21-1-2020
Cách đây hơn 60 năm (khoảng từ năm 1953 đến năm1957), miền Bắc Việt Nam đã trải qua một “trận Điện Biên Phủ trên đồng ruộng”. Đó là cuộc cải cách ruộng đất. Đó là cuộc đuổi cùng giết tận tầng lớp tinh hoa ở nông thôn. Những người bị gọi là “địa chủ”, tức những người do biết tính toán, biết làm ăn nên có được một vài mẫu ruộng, làm được cái nhà ngói. Trong số họ, không ít người đã đóng góp rất lớn cho cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, điển hình là bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm ở Đồng Bẩm (Thái Nguyên).
Tất cả những người đó, bỗng nhiên bị đám bần cố nông, do đảng cộng sản phát động, như một lũ chó điện, ào ào xông vào tận nhà lôi cổ ra đấu tố, dựng đứng, vu cáo cho họ hàng chục tội ác, nào bóc lột, nào hiếp dâm, nào giết người… Như một bài báo của tác giả CB, nghe nói là nhân vật đứng đầu đảng, đăng trên báo “nhân dân (cơ quan TW của ĐCS Việt Nam)” ngày 21/7/1953, có cái tít là “địa chủ ác ghê”.
Địa điểm tổ chức cuộc đấu tố là một bãi đất rộng. Những “địa chủ” bị trói giật cánh khuỷu vào những cái cọc chôn giữa bãi. Những bần cố nông mù chữ, dốt nát, mới ngày nào còn quỳ lạy xin địa chủ cho được cày thuê cuốc mướn để có cái đổ vào mồm, hôm nay bỗng vụt trở thành ông thành bà, nhẩy choi choi, chỉ tay vào mặt những địa chủ để xỉa xói, vu cho họ những tội mà họ chưa từng làm. Những địa chủ đó phải gọi những người xỉa xói mình bằng ông bằng bà, xưng con, và cúi đầu nhận tội. Mỗi lần có người đáp trả lại những câu khiến “ông bà nông dân” cứng họng không biết đối đáp làm sao, thì lập tức một ông đội cải cách ngồi lẫn trong đám nông dân đứng dậy vung tay, hô to “đả đảo tên X, tên Y… địa chủ cường hào gian ác”, và lập tức được đám đông hô “đả đảo” theo, với mục đích bịt mồm người bị đấu tố.
Cái tài đặc biệt của những ông cộng sản là thuyết phục được cả vợ, cả con trai lên đấu tố chồng và bố, vu cho bố đủ tội. Rồi con gái, con dâu lên đấu bố đẻ, bố chồng hiếp dâm mình… Cuối buổi đấu tố, người lãnh đạo buổi đấu tố lên “tuyên án”: Tên địa chủ bị tử hình. Đám đông ào ào hưởng ứng. Thế là thành án. Và “bản án” được thi hành ngay lập tức.
Nhiều cuộc đấu tố, trước khi điệu địa chủ ra bãi, người ta đã đào sẵn một cái hố tại đó, để sau khi đấu , địa chủ bị tử hình xong rồi hất xuống hố luôn. Điạ chủ bị tử hành, tài sản bị tịch thu, từ ruộng đất, nhà cửa đến lọ nước mắm, hũ dưa cà… để chia cho nông dân (gọi là “quả thực”).
Hàng trăm ngàn người đã bị chết tức tưởi, oan ức, chỉ vì có vài mẫu ruộng, dăm gian nhà ngói. Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm có con đang là trung đoàn trưởng “bộ đội cụ Hồ”, bản thân bà đang là chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, bà đã đóng góp cho kháng chiến hàng trăm lạng vàng và hàng chục tấn gạo để nuôi quân. Đấu tố xong, bà bị bắn, và khi bị đưa vào quan tài, cái xác của bà còn bị hành hạ bằng cách dẫm gẫy hết xương.
Những “địa chủ” đó không bị khởi tố điều tra, không bị cơ quan công tố truy tố trước tòa, không bị tòa án đưa ra xét xử, không được tự biện hộ, không được mời luật sư gỡ tội, chỉ bị đưa ra đấu tố rồi bị hành quyết và tịch thu hết tài sản. Một nền tư pháp như thế là một nền tư pháp man rợ, chỉ tồn tại trong một xã hội man rợ.
