Vai trò của giới chóp bu trong các cuộc cách mạng hậu Cộng sản (Phần 2)

NXB Tự Do

29-12-2019

Tiếp theo Phần 1

TÓM TẮT:

Từ năm 1999, các quốc gia hậu cộng sản đã chứng kiến một loạt các nỗ lực nhằm lật đổ các chế độ bán độc tài, trong đó các cuộc cách mạng thành công được biết đến với tên gọi “Các cuộc cách mạng màu”. Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc nổi dậy đều thành công. Bài báo này sẽ tìm cách giải thích sự đa dạng của các kết quả. Luận điểm trung tâm ở đây là giới chóp bu. Đặc biệt là các lực lượng vũ trang, đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc cách mạng. Quan trọng hơn nhiều so với những gì từng được khẳng định trước đó.

Hành động của giới chóp bu đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy các cuộc biểu tình đạt tới “điểm ngưỡng”, điểm mà tại đó số lượng người tham gia biểu tình tự động tăng lên tới mức khiến chế độ độc tài sụp đổ. Luận điểm này sẽ được kiểm chứng thông qua khảo sát, so sánh giữa hai phong trào thất bại trong việc lật đổ chế độ độc tài thông qua các cuộc biểu tình đường phố (ở Serbia 1996-1997 và Ukraine 2001) với hai phong trào thành công (ở Serbia 1999 và Ukraine 2004).

Dưới đây, chúng ta tập trung vào bốn trường hợp: các cuộc cách mạng thất bại ở Serbia năm 1996-1997 và Ukraine năm 2001, và các cuộc cách mạng thành công ở Serbia năm 2000 và Ukraine năm 2004. Với lựa chọn này, chúng ta có thể tiến hành hai so sánh: So sánh trong mỗi nước, giữa các cuộc cách mạng thành công và các cuộc cách mạng thất bại; so sánh giữa hai nước, không chỉ những điểm chung của các cuộc cách mạng thành công, mà còn của các cuộc cách mạng thất bại.

Serbia, 1996-1997

Vào ngày 17/10/1996, Serbia tổ chức các cuộc bầu cử địa phương, và biểu tình nổ ra ngay sau đó, bắt đầu từ thành phố Nis sau đó lan ra nhiều thành phố khác. Sự tức giận này của người dân đến từ việc kết quả bầu cử bị sửa đổi, khiến cho liên minh đối lập, Zajedno, bị cướp mất chiến thắng ở nhiều nơi, và được chuyển sang cho Đảng xã hội chủ nghĩa Serbia của Milosevic (SPS). Trong ba tháng sau đó, biểu tình gia tăng và lan rộng. Vào tháng 12, 150.000 người tham gia biểu tình ở Belgrade. Vào tháng 1/1997, biểu tình lên đến 500.000 người.

Cũng giống như biểu tình ở Ukraine sau đó, những người tổ chức đã tạo ra không khí lễ hội nhằm giữ cho cuộc biểu tình tiếp tục giữa mùa đông giá lạnh. Lúc này, cuộc biểu tình đã đạt tới quy mô mà thường đem lại thành công (trong các trường hợp khác). Tuy nhiên, biểu tình đã kết thúc sau 88 ngày, sau khi các lãnh đạo đối lập và Milosevic đạt được một số thỏa thuận. Milosevic chấp nhận nhượng bộ một số kết quả bầu cử địa phương, đổi lại các lãnh đạo đối lập đồng ý ngưng biểu tình. Điều này đã gây ra chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ phong trào. Và dù sinh viên tiếp tục biểu tình trong tháng kế tiếp, thì về cơ bản biểu tình đã bị đánh bại.

