Chứng cứ hợp pháp đối với vụ án xét xử ông Nguyễn Bắc Son

Đặng Đình Mạnh

21-12-2019

Gần đây, trong phiên tòa hình sự xét xử các bị cáo nguyên là cựu bộ trưởng về tội danh “Nhận hối lộ”. Theo đó, khi bị cáo trong phiên tòa là cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phản cung cho rằng mình không nhận số tiền hối lộ, thì tòa án đã không ngần ngại trưng ra công khai chứng cứ là thư viết tay của người này gởi gia đình, trong thư có nội dung thừa nhận hành vi nhận số tiền hối lộ.

Chứng tỏ, thư viết tay của ông cựu bộ trưởng đã không đến được tay người nhận trong gia đình, thậm chí, đã bị chiếm giữ, bị đọc và bị tiết lộ công khai nội dung bức thư.

Như thế, bên cạnh việc chứng minh hành vi có tội của bị cáo, thì tòa án cũng mặc nhiên công khai thừa nhận việc vô hiệu hóa nguyên tắc luật pháp bảo hộ bí mật thư tín của người này.

Bí mật thư tín được luật pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều minh thị bảo hộ.

Từ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948 đã định rằng : “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”(điều 12).

Tại Việt Nam, khi thế giới chưa từng biết đến khái niệm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, thì năm 1946, hiến pháp đầu tiên của nền cộng hòa vừa phôi thai đã sớm quy định “ Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật”(điều 11). Luật pháp đi trước thế giới, đây là điểm son pháp chế nước nhà.

Đến lần tu chính hiến pháp gần nhất năm 2013, thì bí mật thư tín vẫn được tái công nhận bảo hộ qua khái niệm “bí mật cá nhân” tại điều 21 như sau : “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Cụ thể hóa hiến pháp, Bộ luật dân sự năm 2015 (điều 38, khoản 1) quy định: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ…”.

Bí mật thư tín được pháp luật bảo hộ. Theo đó, xâm phạm vào bí mật thư tín có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà hình phạt cao nhất có thể đến 3 năm tù giam (điều 159 Bộ luật hình sự).

Được biết, trong cuộc chiến chống tham nhũng, ngoại trừ trường hợp bắt quả tang, thì các trường hợp còn lại đều rất khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc tìm chứng cứ chứng minh tội danh hối lộ. Bởi lẽ, hành vi hối lộ thường được thực hiện một cách lén lút, kín đáo, không có người chứng kiến. Tuy vậy, việc phải sử dụng biện pháp không hợp pháp để thu thập chứng cứ và dùng chứng cứ không hợp pháp để chứng minh tội phạm tại tòa lại là một hành vi không được pháp luật thừa nhận.

Học lý hình sự quốc tế đã từng biết đến án lệ liên quan đến ngôi sao bóng rổ nổi tiếng một thời của Hoa Kỳ : O.J.Simpson. Simpson bị cáo buộc với về hành vi giết vợ cũ và người bạn trai của cô ta. Qua quá trình điều tra, một loạt chứng cứ trực tiếp bất lợi cho Simpson được thu thập. Thế nhưng, khi các luật sư bào chữa chỉ ra các nghi vấn về cách thức thu thập chứng cứ đã khiến bồi thẩm đoàn phải tuyên Simpson vô tội. Cho thấy, mặc dù chứng cứ là thật, nhưng cách thức thu thập chứng cứ phải theo trình tự hợp pháp. Quan điểm về thu thập chứng cứ hợp pháp trong luật pháp hình sự đã được thế giới rất mực tôn trọng.