Từ đó đến nay, chúng ta đã xây dựng được một nền tư pháp hoàn chỉnh, phù hợp với thế giới văn minh: Có luật tổ chức điều tra hình sự, có bộ luật tố tụng hình sự, có bộ luật hình sự, có viện kiểm sát nhân dân từ tối cao đến cấp huyện, có tòa án nhân dân từ tối cao đến câp huyện, có quy định vừa được hiến định vừa được luật định, rằng một công dân chỉ bị coi là tội phạm khi có một bản án có hiệu lực pháp luật do tòa án tuyên. Nghĩa là một công dân nếu có dấu hiệu phạm tội, bắt buộc phải bị khởi tố điều tra, bị cơ quan truy tố là VKSND truy tố ra tòa án, bị tòa án đưa ra xét xử.
Và trong quá trình tố tụng hết sức chặt chẽ đó, bị can, bị cáo có những quyền được luật định như tự mình gỡ tội hay mời luật sư gỡ tội. Bị cáo được quyền chống án nếu không chấp nhận bản án sơ thẩm của tòa. Nghĩa vụ của các cơ quan tố tụng là phải chứng minh bị cáo có tội hay vô tội theo đúng những gì quy định trong bộ luật TTHS. Bị cáo chỉ trở thành tội phạm khi bị tòa tuyên có tội, và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật.
Thế nhưng, bằng việc nửa đêm đột nhập vào nhà riêng hợp pháp của cụ Lê Đình Kình, chĩa súng vào tim, cụ bóp cò, sát hại cụ một cách cực kỳ côn đồ và man rợ, tất cả những công cụ của nền tư pháp mà chúng ta vất vả xây dựng từ trên 60 năm, phút chốc đã bị xóa sạch. Nền tư pháp của chúng ta lại trở lại là một nền tư pháp man rợ thời cải cách ruộng đất, dù người đứng đầu của đảng không viết bài báo “Lê Đình Kình ác ghê”, vu cáo cho cụ đủ thứ tội ác như bóc lột, giết người… để đăng báo nhân dân.
Học Giả: Thái Bá Tân
Mục đích của cách mạng
Vô sản và công nông
Là thông qua bạo lực
Biến của tư thành công.
Khi cách mạng thắng lợi,
Nhanh chóng hoặc từ từ,
Các quan chức cộng sản
Biến của công thành tư.
Cộng sản gây đau khổ
Cho hàng triệu, triệu người
Rốt cục để mang lợi
Cho một số ít người.
Một sự thật chua xót –
Các vấn đề của ta,
Cách này hay cách nọ,
Từ cộng sản mà ra.
Nguồn Mạng.
Học Giả Nguyễn Duy
con ơi mẹ dặn câu này
cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
có con dấu đóng đỏ tươi
có còng có súng dùi cui nhà tù
cướp xưa lén lút tù mù
cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
con trời bay lả bay la
cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng
dân oan tuôn lệ ròng ròng
mất nhà mất đất nát lòng miền quê
tiếng than vang động bốn bề
cướp từ thôn xóm tiến về thành đô
ai qua thành phố Bác Hồ
mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
bây giờ mẹ phải dặn thêm
quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.
Nguồn Mạng.
HỌC GIẢ NGUYỄN DUY.
Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)
Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
nhân dân đây
cái gốc quốc gia này.
Bán mặt cho đất
bán lưng cho trời
nhân dân mẹ cha
nhân dân ông bà
nhân dân tổ tiên
nhân dân nguồn cội
hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.
Mảnh đất truyền đời
chát mồ hôi
đắng máu
lớp lớp anh hùng áo vải
lớp lớp xác người giữ đất
vẫn nhân dân.
Sao nên nỗi người cày không có ruộng
luật hoang vu hoang hóa nhân tình?
Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
ăn quả trên cành tè axit gốc cây?
Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?
Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?
Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
tự biến thành thù địch trước nhân dân?
Lai tỉnh
hỡi lương tri
lai tỉnh!