Trường hợp này khá thú vị bởi vì người biểu tình có đủ sự hỗ trợ để duy trì cuộc biểu tình trong suốt ba tháng. Tuy nhiên, họ lại không thể kết thúc cuộc chơi mà họ có thể thắng. Milosevic áp dụng hai chiến thuật là trì hoãn và chia để trị. Bằng việc không đáp ứng yêu cầu cũng không đàn áp bạo lực người biểu tình, ông quăng gánh nặng duy trì phong trào sang phía đối lập. Ông cho rằng nếu ông trì hoãn đủ lâu, các cuộc biểu tình sẽ mất đi động lực. Ông cũng tìm cách làm suy yếu phe đối lập bằng cách chia rẽ họ, và ông đã thành công trong việc kết nạp một số lãnh đạo đối lập bằng cách đáp ứng một số yêu cầu của họ.

Trong khi phe đối lập đã thực hiện một công việc đáng khâm phục là duy trì các cuộc biểu tình, họ lại không thể tạo ra một tình thế mà Milosevic buộc phải ra đi. Để làm được như vậy, các cuộc biểu tình cần phải trở nên lớn mạnh hơn, và có khả năng đưa ra một số đe dọa thực sự (có thể bằng bạo lực) đối với Milosevic. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

Hành vi của giới chóp bu đóng vai trò quyết định trong tường hợp này. Lãnh đạo của các đảng đối lập chia rẽ, liên tục đấu đá nhau, ngay cả khi họ đang tìm cách lật đổ Milosevic. Sự chia rẽ này khiến cho một số lãnh đạo đối lập tiến hành các thỏa thuận riêng với Milosevic, rời bỏ phong trào biểu tình để đổi lấy chức vụ. Sự phản bội của Vuk Draskovic, lãnh đạo Phong trào Serbia Mới đã gây ra tâm lý chán nản, khiến cho nhiều người mất hi vọng và “điểm ngưỡng” mà phong trào hướng đến không đạt được. Trong khi giới chóp bu đóng vai trò quan trọng trong việc khiến cho các cuộc biểu tình diễn ra và duy trì chúng, thì họ cũng đóng vai trò quyết định khiến cho nó kết thúc.

Serbia, 2000

Vào năm 2000, một loạt các cuộc biểu tình mới xuất hiện, và cuối cùng đã thành công trong việc loại bỏ Milosevic. Nguyên nhân của đợt biểu tình lần này đến từ cuộc bầu cử tổng thống Serbia vào ngày 24 tháng 9 năm 2000. Phe đối lập thống nhất, và ủng hộ cho một ứng viên có uy tín hơn nhiều so với cuộc bầu cử trước đó, Vojislav Kostunica; và họ cũng đã tổ chức giám sát bầu cử khi biết trước Milosevic sẽ gian lận bầu cử. Kết quả chính thức cho thấy Vojislav Kostunica về nhất, nhưng không giành được đa số tuyệt đối (>50%), do đó phải tiến hành bầu cử vòng hai. Tuy nhiên, thay vì tiếp tục tranh cử vòng hai, phe đối lập thông báo rằng có gian lận bầu cử và Kostunica thắng lợi với đa số tuyệt đối trong vòng một.

Để củng cố cho yêu sách của mình, cũng như gia tăng áp lực buộc Milosevic từ chức, vào ngày 27 tháng 9 năm 2000, phe đối lập huy động 300.000 người biểu tình ở Belgrade. Và điều quan trọng lúc này là họ đã học được kinh nghiệm năm 1996-1997, đó là một mình biểu tình sẽ không thể buộc Milosevic từ chức.

– Họ kêu gọi tổng đình công, và khi những người thợ mỏ ngừng cung cấp than cho các nhà máy điện, thì rõ ràng là đất nước có nguy cơ bị đình trệ.

– Thêm nữa, vào ngày 5/10, phe đối lập chiếm hầu hết các tòa nhà chính quyền lớn ở Belgrade, bao gồm đài truyền hình, từ đó Kostunica đọc diễn văn trước cả nước.

