7-2-2020
Trái tim của bác sỹ Lý Văn Lượng, một trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ Hán và bị cảnh cáo về việc này, đã ngừng đập vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 6.2.
Những nỗ lực cấp cứu đều vô ích. Các bác sỹ đồng nghiệp của anh đã thông báo tin buồn này cho nhiều phóng viên tụ tập ở bệnh viên trung ương Vũ Hán đưa tin về việc điều trị dịch corona.
Từ những cơ quan truyền thông quốc doanh thập thành như Nhân Dân nhật báo, Hoàn Cầu thời báo cho đến những tờ báo chuyên nghiệp bậc nhất ở Trung Quốc như Tài Tân đều đã phát đi tin tức xáo động nhân tâm này.
Như một con đập khổng lồ vỡ tung sau một sự dồn nén cảm xúc cực độ kéo dài vài tuần lễ qua, vô số dòng trạng thái phản ứng ùa ra như thác lũ trên mạng xã hội ở Trung Quốc.
Hàng triệu người trong số đó đang sống trong cảnh như bị giam lỏng trong chính ngôi nhà của mình vì lệnh phong tỏa để phòng chống bệnh dịch mà bác sỹ Lý đã lần đầu tiên cảnh báo cho những đồng nghiệp của mình vào ngày 30.12.2019.
Cơn đau buồn mau chóng trở thành phẫn nộ, trong lúc vinh danh và tưởng nhớ người anh hùng của những người bình thường này, hàng triệu người cũng tự hỏi về những hậu quả từ việc nhà cầm quyền bịt miệng bác sỹ Lý và 7 đồng nghiệp của ông.
Trong một sự đoàn kết hiếm thấy nhiều thập niên qua, gần như mọi thành phần trong xã hội Trung Quốc hòa nhịp thống thiết kêu gào về một thứ: Tự do ngôn luận, điều lẽ ra có thể đã cứu mạng bác sỹ Lý và cứu cho Trung Quốc khỏi những điêu tàn hiển hiện của cơn dịch đang hoành hành.
Trend liên tục xuất hiện như sóng Trường Giang, lớp này bị kiểm duyệt thì lớp khác xuất hiện. Hashtag “chúng tôi muốn tự do ngôn luận” vừa mất tăm thì hashtag “chúng tôi ĐÒI HỎI tự do ngôn luận” lập tức được hàng triệu người chia sẻ.
Người ta chưa từng chứng kiến một phản ứng tập thể nào ở mức độ như thế, ít nhất từ năm 1989.
Đột nhiên, bệnh viên trung ương Vũ Hán thông báo bác sỹ Lý vẫn chưa chết và đang được cứu chữa bằng kỹ thuật Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO), hay là chạy tim phổi nhân tạo.
Những bản tin buồn lần lượt biến mất, hàng triệu người ngây thơ cầu nguyện và thầm mong vào một phép lạ.
Nhưng cũng hàng triệu người khác biết thừa nhà cầm quyền đang mua thời gian để có thể ứng phó trước cơn giận dữ chưa từng thấy trong xã hội, khi mà bộ máy kiểm duyệt khổng lồ gần như bất lực.
Giới nhà báo và bác sỹ tại bệnh viện Vũ Hán choáng váng và phẫn nộ. Các phóng viên biết chắc họ đã đưa những bản tin chính xác. Các bác sỹ biết chắc đồng nghiệp của họ đã ra đi.
Sử dụng ECMO VÀI TIẾNG sau khi tim đã ngừng đập? Bác sỹ Lý đang được cải tử hoàn sinh không phải bằng một liệu pháp y tế mà bằng một quyết định chính trị. Vị bác sỹ đáng kính chưa được phép chết khi mà Trung Nam Hải vẫn chưa suy nghĩ ra cách đối phó với cơn cuồng phong bạo vũ từ cái chết của anh.
Đó là một cuộc cấp cứu không phải cho sinh mệnh của bác sỹ Lý mà là cho uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những nhà lãnh đạo độc đoán của nó – một cuộc cấp cứu chính trị, một sự hành hạ kinh tởm xác thân của vị bác sỹ anh hùng.