(*) Lật thuyền mới biết dân là nước
(Quan hải, Nguyễn Trãi)
Nguồn Mạng
Thí Sĩ Bùi Chí Vịnh
Tru di ta viết một bài hành
Chuyện truyền đời trang sử máu tanh
Ngày xưa có quân sư Nguyễn Trãi
Giúp nhà Lê mã đáo công thành
Dè đâu lúc lên ngôi cửu ngũ
Diệt trừ ngay cả trẻ sơ sanh
Mượn Lệ Chi Viên làm án ảo
Giết đời cha, con, cháu cho đành
Hỏa mù Thị Lộ thành con rắn
Công thần thua một lũ hư danh
Ải Nam Quan giờ còn chảy máu
Bình Ngô mà khóc Nguyễn Phi Khanh
Tru di ta viết một bài hành
Chuyện xưa giờ tái hiện sử xanh
Đồng Tâm có cụ Kình giữ đất
Chẳng ai ngờ bụng rạch, thây phanh
Hai con án chết đầy oan khốc
Một cháu chung thân xử rành rành
Tam tộc một đời đi theo Đảng
Tưởng thời phong kiến mới lưu manh
Không ngờ thế kỷ 21
Còn cảnh vua quan “chém treo ngành”
Còn cảnh nhổ cỏ nhổ tận gốc
Ba đời máu chảy vẫn còn tanh
Tru di ta viết một bài hành
Quả báo ngày nay đến rất nhanh…
Nguồn mạng
Nhận thức của tôi về „một nền tư pháp hoàn chỉnh, phù hợp với thế giới văn minh“ có nhiều điểm không trùng với ý kiến của Tác giả (TG). Với tôi nếu nói về điều đó thì trước hết cần nói tới vai trò của tư pháp (Tòa án) đứng ở đâu trong hệ thống quyền lực, chứ ở vị thế hiện tại thì Tòa án ở Việt Nam còn quá yếu dù đã có cao hơn 1 chút so với trước (ở địa phương huyện quận Tòa án chỉ được coi tương đương cấp phòng ban, thành phố và tỉnh thì ngang cấp Sở) nên mới có tình trạng „án bỏ túi“ (hình sự), dân kiện chính quyền tại Tòa hành chính thì nhìn thấy trước là thua … Các nước pháp quyền theo chủ thuyết „tam quyền phân lập“ thì dễ hiểu, vì với họ 3 quyền (hành pháp, tư pháp, lập pháp) là tương đương (dễ hiểu như trò chơi oẳn tù tì của VN), trong khi đọc lý luận Việt nam về phân chia quyền lực thì thấy rối rắm, khó hiểu, mâu thuẫn … và đơn giản nhìn phân bổ vị trí chánh án ở mức nào (cấp cao nhất thì cũng chỉ là UVTW và nay thêm chức bí thư TƯ) thì có thể hiểu vai trò tòa án đang ở mức đó. Sau đó là Hiến pháp Việt nam quy định „thẩm phán … xét xử độc lập“ (Đ. 103 Khoản 2) cũng lại khó hiểu và khác lời văn dễ hiểu của các nước khác . Hay việc bắt giam ở các nước phải thẩm phán mới có quyền đó, thì ở Việt Nam cơ quan điều tra cũng có quyền bắt giữ và việc qua phê chuẩn của Viện kiểm sát có thể nói chỉ là hình thức (dễ hiểu do vai trò của Viện kiểm sát quá yếu so công an). TG có nhắc tới các bộ luật và luật thì tôi nói ngay tới Hiến pháp đã có những bất cập như thay đổi quá nhiều, còn nhiều điều mâu thuẫn (ví dụ nói Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất … liệu có đúng với sự thực không, nếu chỉ cần nhắc lời của CT QH Nguyễn Thị Kim Ngân về dự thảo Luật đặc khu ngày 14/04/2018: „Bộ Chính trị đã kết luận rồi … phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật“! Và Bộ luật các luật khác cũng có tình trạng tương tự như thay đổi quá nhiều, quy định trừu tượng, khó hiểu khiến dễ vận dụng tùy tiện mà chuyên gia luật quốc tế cũng đã góp ý nhiều (nhất là các vấn đề liên quan quyền tự do con người). Và đi sâu vào bài viết còn nhiều nội dung tôi không thống nhất – và ở phạm vi 1 ý kiến phản biện tôi chỉ muốn tóm lại là ở Việt nam đã có những cố gắng đi theo mô hình tiến bộ các nước, nhưng hiện tại theo nhận thức của tôi không thể nói ở Việt nam có „một nền tư pháp hoàn chỉnh, phù hợp với thế giới văn minh“!