ấy
    chuyến đi đến Syria.
    Production CAPA pour Envoyé Spécial / France 2

  2. Xin lỗi,nếu tôi không lầm thì bác sĩ VXS.có lẽ tốt nghiệp sau 1975 ở miền Nam,
    chứ trước đây tất cả sinh viên y khoa VNCH.đều phải học y đức cả.

  3. “Tôi hiểu y đức khá đơn giản, đó là làm những gì có lợi cho người bệnh, cho xã hội. Trong đại đa số trường hợp, điều có lợi phù hợp với lợi ích của chính bản thân và gia đình tôi. Trong một số trường hợp, bản thân tôi phải chịu một chút thiệt thòi, nhưng tôi được thanh thản.”
    “Là một thầy thuốc, hãy thẳng lưng lên, và đứng trên đôi chân của mình. Chỉ khom lưng, thậm chí có thể cúi đầu, trước bệnh nhân.”
    -Cám ơn bác Võ Xuân Sơn về những suy nghĩ & việc làm của Bác. Chúc Bác khỏe.
    -Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy luôn hỏi: Ta đã làm dc cho bản thân những gì để mỗi ngày Ta một tốt hơn (trong tư tưởng, suy nghĩ, hành động, công việc, việc làm,…) rồi đem những điều tốt đó chia sẽ, giúp đỡ, phục vụ cho gia đình, họ hàng, lối xóm & cộng đồng.

