Giết hại dân có là phạm pháp không?

Trịnh Bá Tư

28-1-2020

Bộ công an họp báo nói Đại tá Thịnh và 2 lính rơi xuống giếng trời này và bị thiêu chết. Ngay sau đó 3 người này được cấp huân chương hạng nhất, tổ chức tang lễ hoành tráng và ĐƯA ĐI HỎA THIÊU.

Vậy là cái chết của 3 viên cảnh sát này có rất nhiều uẩn khúc, việc nhanh chóng đưa đi thiêu cũng rất đáng ngờ, 3 viên cảnh sát này đã được khám nghiệm tử thi chưa?

Các chấn thương khi ngã xuống giếng trời (nếu đúng là rơi xuống giếng trời) đã được chụp lại chưa?

Nếu cả 3 cùng ngã xuống giếng trời 4m này mà không ai gãy chân gãy tay thì rất khó tin.

Đã xác minh xem 3 cảnh sát này có dính đạn của đồng đội trong đêm tối không?

Gia đình 3 cảnh đã có bản giám định ADN của con cái họ chưa?

3 cảnh sát cùng rơi xuống giếng trời và chết ở đây, thì dân có quyền đặt câu hỏi: 3 cảnh sát này là người hay là Robot, vì một người rơi xuống thì có thể, chứ cả 3 cảnh sát cùng rơi xuống cái giếng trời này thì có thể 3 cảnh sát này là Robot được lập trình như vậy nên buộc phải rơi xuống giếng?

Cuộc đàn áp dân Đồng Tâm vào 3 giờ sáng ngày 9/1/2020 có vài ngàn lính tham gia, với đầy đủ vũ khí quân dụng, tại sao không giải cứu đồng đội mà để cho đồng đội chết dễ dàng vậy?

Trao huân chương hạng nhất cho 3 cảnh sát chết vì té giếng chết (nếu có) thì có trao huân chương cho những cảnh sát đã bắn giết dân không?

Việc hàng ngàn cảnh sát trang bị hỏa lực mạnh tấn công vào nhà dân lúc 3 giờ sáng có sai pháp luật, giết hại dân có là phạm pháp không?

Kịch bản về cái chết của 3 cảnh sát tại Đồng Tâm đã được bộ công an liên tục thay đổi, mới đầu bộ công an nói rằng 3 cảnh sát này chết vì bị dân ném lựu đạn, đâm bằng dao phóng và rơi xuống hầm chông và bị thiêu chết ở Đồng Sênh (cách thôn Hoành xã Đồng Tâm khoảng 3km). Sau đó vài ngày kịch bản lại thay đổi, bộ công an lại cho rằng 3 cảnh sát chết khi truy đuổi dân và bị rơi xuống giếng trời tại nhà cụ Kình ở thôn Hoành, sau đó bị dân thiêu chết. Việc kịch bản về cái chết của 3 cảnh sát liên tục thay đổi cũng đặt ra rất nhiều nghi vấn về 3 cái chết bất thường ấy.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Không phải chết vì vũ khí thô sơ của nhân dân Đồng Tâm! Đấy là điều đã được khẳng định
    Còn chết vì ngã xuống hố, hay chết vì đạn lạc của đồng đội… cũng chẳng có gì khác nhau.
    Đều là “hy sinh anh dũng” cho Đảng lợn độc tài CSVN, đều được Đảng lợn thưởng cho cái “Huân chương chiến công hạng nhất”.
    Gia đnh họ chỉ còn biết thổ lộ với báo chí, rằng họ “tư hào”, rằng chồng con họ được chết cho “tổ quốc”, cho “nhân dân”. Nhưng trong lòng là sự ai oán, tủi nhục!
    Xưa kia vượt Trường Sơn đi đánh Mỹ, người lính biết mình có cái tương lai “một xanh cỏ/hai đỏ ngực”( chết, được nấm mồ xanh cỏ, còn nếu may mắn sống sót trở về thì được đeo huân chương đỏ ngực).
    Nay trong cuộc chiến chống nhân dân, các cảnh sát cơ động đều có cái tiêu chuẩn được “đặc cách” thăng cấp, hưởng chế độ đãi ngộ – “một lọ tro, một ´hạng nhất´”- Ơn Đảng bịp bợm!

  2. Xem các phim hình sự nước ngoài dễ thấy cơ quan điều tra với những cảnh sát điều tra hiện trường, tuy nhiên song song đi sát họ và chỉ đạo họ chính là các ủy viên công tố – tức là Viện công tố mới là chủ nhân chính của các vụ án, mà cảnh sát hình sự chỉ là cơ quan giúp đỡ Viện công tố – tuy nhiên thực tế ở Việt nam lại khác: Trích (đoạn cuối trang 1 phần mở đầu):„hoạt động điều tra của CQCSĐT còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, để xảy ra tình trạng khởi tố, điều tra oan, sai … làm giảm lòng tin của nhân dân vào hoạt động tư pháp, tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ quan hệ tố tụng giữa CQCSĐT và VKSND trong TTHS chậm được đổi mới theo yêu cầu cải cách tư pháp“ https://gass.edu.vn/CMS/Lists/LuanVan_LuanAn/Attachments/16940/LA%20DaoAnhToi.pdf
    Trong các vụ án như ở đây, khi lòng tin vào cơ quan công an đã mất đi nhiều, kể cả lời khai mâu thuẫn, bất nhất trong vụ này thì để minh bạch, khách quan – và không còn để dư luận nghi ngờ và để chứng minh có bằng chứng khách quan là đúng người dân đã đối xử với lực lượng tiến công vào nhà họ như công an tường thuật thì thực ra có lợi cho chính công an, nếu họ kiến nghị Quốc hội cho tổ chức 1 ủy ban điều tra đặc biệt – hay ít nhất đề nghị cơ quan Viện kiểm sát cử ra 1 cơ quan giám định không liên quan với cơ quan công an – vì cơ quan công an với lời phát biểu cuối cùng mới đây của tướng Lương Tam Quang: „Lực lượng chống đối thấy các chiến sỹ bị lọt xuống hố đã đổ, tưới xăng và đốt những người lính đó“ là những lời đổ tội nặng nề xét về tội hình sự. Còn lúc này nếu xác không còn thì có nghĩa không còn 1 bằng chứng quan trọng về việc bị đốt xác ngoài kết luận của riêng nghành công an thì thú thực tôi không có lí do gì để phải tin ý kiến phát biểu của họ, nếu không có xác nhận chính xác từ các chứng cư khác. Để sáng tỏ chi tiết này chỉ còn có cách điều tra hố ngầm đó có thực có xăng đốt cháy không, và lấy lời khai của những người còn sống – điều có thể nói cũng là không tưởng, vì kể cả có ai đó đổ, tưới xăng thì cũng chả hy vọng người đó nhận và cũng có thể có nghi vấn gây ra vật cháy từ chính quyền nếu người dân không hề làm điều đó (theo nguyên tắc loại trừ và cần xác định rõ là cảnh sát có những đồ vật để gây cháy không?!). Hay ngay khái niệm bom xăng công an nói người dân có và sử dụng cũng cần có bằng chứng (hình thù, mặt mũi „bom xăng“ ra sao), chứ cứ nói khơi khơi thì chả ai tin. Tóm lại đây đáng lẽ là giai đoạn khởi đầu để điều tra thì ai cố tình làm mất bằng chứng mà bằng chứng đó đúng là quan trọng thì họ phải chịu trách nhiệm về hành động đó.

Comments are closed.