Lương Thị Huyền
11-2-202
Ngày mai 12/2 Nghị viện châu Âu bỏ phiếu quyết định có phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam hay không. Cho dù kết quả có như thế nào đi nữa, đây là lần cuối cùng tôi muốn nhắn một câu ngắn gọn đối với những người ủng hộ quan điểm phải thông qua EVFTA bằng mọi giá, bất chấp cơ hội vận động EU hoãn chuẩn duyệt EVFTA để yêu cầu nhà nước Việt Nam đáp ứng những điều khoản quan trọng về nhân quyền.
Việc phân tích thì dài dòng và nhiều người bạn của tôi đã nói tường tận cặn kẽ. Chỉ muốn nhắn những ai vẫn còn đang nghĩ rằng kinh tế quan trọng hơn nhân quyền, kinh tế đồng thời là đòn bẩy và cứu cánh cho mọi vấn đề. Ngay bây giờ, quý vị hãy nhìn sang Trung Quốc đi, xem người dân của họ đang kêu gào điều gì lúc tính mạng nguy cấp?
Họ có đòi một nước Trung Quốc giàu hơn để cứu họ khỏi cái chết cận kề trong cơn bệnh dịch không? Họ có nghĩ giá như họ có nhiều tiền hơn thì họ có thể thoát chết không?
Không, cái họ cần là một nhà nước nhân bản, không xem tính mạng của người dân như cỏ rác. Điều họ cần là sự minh bạch thông tin, là quyền tự do ngôn luận mà lẽ ra đã cứu mạng được hàng ngàn người nếu như chính quyền Tập Cận Bình không bịt miệng những bác sĩ như Lý Văn Lượng khi anh ta lên tiếng cảnh báo về virus Corona.
Thế giới sẽ chẳng ai ngạc nhiên nếu loại chính quyền ác quỷ như họ Tập tìm cách dập dịch bằng cách thiêu hết những người nhiễm bệnh, dù còn sống hay đã chết. Ai sẽ đặt lòng tin vào loại nhà nước độc tài đã dám tống giam cả triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung để tẩy não họ?
Người dân Trung Quốc cũng từng lầm tưởng rằng cứ hết lòng tin tưởng và ca tụng chế độ độc tài đi, rồi sẽ đổi lại được bình yên và thịnh vượng. Nhân quyền là cái quái gì chứ, nhân quyền có ăn được không?
Và rồi cái giá phải trả khi đánh đổi quyền con người, đánh đổi tự do, là cuối cùng, tính mạng của họ rẻ rúng, không ai bảo vệ, không ai coi trọng. Tiền hay rất nhiều tiền cũng đều không cứu được họ. Có lẽ như vậy mới là công bằng chăng, mình tự tay từ bỏ quyền con người của mình thì làm sao mà đòi hỏi được đối xử xứng đáng nữa?
Cũng giống như ở Việt Nam, mở miệng ra là bị tống vào tù, nhưng xin nhớ cho rằng, câm miệng cũng chẳng lấy gì bảo đảm là sẽ được yên thân.
“Tự do giống như không khí, đợi đến lúc ngạt thở rồi sẽ biết nó quan trọng nhường nào”.
“Nhân quyền là cái quái gì chứ, nhân quyền có ăn được không? Và rồi cái giá phải trả khi đánh đổi quyền con người, đánh đổi tự do, là cuối cùng, tính mạng của họ rẻ rúng, không ai bảo vệ, không ai coi trọng. Tiền hay rất nhiều tiền cũng đều không cứu được họ.”
“mình tự tay từ bỏ quyền con người của mình thì làm sao mà đòi hỏi được đối xử xứng đáng nữa?”
“mở miệng ra là bị tống vào tù, nhưng xin nhớ cho rằng, câm miệng cũng chẳng lấy gì bảo đảm là sẽ được yên thân.”
-Ngày 10/11/2001, Hội nghị Bộ trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) diễn ra tại thành phố Doha (Qatar), Bộ trưởng Thương mại từ hơn 142 nước đã chấp thuận cho TQ trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tính đến nay, sau 18 năm vào WTO, những tưởng TQ vào WTO sẽ trở thành nc lớn có trách nhiệm cùng gánh vác, chia sẻ với cộng đồng QT, nhưng qua những hành động của Đảng CSTQ trên Biển Đông trong năm 2019, đối xử với ng dân TQ trong chống dịch bệnh virus corana vào cuối năm 2019, đầu năm 2020, là minh chứng cụ thể cho thấy “những ai vẫn còn đang nghĩ rằng kinh tế quan trọng hơn nhân quyền, kinh tế đồng thời là đòn bẩy và cứu cánh cho mọi vấn đề.” là họ quá sai lầm. Những gì đã & đang diễn ra tại TQ rồi cũng sẽ xảy ra tại VN, dù VN có vào hay chưa vào EVFTA. Tổng thống Liên bang Nga đầu tiên Boris Nikolaevich Yeltsin, từng là Ủy viên BCT đã phải tuyển bố “Cộng Sản chỉ có thể thay thế chứ không thể thay đổi”.
Ô ô ô, không phải giáo sư, tiến sĩ kt, tâm lý, hán học, nhân sĩ… v vvv bạn đã nói lên được điều mọi người mong muốn. Suy nghĩ độc lập, trí tuệ, lời văn cô đọng không rổn reng khoe chữ, không hư danh, không vụ lợi. Cảm ơn bạn rất nhiều
NHWASC AI ĐÓ CHỚ CÓ NGU VÌ THAM SÂN SI MÀ GIỞ ” PHẢN BIỆN”
Chắc chắn ký nhưng tập đoàn lãnh đạo đất nước VN do ĐCS lựa chọn nên rất hạn chế hiệu quả.Tôi có cảm nhận giông như nước Mỹ đã mời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm nước Mỹ…
Chắc chắn ký nhưng do tập đoàn lãnh đạo đất nước VN do ĐCS lựa chọn nên rất hạn chế hiệu quả.Tôi có cảm nhận giông như nước Mỹ đã mời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm nước Mỹ…
Người trẻ họ nghĩ được vậy.
Khốn khổ thay cho những học giả già, giáo sư già, tiến sĩ già !