Cùng lúc đó, trái với hành động trung thành vào năm 1996-1997, những người ủng hộ Milosevic bắt đầu đào ngũ. Đây cũng là một phần của cơ chế ngưỡng: khi khả năng Milosevic bị lật đổ càng cao, thì giới chóp bu xung quanh ông càng mạnh dạn từ bỏ ông. Ngay cả những người từng ủng hộ ông, giờ đây cũng trở nên trung lập.

Điều này thể hiện rõ trong lực lượng vũ trang, khi quân đội công khai khuyến khích người biểu tình thông qua việc đảm bảo an toàn cho họ. Tổng tư lệnh quân đội, tướng Nebojsa Pavkovic, công khai tuyên bố quân đội sẽ trung lập và ủng hộ kết quả bầu cử (tức chiến thắng cho Kostunica). Dường như lãnh đạo phe đối lập đã liên hệ với Pavkovic từ trước, và có thể đã thỏa thuận với ông ta. Thực tế cho thấy, ông ta vẫn giữ được vị trí của mình sau cách mạng.

Sự thay đổi của quân đội khiến cho trò chơi kết thúc. Phe đối lập đã kiểm soát hầu hết chính quyền, còn lực lượng vũ trang hợp tác với họ. Tất cả còn lại với Milosevic chỉ là buộc phải thừa nhận rằng ông đã thua trong cuộc bầu cử, và ông đã làm điều đó vào ngày 6 tháng 10.

Ukraine, 2001

Vào cuối năm 2000, một nhóm các tổ chức đối lập ở Ukraine đã tiến hành các cuộc biểu tình đường phố để buộc tổng thống Kuchma từ chức. Nguyên nhân trực tiếp là do sự liên quan của Kuchma tới việc giết nhà báo Georgiy Gongadze (một nhà báo chống tham nhũng), còn nguyên nhân sâu xa hơn đến từ sự cai trị ngày càng độc tài của ông. Nhưng các cuộc biểu tình đã không thành công trong việc gia tăng số lượng và xẹp xuống vào mùa hè năm 2001. Không giống như các cuộc biểu tình ở Serbia năm 1996-1997, vốn được xem là ‘sự thất bại đáng tiếc”, thì cuộc biểu tình này chưa bao giờ đến mức đủ để đe dọa quyền lực của Kuchma.

Tại sao lại thất bại?

– Thứ nhất, phe đối lập dù hình được thành liên minh song vẫn còn nhiều chia rẽ. Dù “Mặt trận Bảo vệ Quốc gia” đại diện cho sự thống nhất của các lực lượng đối lập ở Ukraine, song nó không nhận được sự ủng hộ từ nhân vật đối lập nổi tiếng nhất ở Ukraine lúc đó, đó là Viktor Yushchenko.

– Thứ hai, hầu hết giới chóp bu vẫn trung thành với Kuchma, đồng thời sử dụng nhiều phương tiện ngăn không cho biểu tình gia tăng. Các tổ chức truyền thông, bao gồm các tổ chức do nhà nước kiểm soát lẫn các tổ chức độc lập, không đưa tin về quy mô của các cuộc biểu tình. Từ quan điểm của mô hình ngưỡng, đây là một chiến thuật rất hữu hiệu, bởi nếu quyết định của những người trung lập phụ thuộc vào quy mô của cuộc biểu tình, thì việc không đưa tin về quy mô của các cuộc biểu tình khiến cho biểu tình khó gia tăng số lượng. Thị trưởng Kyiv, Oleksandr Omelchenko, ngăn cản việc dựng lều ở Maidan khi thông báo một dự án xây dựng vốn không nằm trong kế hoạch.

Vì vậy, với việc rào quảng trường, ông đã khiến cho việc dựng lều khó khăn hơn. Khi có một kế hoạch biểu tình lớn vào ngày 10/4, thì việc di chuyển đến Kyiv đã bị ngăn chặn. Mọi người không thể mua được vé tàu, cũng như các ôtô hướng về Kyiv đều bị chặn. Tóm lại, để ngăn cuộc biểu tình, đã có sự phối hợp của của báo chí, Bộ giao thông, Bộ nội vụ, và chính quyền thành phố Kyiv. Các biện pháp này rất hữu hiệu trong việc ngăn chặn sự gia tăng số lượng người biểu tình. Do đó, không ngạc nhiên khi phong trào đã không thể lớn mạnh, và tất yếu là thất bại trong việc lật đổ Kuchma.