Trần Khánh Khánh, cô phóng viên yêu đảng thuần thành của tờ Hoàn Cầu thời báo trong tâm trạng gần như nổi loạn giận dữ viết trên mạng: “Bác sỹ Lý không có tự do để nói lên sự thật. Không có cả tự do để chết”.
“Cách đây vài tuần người ta không cho anh tự do để nói sự thật. Nay họ cũng khước từ quyền tự do chết đi của anh”, một phóng viên khác viết.
Hình các bác sỹ cuối đầu chào tiễn biệt người đồng nghiệp ngay trước cửa phòng ECMO mà người ta nói là đang nỗ lực cứu chữa bác sỹ Lý bên trong xuất hiện trên mạng như một cái tát vào sự dối trá kinh tởm.
“Các người tưởng chúng tôi sẽ đi ngủ, nhưng chưa đâu, chúng tôi còn thức!”, dòng trạng thái tưởng không liên quan lại được hàng triệu lượt chia sẻ. Nó hàm ý họ biết nhà cầm quyền cố gắng sử dụng bài vở kéo dài việc thông báo cái chết khi trời đã sang ngày, khi nhiều người say ngủ để giảm nhẹ phản ứng.
“Anh có thể làm việc này không? Anh có hiểu không?” là một hashtag trending khác. Đó là hai câu hỏi mà bác sỹ Lý phải trả lời và điểm chỉ trong biên bản khiển trách trước đó. “Việc này” chính là im lặng và “hiểu” chính là hiểu anh sẽ bị trừng phạt nặng nề hơn nếu “tái phạm”.
Bác sỹ Lý không phải là một người hùng tạo thời thế, đội đất vá trời. Anh chỉ là người bình thường, anh không đăng tải thông tin công khai trên mạng hay là whistleblower đúng nghĩa, anh chỉ cảnh báo cho những người đồng nghiệp và anh cũng cam chịu khi bị trả đũa như đại đa số những người thấp cổ bé họng bình thường khác.
Nhưng chính sự bình thường đó khiến anh trở thành một nhân vật gây chấn động nhân tâm. Bởi người dân Trung Quốc nhìn thấy chính họ trong khổ nạn của anh, bất kỳ người bình thường có lương tri nào cũng có thể trở thành như bác sỹ Lý, cũng có nỗi phẫn uất như anh.
Và họ cảm thấy “đã đủ rồi”. Hậu quả kinh hoàng đã nhãn tiền và tình trạng này không thể kéo dài hơn được nữa.
“Chúng tao không hiểu. Mẹ kiếp!”, cũng là một hashtag trending khác, trả lời cho câu hỏi “Anh có hiểu không?” khi mà người ta vẫn đang dối trá rằng bác sỹ Lý đang được cứu chữa.
Một bức hình xúc động khác cũng trở nên viral trên mạng. Đó là hình ảnh một thiên thần đeo khẩu trang đang dìu bác sỹ Lý bay lên trời, giữa không trung một chiếc kéo thò ra cắt phăng đôi cánh thiên thần.
Chiếc kéo kiểm duyệt, chiếc kéo của nhà cầm quyền chưa cho bác sỹ Lý ra đi, buộc anh phải lưu lại trần thế vài tiếng nữa, để cứu chữa cho sinh mệnh chính trị của họ.
Nhưng như một hệ thống không thể sửa chữa luôn phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác mỗi khi có khủng hoảng, những nỗ lực lấy giấy gói lửa trên chỉ càng khiến dư luận Trung Quốc giận dữ hơn.
Điều gì đến cũng phải đến, rạng sáng ngày, Bệnh viện trung ương Vũ Hán thông báo bác sỹ Lý qua đời vào lúc 2 giờ 58 phút ngày 7.2, sau những nỗ lực cứu chữa.
Một chỉ thị tuyên giáo cũng được ban hành, yêu cầu các tổ chức truyền thông tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn dẫn nguồn, cấm mở bình luận, từ từ hạ nhiệt những tìm kiếm về bác sỹ Lý…
Nhưng, như một phóng viên đã viết: “Là một nhà báo, tôi sẽ không viết bác sỹ Lý chết vào rạng sáng nay như họ thông báo. Bác sỹ Lý đã chết lúc 21 giờ 30 đêm 6.2”.