  4. TÂM SỰ VỚI NGƯỜI Y SĨ
    Trong lịch sử nền y học Việt Nam từ xưa cho tới nay, có rất nhiều vị lương y đã làm rạng rỡ danh dự nghề nghiệp với các khả năng, kiến thức và lòng yêu nghề của mình.
    Đã có biết bao nhiêu y sĩ tận tụy cứu chữa làm nhẹ cơn đau đớn bệnh hoạn của bà con dù với phương tiện thiếu thốn, hoàn cảnh hiểm nghèo. Họ phục vụ với cả một tấm lòng nhân ái, trân trọng tình cảm giữa con người với con người. Cho nên đã có câu ví trong dân gian là người lương y tốt bụng như người mẹ hiền. Con cái còn tấm bé, không tự lực tự tồn được, cho nên đều trông cậy ở mẹ cha, nhất là phụ thuộc vào thiên chức nuôi con của người mẹ.
    Người bệnh cũng vậy. Trong cơn đau bệnh, họ hoàn toàn bất lực, vì không hiểu gì về bệnh, vì bối rối lo sợ, sợ chết. Với họ, người y sĩ như cái phao cứu mạng. Họ giao phó tính mạng của mình cho người y sĩ. Y sĩ tận tâm, hiểu nỗi đau của người bệnh thì mang toàn sức toàn tài cứu chữa, cơn đau của họ mau thuyên giảm. Gặp phải người y sĩ xấu, thì họ chịu đựng đau đớn lâu hơn, trầm trọng hơn, đôi khi còn bị khai thác, lạm dụng.
    Cho nên, mỗi khi “có bệnh thì vái tứ phương”, tìm thầy chữa trị, nhiều khi chúng tôi nhận được rất nhiều từ tâm của y giới thì cũng không ít trường hợp, chúng tôi cảm thấy buồn buồn đối với các vị tự coi là “lương y” mà rất ít lương tâm.
    Và cũng vì lẽ đó, nên có những tâm sự, những ước vọng như sau, gửi người y sĩ.
    1-Trước hết là khi khám chữa, xin hãy nhìn con người chúng tôi một cách toàn diện chứ không chỉ để ý tới triệu chứng, dấu hiệu rồi đau đâu chữa đó. Vì một dấu hiệu, triệu chứng sẽ hành hạ cả con người chúng tôi mà không khoanh vòng, tập trung vào một góc. Cổ nhân có câu nói “nhìn cả rừng chứ không chỉ nhìn một cây”, để ước lượng chuyện gì đã và đang xảy ra, hậu quả sẽ như thế nào nếu không có phương pháp đối phó hữu hiệu.
    2-Xin quý vị hãy dành cho sự kể lể bệnh tình của chúng tôi một sự chú tâm. Khi đau ốm, bệnh hoạn thì lời nói của chúng tôi nó cũng không mạch lạc, rõ ràng, đôi khi lại cà kê dê ngỗng, nói năng lung tung, lạc đề. Chúng tôi biết là đối với quý vị, “thì giờ là vàng bạc”, bệnh nhân chờ phòng ngoài quá đông, bảo hiểm giới hạn, cho nên mỗi bệnh nhân chúng tôi mà được quý vị dành cho từ 5 tới 10 phút là cùng. Với khoảng thời gian này, vừa để nghe y sử vừa để khám rồi ghi ghi chép chép, biên toa thì cũng quá ngắn ngủi đấy. Cho nên xin hãy kiên nhẫn lắng nghe. Chúng tôi nhớ rằng “VĂN” là một trong bốn chiêu thức căn bản mà các nhà y học vẫn áp dụng khi khám bệnh. Đó là “Vọng, Văn, Vấn, Thiết”. Nhìn sắc diện người bệnh, nghe và ước lượng âm thanh khi bệnh nhân nói bệnh tình, hỏi chi tiết về bệnh và bắt mạch”. Những lời kể này nhiều khi cũng giúp quý vị dễ dàng chẩn đoán bệnh.
    3-Chúng tôi rất “I tờ” ít hiểu biết về bệnh tật, y lý, nên xin hãy vui lòng giải thích cho chúng tôi một cách nhẹ nhàng cởi mở, với các ngôn từ bình dân, dễ hiểu.
    4-Nhấn mạnh cho chúng tôi những điểm quan hệ của bệnh trạng để chúng tôi nhớ và dễ bề chăm lo, thuốc thang. Thiết nghĩ sự chữa trị của quý vị sẽ công hiệu hơn, nếu chúng tôi cũng biết đau ra sao, diễn tiến bệnh thế nào. Để biết so sánh kết quả điều trị rồi “báo cáo” với quý vị chứ.
    5-Chúng tôi cần sự hướng dẫn chi tiết một chút về cách dùng thuốc cũng như về ẩm thực ăn uống trong thời gian đau ốm. Vì chúng tôi được biết thuốc và thức ăn cũng có tương khắc, chẳng chịu cùng nhau chung đường chung lối, tiếp tay nhau giúp đỡ người bệnh.
    6-Xin hãy mang tất cả tài năng, kiến thức, kỹ thuật cao để chữa trị cho chúng tôi. Chúng tôi cũng biết là y khoa học ngày nay rất tiến bộ, “rừng y” thì mênh mông, quý vị “thông kim bác cổ”, nhưng chúng tôi chỉ xin được hưởng kiến thức thực tế áp dụng thích hợp trong trường hợp riêng của chúng tôi để rút ngắn thời gian hành xác do bệnh. Và hãy chỉ thực hiện những thử nghiệm cần thiết cho việc chẩn đoán, theo dõi điều trị chứ không làm quá nhiều để thỏa mãn tò mò, thêm lợi nhuận hoặc để tránh vi phạm luật lệ hành nghề, đôi co kiện tụng.
    7-Nhân vô thập toàn, kinh nghiệm chuyên môn mỗi y sĩ nhiều ít khác nhau, nếu thấy cần tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp về bệnh tình của chúng tôi, xin hãy làm ngay chứ không chần chừ, trì hoãn, nuôi giữ bệnh. Vì các bậc thầy ngành y đều nói, chẩn đoán sớm, điều trị ngay, bệnh mau lành. Vả lại, “Cứu bệnh như cứu hỏa” ấy mà.
    8-Có bệnh là có âu lo, sợ sệt và ai mà chẳng sợ đau ốm, chết chóc. Xin hãy làm giảm thiểu tâm trạng bất an của chúng tôi với thái độ tự tin mà không kiêu căng, nhẹ nhàng mà không hời hợt. Xin hãy “Thấy người đau, giống mình đau, phương nào cứu đặng, mau mau trị lành”(1), mà thông cảm với hoàn cảnh chúng tôi. Vì người y sĩ là nơi để bệnh nhân gửi gắm tính mệnh.
    9-Nghề y là nghề cao quý, có những quy luật y đức. Xin hãy hiểu rõ và áp dụng các quy luật nghề nghiệp, cần phải làm gì, không được làm gì để “cứu nhân độ thế” và cũng để tích tụ “âm đức” cho con cháu. Cổ nhân có nói “Ba đời làm nghề y, về sau có người làm khanh tướng”, chẳng là điều nên theo hay sao!
    10-Dân gian cũng như y giới đều nói “nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”. Xin hãy dành cho chúng tôi mấy thang thuốc bổ tinh thần này mỗi khi khám chữa tư vấn, để làm dịu niềm đau đang tàn phá cơ thể chúng tôi.
    11-Xin hãy bớt lạnh lùng gắt gỏng, vô cảm trước sự ngớ ngẩn đòi hỏi cầu thiện của chúng tôi, vì chúng tôi chỉ quá ám ảnh về bệnh tình, mong sao chóng khỏi, cho nên đôi khi có những cử chỉ hành động vụng dại, thất thố.
    12-Có người nói sự khác biệt giữa y sĩ với bệnh nhân là họ có công học tập để có bằng cấp y khoa, có kiến thức y học, trong khi chúng tôi cũng có những kiến thức chuyên môn khác mà họ không có. Cho nên xin hãy nhẹ nhàng, khiêm nhượng với nhau. Có ý kiến cho rằng, lòng sốt sắng, nhiệt tình, tài năng, kiến thức cao, kỹ thuật tốt là những đức tính không thể để phí phạm qua sự bất cẩn của người y sĩ cũng như qua sự coi thường của người khác, để tránh thiệt hại cho cả đôi bên. Vả lại, “Lời nói chẳng mất tiền mua”, mà chúng tôi lại còn thanh toán y phí đầy đủ sau khi khám trị bệnh.
    13-Bệnh nhân có người giầu, kẻ nghèo, có người cao sang “lãnh đạo” thì cũng có người làm việc tùy tiện chân tay. Xin hãy đối xử bình đẳng, đừng “Chỗ giàu trân trọng, chỗ nghèo đảo điên” (2) để rồi “nhất bên trọng, nhất bên khinh” và “Đủ tiền đủ vị, thiếu tiền hốt vơ” (3).
    Và còn nhiều tâm sự khác nữa, nhưng “giấy ngắn, tình dài”, xin tạm biệt ở con số 13.
    Nhiều người cho số 13 là xui xẻo, là không tốt. Tâm sự chẳng ai thèm đọc thèm nghe mà có khi còn mang họa vào thân. Thôi thì có họa cũng đành gánh chịu, nhưng tự trấn an là ít ra cũng thổ lộ được đôi điều mà nhiều “đồng bệnh tương lân” muốn nói ra. Và cũng có ý mong rẳng người y sĩ chẳng nên “đổi nhân thuật thành chước lừa dối, thay lòng nhân đức ra lòng bán buôn, khiến người sống trách móc, người chết oán hờn”
    Vả lại, đây là chúng tôi thầm kín tâm sự như vậy mà thôi, chứ thành văn bộc lộ ra ngoài là do người ký tên dưới đây “chủ xướng”, xin cứ y ta mà “trăm dâu đổ đầu tằm”, trách móc.
    Bác sĩ NGUYỄN Ý ĐỨC
    (Bài viết từ 2015 – HT sưu tầm)