Ukraine, 2004

Vào năm 2004, Viktor Yushchenko liên minh với các lãnh đạo đối lập khác để chạy đua cho chức vụ tổng thống, chống lại Viktor Yanukovych, ứng viên được Kuchma chọn. Sau vòng bầu cử thứ hai, Yanukovych tuyên bố thắng cử, nhưng một kết quả kiểm phiếu song song (với kết quả chính thức) cho thấy Yushchenko mới là người chiến thắng. Hơn nữa, có bằng chứng thuyết phục về sự gian lận bầu cử rộng rãi.

Một phong trào được tổ chức tốt đã lôi kéo hàng nghìn người xuống đường ở Kyiv để phản đối kết quả bầu cử. Họ tiếp tục như vậy trong ba tuần liên tiếp bất chấp thời tiết băng giá, trong khi Yushchenko, Kuchma và những người khác đang đối thoại tìm giải pháp. Kết quả là cuộc bầu cử vòng hai bị hủy và tổ chức bầu cử lại với chiến thắng thuộc về Yushchenko. Đồng thời Yushchenko cũng đồng ý với một loạt cải cách hiến pháp nhằm hạn chế nhiều quyền lực của ông.

Có một sự tương phản lớn về hành vi của giới chóp bu trong các năm 2001 và 2004. Vào năm 2001, giới này vẫn còn trung thành với Kuchma, tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi vào năm 2004. Trước khi biểu tình diễn ra, giới chóp bu tạo thuận lợi cho người biểu tình, bởi cả những gì họ làm và không làm. Và khi biểu tình bắt đầu, giới chóp bu khuyến khích các cuộc biểu tình, trong khi gây áp lực lên Kuchma và Yanukovych.

Sự thống nhất của phe đối lập có lẽ là sự thay đổi quan trọng nhất. Đặc biệt là việc Viktor Yushchenko và Yuliya Tymoshenko tham gia lực lương đối lập, điều mà trước đó họ không muốn. Thêm nữa, lực lượng đối lập cũng nhận được sự hỗ trợ tài chính từ giới doanh nhân, những người trước kia ủng hộ Kuchma (đáng chú ý là Petro Poroshenko). Không có sự ủng hộ tài chính của “những giới đầu sỏ đối lập này”, Yushchenko có thể dễ dàng bị Yanukovych đánh bại trong cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, thú vị hơn, trước khi biểu tình diễn ra, lực lượng vũ trang đã không phong tỏa các con đường vào trung tâm Kyiv. Sinh viên và mọi người có thể đổ về Kyiv từ mọi miền đất nước bằng tàu điện, ô tô… Hơn nữa, giới chóp bu cũng ngầm cho thấy rằng Kyiv sẽ “để mở cho biểu tình”. Một thông điệp rõ ràng được đưa ra vào buổi sáng sau bầu cử vòng hai: Thị trưởng Oleksandr Omelchenko, người đã phong tỏa các con đường tới Maidan năm 2001, công khai tuyên bố thành phố sẽ không ngăn chặn biểu tình.

Lực lượng vũ trang cũng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho biểu tình gia tăng và lan rộng. Ngay trước các cuộc bầu cử, các tín hiệu được gửi đi cho thấy biểu tình sẽ không bị đàn áp. Khi biểu tình bắt đầu, các quan chức cấp cao trong Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) liên lạc liên tục với lãnh đạo biểu tình để đảm bảo rằng không có hành động bạo lực, khiêu khích nào xảy ra. SBU cũng công khai các cuộc nói chuyện, trao đổi qua điện thoại của những người trong đội ngũ của Kuchma, trong đó họ thừa nhận đã sửa kết quả bầu cử. Tất cả những điều này giúp cho biểu tình lan rộng.