Đối với nhiều thế hệ, từ những người trưởng thành sau năm 1989 cho đến lớp lớn lên giữa sự bùng nổ về kinh tế và công nghệ của Trung Quốc trong thập niên 2000, những gì xảy ra đêm qua đã mở mắt cho họ. Họ đã biết có một thứ cần đòi hỏi: “Tự do ngôn luận”.
“Vô số người trẻ sẽ trưởng thành qua đêm nay: Thế giới không đẹp như chúng ta từng tưởng tượng. Các bạn có giận dữ không? Nếu bất kỳ ai trong số chúng ta ở đây có vinh dự lên tiếng vì công chúng trong tương lai, làm ơn hãy nhớ đến nỗi giận dữ của các bạn đêm nay!”.
Giới cầm quyền Trung Quốc đang trải qua cuộc khủng hoảng lớn nhất trong vài thập niên qua. Có thể họ sẽ không mất ngay vai trò lãnh đạo ở Trung Quốc trong tương lai gần, nhưng có một thứ họ đã mất đi rất nhiều trong đêm qua: sự chính danh.
Trên thực tế việc chính quyền CS “điều hành” Tạo Hóa đã diễn ra quá nhiều: Từ những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ XX đã có một ông đảng viên nhà thơ dám cả gan nói rằng: “Vắt đất ra nước, bắt trời làm mưa”, giá thằng cha ấy bây giờ còn sống bảo nó vào ngay đồng bằng sông Cửu Long đang hạn nặng và đang bị xâm nhập mặn nặng xem nó làm đươc gì.
Nhưng cú “điều hành” cực kỳ táo bạo là việc ông Hồ Chí Minh chết ngày 02/09/1969 nhưng ĐCS VN không cho ông chết mà “chỉ đạo” ông phải chết vào ngày 03/09/1969. Gần đây nhất, khi anh Nguyễn Bá Thanh “tắt điện” con mẹ nó mấy ngày rồi thế mà thằng cha trưởng ban bảo vệ sức khỏe TW vẫn nhăn nhăn nhở nhở bảo: “anh ấy hôn nay có vẻ khá lên, anh ấy còn bảo: ‘Tau khỏe, có chi mô’, hôm khác tay này lại báo cáo: “Đ/C ấy vẫn uống hết ly sữa” …
Damn! Đấy là bản chất của CS con bà nó rồi. Thế thì bây giờ Trung cộng nó không cho người bác sĩ anh hùng Lý Văn Lượng chết cũng là bình thường thôi.
Một lần nữa – xin hãy cùng nguyền rủa cho đám bò đỏ, đám dư luận viên ngáo bác ngáo đảng, đám công an mạng – tất cả đều bị trúng Cồ Rô Nà trong đợt đại dịch này, và cũng xin đừng cho chúng chết ngay mà hãy để chúng được vật vã từ từ, chậm rãi đi về cùng bác, cùng mác lê mao!
“Đó là một cuộc cấp cứu không phải cho sinh mệnh của bác sỹ Lý mà là cho uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những nhà lãnh đạo độc đoán của nó – một cuộc cấp cứu chính trị, một sự hành hạ kinh tởm xác thân của vị bác sỹ anh hùng.”
-01 minh chứng cho tư tưởng xuyên suốt, chủ đạo của CS là “bất chấp thủ đoạn để chiếm đoạt”.
-Trích dẫn Mục I-1.Tiêu chuẩn chung-1.1.Về chính trị, tư tưởng, trong Quy định số 214-QĐ/TW ký ngày 02/1/2020 “QUY ĐỊNH KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ” như sau: “;…kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước;…; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.”.
Vậy là, các đồng chí Đảng viên phải đặt ưu tiên Đảng lên trên hàng đầu. Giả thiết khi có rủi ro xảy ra cho đất Việt, Đảng viên phải đặt lợi ích của Đảng lên trên trước hết, suy ra phần rủi ro là Quốc gia, Dân tộc lãnh nhận trước? (rủi ro do dịch virus corona gây ra, ng dân TQ lãnh nhận, công lao dập dịch thuộc về Đảng CS TQ lãnh đạo, còn dịch virus corona từ đâu sinh ra thì từ từ tính, có lẽ do Trời cao)
Đã có nhiều lãnh đạo ở Vũ Hán chết vì cúm Vũ Hán. Khoảng 2 ngày nữa may ra mới đc công bố.