    • “Lời thề Hippocrates” ngày nay
      02/08/2012
      TT – Tôi xin thề trước thần tài, trước thần may mắn và trước sự chứng giám của tất cả các vị trình dược viên, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề sau đây:
      – Tôi sẽ coi các thầy của tôi là tối thượng, một khi tôi còn ngồi ghế giảng đường. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, một khi tôi thiếu điểm.
      – Tôi sẽ chỉ dẫn cho người bệnh đến phòng mạch của tôi, đến những trung tâm xét nghiệm y khoa mà tôi có phần hùn mua máy móc, thiết bị.
      – Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu. Tôi chỉ bốc thuốc bổ cho họ để kéo dài quá trình chữa bệnh.
      – Tôi suốt đời hành nghề y và quyết không thay đổi.
      – Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật phức tạp có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Gặp những ca khó, tôi sẽ nhanh chóng làm thủ tục chuyển viện lên tuyến trên.
      – Dù bệnh nhân ở bất cứ nhà nào, biệt thự hay nhà cấp bốn, tôi cũng không nề hà, miễn là thân nhân người bệnh trả đúng và trả đủ.
      – Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy những gì mà xã hội bức xúc với nghề nghiệp, tôi cũng quyết im lặng. Bệnh nhân nếu có thắc mắc vì sao tôi kê quá nhiều thuốc, tôi cũng quyết không khai ra mức hoa hồng mà các trình dược viên đã chi.
      – Nếu tôi làm trọn lời thề này thì sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng, ở nhà biệt thự, đi xe hơi. Nếu tôi vi phạm lời thề này, thì tôi sẽ phải chịu một cuộc sống khổ cực.
      BÚT BI (ghi lại lời thề của bác sĩ Thất Y Đức)

  5. Dịp dịch này mới được biết vị bác sĩ có tâm đức, thứ rất quý hiếm ở thời buổi này. Mong bs có kinh nghiệm quý báu hoặc “tâm tư” về nghề thì viết ra để mọi người nhất là giới bs đàn em học hỏi được cái tâm của một người bác sĩ

Comments are closed.