Khi cuộc khủng hoảng diễn ra, giới chóp bu đã không còn chia rẽ (giữa ủng hộ hay không ủng hộ), mà đã chuyển sang phe đối lập. Ở khía cạnh này, chúng ta có thể thấy cơ chế ngưỡng trong giới chóp bu tương tự cơ chế ngưỡng trong đám đông: Khi nhiều người hơn trong giới tinh hoa từ bỏ chính quyền, thì cơ hội tiếp tục nắm quyền của kẻ cầm quyền giảm đi, và rủi ro của việc ủng hộ tăng lên (nếu kẻ cầm quyền thất bại), do đó khuyến khích giới này từ bỏ chính quyền. Ví dụ, vào ngày 29/11, quản lý chiến dịch của của Yanukovych, là Serhiy Tyhypko từ chức, và thừa nhận có gian lận bầu cử. Giống như nhiều người khác, Tyhypko đã tính toán tương lai chính trị của bản thân về thời kì hậu Kuchma, và đã đưa ra quyết định như vậy. Cùng ngày, chính tổng thống Kuchma thông báo ủng hộ việc tổ chức lại bầu cử vòng hai, điều đã phá hủy sự ủng hộ cuối cùng dành cho Yanukovych.

So sánh các trường hợp

Việc so sánh các cuộc biểu tình thất bại vào năm 1996-1997 với cuộc cách mạng thành công vào năm 2000 ở Serbia, cũng như các cuộc biểu tình thất bại vào năm 2001 với cuộc cách mạng thành công vào năm 2004 ở Ukraine, mang lại nhiều bài học ý nghĩa. Trong cả hai nước, các cuộc biểu tình thất bại có nhiều điểm chung với các cuộc biểu tình thành công sau đó. Ở đây chúng ta có thể rút ra một số kết luận từ việc so sánh giữa Ukraine và Serbia như sau.

Sự thống nhất của phe đối lập

Trong cả hai nước, có một sự thay đổi lớn về lập trường trong giới tinh hoa đối lập giữa hai đợt biểu tình. Cụ thể ở Serbia, sự chia rẽ trong giới tinh hoa đối lập được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong các cuộc biểu tình vào năm 1996-1997, và điều này khiến cho họ hiểu ra sự cần thiết phải thống nhất và đoàn kết. Tương tự ở Ukraine, việc Yushchenko không muốn tham gia phe đối lập khiến cho họ không có đủ sức mạnh để lật đổ Kuchma, không chỉ trong các cuộc biểu tình năm 2001, mà còn trong các cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2002. Với uy tín rộng rãi của mình, nên việc ông ủng hộ Kuchma vào năm 2001 đã làm phe đối lập ở thế yếu, tương tự như sự trở cờ của Vuk Draskovic (khi bắt tay với Milosevic) làm suy yếu phe đối lập ở Serbia năm 1997.

Sự đào ngũ (trở cờ) của giới chóp bu trong chế độ

Sự đào ngũ của giới này thể hiện ở hai giai đoạn.

– Thứ nhất, trong suốt tiến trình, họ cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho phong trào và các đảng đối lập. Sự hỗ trợ này không chỉ giúp phe đối lập có đủ thực lực để cạnh tranh bầu cử, thậm chí ngay cả khi cuộc chơi không công bằng, mà còn giúp chuẩn bị cho các cuộc biểu tình, vốn được triển khai hiệu quả ngay sau bầu cử. Sức mạnh và khả năng thắng cử của phe đối lập buộc chính quyền phải gian lận bầu cử. Và điều đó đã biến cuộc bầu cử trở thành cơ hội chính trị cực kì tốt cho việc huy động người dân.

