Văn minh ơi! Bao giờ cho đến… ngày xưa?

Trần Quốc Quân

5-2-2020

Tôi vừa đọc xong bài phóng sự của cộng tác viên Amy Qin đăng trên tạp chí lừng danh The New York Times viết về “Khủng hoảng khám và chữa trị coronavirus trong thành phố Vũ Hán.”

Đọc tên và xem ảnh tác giả bài viết, tôi đoán cô là người Trung Quốc. Cô có thể đang sống trên đất nước mình, có thể ở Mỹ, thậm chí có thể là người Mỹ gốc Hoa. Tôi thấy không cần thiết phải bỏ thời gian vàng ngọc của mình để điều tra về tác giả.

Đọc bài viết của Amy Qin, tôi có cảm giác Vũ Hán trung tâm vùng dịch viêm phổi cấp chủng virus corona mới, dưới ngòi bút (bàn phím) mô tả của cô hiện lên như một thành phố chết, tê liệt, hoang tàn, đâu đâu cũng chỉ vang lên những lời ta thán như “trong ngày tận thế.”

Nào là “tôi phải xếp hàng đợi 7 tiếng liền bên ngoài bệnh viện trong giá lạnh với hy vọng được xét nghiệm coronavirus“, nào là “mẹ tôi không được điều trị mà phải tự cách li tại nhà“, nào là “Vũ Hán đã bị khóa chặt, thành phố bị niêm phong và hầu hết giao thông công cộng bị ngăn cấm“, nào là “xe cứu thương rất khó gọi, trong những ngày này, gọi đến số 120 thì được trả lời rằng đang có hàng trăm người xếp hàng đợi xe“, nào là “chỉ các bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng mới được ban quản lý khu phố gắn cờ, sắp xếp vận chuyển bằng xe cứu thương“…

Với thành phố có tới 11 triệu dân, trung tâm vùng dịch, mỗi ngày Vũ Hán có tới hàng triệu tiếng kêu la từ bên trong vọng ra “Chúng tôi sắp chết, chúng tôi không được chăm sóc, chúng tôi không được nhập viện… ”

Với thành phố có tới 11 triệu dân, trung tâm vùng dịch, lại bị cách li với thế giới bên ngoài thì việc quá tải về khả năng chăm sóc y tế so với nhu cầu tăng cao đột biến là đương nhiên.

Với thành phố có tới 11 triệu dân, trung tâm vùng dịch, có khi chỉ vì hoảng hốt, dù chưa phải là con bệnh nhưng hàng triệu cư dân của thành phố này, ai cũng muốn được khám và điều trị trước người khác.

Trong tình thế nguy cấp, sự hỗn loạn vì không được chăm sóc y tế tử tế, theo mong muốn là điều khó tránh khỏi, bởi chênh lệch cung – cầu vào thời khắc này quá khắc nghiệt.

Lúc này là lúc dư luận cần nhìn vào cuộc chiến giành lại sự sống, chống lại bệnh dịch của Vũ Hán ở góc độ tích cực hơn là tiêu cực. Lúc này là lúc người dân Vũ Hán cần sự thông cảm, chia sẻ và sự trợ giúp của cả thế giới, chứ không phải lòng thương hại trên truyền thông và bàn phím. Nhưng lúc này hơn bao giờ hết, người dân Vũ Hán phải mở lòng bao dung, vị tha, cao thượng trên tình đồng loại thay vì giành giật, cấu xé nhau.

Vụ Vũ Hán trong cơn nguy cấp chống lại virus Corona hiện nay khiến tôi nhớ lại vụ con tàu Titanic đang dần chìm cách nay hơn 1 thế kỷ qua lời kể của Charles viên thuyền phó.

“Phụ nữ và trẻ em lên trước!”

Khi mệnh lệnh vừa vang lên, nhiều người rời thuyền cứu hộ, họ lặng lẽ bước ra phía sau châm điếu thuốc và hút. Charles không thấy bất kỳ một phụ nữ hay trẻ em có ý định bỏ lại những người đàn ông thân yêu của họ. Tất cả mọi người dường như rất bình tĩnh… trước cái chết… dù đó là một thương nhân nổi tiếng hay người hầu.

Và trong cái đêm định mệnh chìm tàu Titanic ấy, có biết bao tấm gương nhường chỗ cho nhau lên các con thuyền cứu hộ rất cảm động khác nữa.