– Thứ hai, khi các cuộc biểu tình xảy ra, sự đào ngũ của giới chóp bu (từng ủng hộ chính quyền) đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho cuộc biểu tình đạt điểm ngưỡng. Giới chóp bu kinh tế cung cấp ủng hộ tài chính cho phe đối lập, trong khi giới chóp bu chính trị cung cấp tính chính danh cho phe đối lập, cũng như sự đào ngũ của những nhân vật chóp bu quan trọng trong chế độ giúp làm xói mòn tính chính danh của chế độ; còn giới chóp bu trong lực lượng vũ trang hỗ trợ biểu tình dễ dàng hơn khi từ chối ngăn chặn biểu tình.

Biểu tình được tổ chức tốt (cộng với sự hỗ trợ của giới chóp bu)

Một trong những nguyên nhân thành công, đó là khả năng tổ chức biểu tình rất tốt, với các tổ chức nổi bật như Otpor ở Serbia, hay Pora ở Ukraine (mô phỏng theo Otpor). Họ không chỉ huy động được số lượng người tham gia đông đảo, lên đến hàng trăm ngàn, mà còn duy trì được các cuộc biểu tình này trong nhiều tháng trời. Rõ ràng rằng, các cuộc biểu tình như vậy đã gây áp lực rất lớn đối với chế độ, ảnh hưởng quan trọng với sự thành công của cách mạng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các cuộc biểu tình được tổ chức tốt, là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho thành công. Chúng ta đã thấy vào năm 1996-1997, các cuộc biểu tình huy động được 500.000 người tham gia nhiều tháng, song vẫn không lật đổ được Milosevic.

Lực lượng vũ trang

Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa các cuộc biểu tình thành công và các cuộc biểu tình thất bại đến từ vai trò của lực lượng vũ trang. Khi mà lực lượng vũ trang còn trung thành với chính quyền, người lãnh đạo sẽ cố gắng chờ đợi cho đến khi phong trào xẹp xuống. Đây là điều mà Milosevic đã làm vào năm 1996-1997. Chỉ khi lực lượng vũ trang bị chia rẽ, trở nên trung lập, hoặc thậm chí quay sang đứng về phía người biểu tình, thì những người cầm quyền mới dễ bị tổn thương, khi họ bị đặt vào hoàn cảnh mà việc tiếp tục bám víu quyền lực không còn là một lựa chọn tối ưu cho họ.

KẾT LUẬN:

Rõ ràng rằng, các cuộc biểu tình rộng lớn là nền tảng cho sự thành công của các cuộc cách mạng. Tuy nhiên giới chóp bu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định liệu các cuộc biểu tình này có trở nên lớn hơn hay sẽ suy yếu và xẹp đi.

Nhìn chung, có một mối quan hệ rõ ràng giữa hành vi của giới chóp bu và sự tham gia của người dân: bằng cách gia tăng cơ hội thành công của các cuộc biểu tình, và giảm thiểu rủi ro cho việc tham gia biểu tình, tức việc bị đàn áp. Giới chóp bu (trước đó ủng hộ chế độ, giờ thay đổi thái độ) đã khiến cho các cuộc biểu tình dễ dàng đạt được “điểm ngưỡng” mà ở đó các cuộc biểu tình tự động gia tăng và duy trì.

Việc hỗ trợ cho phong trào, công khai những sai trái của chế độ, hình thành một phong trào đối lập thống nhất, cho phép biểu tình xảy ra, cũng như ngầm cho người biểu tình hiểu rằng họ sẽ không bị đàn áp. Tất cả những điều đó khiến cho mọi sự tính toán thiệt hơn nghiêng về phía có lợi cho việc tham gia biểu tình, và vì vậy thúc đẩy nhiều người hơn tham gia vào các cuộc biểu tình.

Ngoài ra, áp lực nội bộ của giới chóp bu lên người đương nắm quyền, cũng góp phần kết thúc trò chơi. Bằng việc thuyết phục người cầm quyền rằng, không còn giải pháp nào khác, và ra đi là cách tốt nhất cho họ (để tránh những kết quả xấu hơn, cho cả bản thân họ cũng như phe nhóm của họ) đã góp phần kết thúc trò chơi.

Rõ ràng rằng, lựa chọn của giới tinh hoa (trung thành hay chống lại) quan trọng trong việc làm xói mòn nền tảng của người cầm quyền, quyết định thành công của cách mạng, bên cạnh vai trò quan trọng của các cuộc biểu tình rộng lớn.

Lưu ý: Không chỉ các nhà cách mạng có thể học các bài học từ những ví dụ trên, và áp dụng cho tương lai; như Pora học từ Otpor…; mà chính các nhà độc tài cũng học hỏi những điều như vậy.

Nga, Belarus và nhiều nước khác đã tiến hành các biện pháp ngăn chặn trước nhằm đảm bảo “các yếu tố” của “cách mạng màu” không xuất hiện trên đất nước của họ. Cuộc bầu cử năm 2006 ở Belarus là một ví dụ: phong trào đối lập tìm cách bắt chước các chiến thuật thành công ở Ukraine, trong khi tổng thống Lukashenka tìm cách học từ cách sai lầm của chính quyền Kuchma.

Do đó, để thành công, việc học những bài học trong quá khứ là cần thiết, tuy nhiên, cần phải học với sự sáng tạo, linh hoạt để có thể vượt lên trên đối thủ của mình (những kẻ cũng học các bài học từ quá khứ).

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. -02 phần của bài viết đã phân tích rõ, chi tiết, dẫn chứng cụ thể rất hay & bổ ích. Cám ơn NXB Tự Do.

  2. Still missing You and longing for my beloved Hanoi ! …..
    *********************************************************

    Nostalgy, only Great Nostalgy
    Shall I come back in Capital Hanoi’s warm arms someday ?
    Or it shall be too late for an old exile in Paris !
    But I always do hope I will be there
    I will be there in the front of the Turtle Tower
    Witnessing our old LoveStory
    That is why I have been combatting for that Will, my dear First Lover
    To conquer back your First Love again, my Beloved
    I will be there one day in Hanoi with You
    I will be there in the first Immortal Vietnam Spring
    With Liberty and Democracy
    Everywhere in our Motherland New Vietnam

    Nostalgy, only Great Nostalgy
    Shall I come back in Capital Hanoi’s warm arms someday ?
    Or it shall be too late for an old exile in Paris !
    But I always do hope I will be there
    I will be there in the front of the Pencil Tower
    Witnessing eternally Vietnam’s History
    In the middle of the Sword Lake
    That is why I have been combatting for that Will, my dear First Lover
    To conquer back your First Love again, my Beloved
    I will be there one day in Hanoi with You
    I will be there in the first Immortal Vietnam Spring
    With Freedom and Democracy
    Everywhere in our Fatherland New Vietnam

    But Love, only Love not Hate
    And Reconciliation, only the National Reconciliation
    Can bring back real Happiness and stable Peace someday
    In our Homeland New Vietnam

    I am still missing You
    I’m still loving You
    And I’m longing for my beloved Hometown Hanoi !

    So I will be there one day in Hanoi with You
    I will be there in the first Immortal Vietnam Spring
    With Freedom and Democracy
    Everywhere in our Motherland New Vietnam

    I am still missing You
    I’m still loving You
    And I’m longing for my dear Second Hometown Danang !

    So I will be there one day in Danang with You
    I will be there in the first Immortal Vietnam Spring
    With Freedom and Democracy
    Everywhere in our Homeland New Vietnam

    I am still missing You
    I’m still loving You
    And I’m longing for my beloved Pearl of the Far-East Saigon !

    So I will be there one day in Saigon with You
    I will be there in the first Immortal Vietnam Spring
    With Freedom and Democracy
    Everywhere in our Fatherland New Vietnam

    Still missing You and longing for my beloved Hanoi !
    Still missing You and longing for my sweet Danang !
    Still missing You and longing for my beloved Saigon !

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Comments are closed.