Khi đuôi tàu bắt đầu chìm xuống nước, Charles đã nghe thấy vào khoảnh khắc cuối cùng, khoảnh khắc của sinh ly tử biệt, những lời yêu thương vang lên: “I love you! I love you!”

Trong bức màn đêm đen tối nhuốm đẫm đau khổ và chia ly, tinh thần quý tộc nổi lên như ngọn đuốc rực sáng, khắc họa nên một tuyệt tác vĩ đại về nhân cách và đạo đức con người.

Văn minh ơi! Bao giờ cho đến… ngày xưa?

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tưởng tượng về Đà Thành thăm Phố Cũ + Người Xưa ! …
    *****************************************************

     
    Giờ đây đang tưởng tượng về Đà Thành Cố Hương
    Thứ hai thăm Phố Cũ + Người Xưa ! …
    Chắc bạn bè lắm người đã đi đã mất
    Còn vài thằng ngày xưa giờ chống gậy chậm như như lừa
    Lạc lõng giữa cao ốc chuồng cu biển người du lịch khựa
    Khuôn mặt chệt tiếng nói lạ như chó sủa giữa trưa
    Vài thằng cùng ta dìu dắt nhau qua phố cũ Chợ Cồn
    Người trẻ nhìn chúng ta tưởng bầy lão già mất gốc
    Mất cội nguồn ngay giữa Quê Mẹ – Quê Cha – Quê Hương
    Đất Nước Ngày xưa sao Hôm nay tha hóa xa lạ
    Đúng chúng ta mất Tất cả  chỉ còn lại chút này may ra
    Ánh mắt Tuổi Hai mươi nhìn nhau chẳng nói
    Tay cầm tay câm lặng không bật nên nổi thành lời
    Tưởng như chúng ta những Vì sao lạc từ bầu trời
    Ngay cả con đường Lê Lợi trước trường bảy năm đi lại
    Giờ cũng xa lạ như ngay cả Mối Tình đầu
    Ngày tựu trường Phan Châu Trinh thuở ấy
    Sân trường đầy đàn Bướm trắng áo dài xinh
    Bây giờ chỉ còn chút trống vắng giữa thị trường địa ốc
    May ra chỉ còn cây cổ thụ Phượng vĩ Phan Châu Trinh
    Hỡi ôi gốc Phượng Hồng chung thủy chung tình !
    Nhưng vô vàn bất hạnh lại thêm bạc phước
    Trăn trở giữa Cơn Gió bụi Việt sử tang thương
    Hỡi Cố nhân đất Mỹ đất Úc đất Âu các Em còn nhớ Sân trường  ?
    Thuở ấy đầy đàn Bướm trắng áo dài nguyên trinh trong trắng !
    Đứt ruột đoạn trường Anh vẫn nhớ quằn quại từng mỗi Mùi Hương
     Dung Cơ  + Thùy Nhung  + Cẩm Lai + Kim Phước + Thuý Hương + …. + …
    Hương Xưa một thoáng chùng xuống cho biết đến bao giờ ? ? ?
    Đoàn tụ đoàn viên tương phùng bên dòng Sông Hàn gặp lại

    Paris tưởng tượng về Đà Thành thăm Phố Cũ + Người Xưa ! …
    Đang mê man mường tượng về Đà Nẵng phố Cố Hương
    Thứ hai thăm Phố Cũ + Người Xưa ! …
    Bỗng Bà vợ Đầm réo gọi tiếng Pháp đa tình
    “Où es-tu, mon petit chéri ? Anh đâu rồi, mình ơi ới mình ?”
    Ta chợt tỉnh té ra đang lưu đày lưu vong lưu sinh nơi Quê vợ
    Đoạn trường vẫn nhớ quằn quại từng mỗi Mùi Hương nguyên trinh ….
     
     

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. ????? Tôi không hiếu ý tác giả,

    Có vẻ tác giả viết để lên án sự hoảng loạn của Amy Qin – một người bị kẹt lại Vũ Hán cùng mẹ? Hay tác giả “bức xúc” vì Amy Qin đã reo rắc những hình ảnh như “trong ngày tận thế.” ở thành phố Vũ Hán? Tác giả cho rằng những điều Amy Qin viết là thái quá, là “cố tình nói xấu” (quê hương) Vũ Hán?

  3. Trên con tàu chìm Titanic đã có “tinh thần qúy tộc”, nhưng lại không có sự “bình đẳng”… “mang tính đảng cao cấp” – như ở trong cái Trại Gia súc của Trung quốc, và VN.

Comments are closed.