Trở lại vụ án đối với các ông cựu bộ trưởng. Hầu như, cả hệ thống chính trị đã “vào cuộc” trong việc truy tố các ông cựu bộ trưởng, thì tất nhiên, kết quả vụ án được bảo đảm “bao ăn”. Công chúng không hề mảy may nghi ngờ về khả năng các ông cựu bộ trưởng sẽ bị tuyên án có tội và chịu sự chế tài. Thế nên, để chứng minh tội phạm theo cách thức xâm phạm vào một quyền khác được luật pháp minh thị bảo hộ là điều rõ ràng không cần thiết. Pháp đình không nên làm ô uế dấu son của bản hiến pháp đầu tiên của nền cộng hòa khi minh thị bảo hộ quyền công dân trước cả khi quyền đó được thế giới công nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Ngày hôm nay các báo đã đăng câu chuyện thu giữ thư của ông Son. Bình thường tôi cũng có thể không ủng hộ việc giữ thư và giữ bí mật hoàn toàn với gia đình, nếu trong thư có những nội dung „thuộc cá nhân“ và thậm chí có lợi khi người nhà KHÔNG được đọc – và quan trọng nhà giam chưa hướng dẫn cho người bị tạm giam không được vi phạm quy định viết thư. Tuy vậy đọc tin hôm nay 1 số chi tiết đã rõ ràng hơn: „ngày 14-3-2019, bị cáo Son viết bản tự khai nhận 3 triệu USD … ngày 20-3-2019, cơ quan điều tra đã mời bà Nguyễn Thị Thu Huyền (con ông Son) ra làm việc, thông báo nội dung lá thư“. Và với tôi giữa ngày viết 14/3 đến ngày người nhà được thông báo 20/3 không thể nói là chậm. Như tôi đã dự đoán là không có luật sư nào đưa ý kiến là: Cơ quan tố tụng như thế là đưa chứng cứ bất hợp pháp, mà 1 số luật sư chỉ có ý định trách cơ quan điều tra: „có hiện tượng bưng bít thông tin vì bức thư của bị cáo Nguyễn Bắc Son không được gửi về cho vợ mà cho vào hồ sơ vụ án, dẫn đến việc gây khó khăn trong khắc phục hậu quả.“. Và tất nhiên đáp lại thì „VKS cho rằng bức thư bị cáo Son gửi vợ “không phải bức thư tình”, mà là tình tiết của vụ án nên được thu thập đưa vào hồ sơ vụ án theo đúng quy định của pháp luật“ https://tuoitre.vn/cong-bo-thu-ong-nguyen-bac-son-gui-vo-viet-con-gai-dang-cam-3-trieu-usd-20191223155202114.htm

  2. Nếu ai nghĩ 1 quyền tự do của cá nhân nào đó là tuyệt đối, như ở đây nghĩ quyền bí mật thư tín là tuyệt đối – điều Hiến pháp các nước đáng tiếc cũng có tuân theo tinh thần Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền lại không cho đến mức như vậy. Và đáng lẽ tốt nhất tại mỗi Điều cơ bản về quyền con người không nên tiết kiệm chữ nghĩa mà nên nói rõ về hạn chế này cho người dân dễ hiểu (Hiến pháp các nước Châu Âu nói rõ trong quyền cơ bản bí mật thư tín, và ngay Hiến pháp Trung Quốc Đ. 40 hay Nga Đ. 23 về bí mật thư tín cũng nói rõ ràng hơn hẳn hạn chế đó so Hiến pháp VN Đ 21. Thực tế các nước Châu Âu riêng bí mật thư tín của tù giam điều tra khi gửi cho luật sư, đại biểu QH … thì bình thường cơ quan tố tụng không có quyền kiểm tra (Quyền bí mật đó cũng xảy ra khi luật sư gặp thân chủ trò chuyện thì không được ai giám sát.). Còn nếu đơn giản coi việc dùng thư làm chứng cứ là bất hợp pháp thì theo tôi cần đọc thêm Bộ luật tố tụng hình sự Điều 87. Nguồn chứng cứ; Điều 108. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ… và cả các tài liệu khoa học hình sự. Và xin nhớ Cơ quan tố tụng khi cần còn có những biện pháp tịch thu thư từ … ngay tại bưu điện để làm chứng cứ. Tóm lại nếu ông Son cũng cho là Tòa sai phạm thì có quyền khiếu nại hay sau này kháng cáo bản án – điều tôi không tin luật sư của ông son sẽ tư vấn cho thân chủ của mình làm điều đó.

  3. Phạm nhân gời thư cho gia đình, đó là the riêng, phải tôn trọng quyền riêng tư.
    Pháp luật có thể đọc thư của nghi can, bị can, nhưng chặn thư đó lại và công khai công bố trước tòa như một chứng cứ.
    Vậy, tuy nó là chứng cứ, nhưng là thứ CHỨNG CỨ KHÔNG HỢP PHÁP – Đúng như luật sư đã phân tích và đánh giá.

  4. Trong cuộc chiến chống tham nhũng rất khó khăn ngoại trừ bắt quả tang. Bắt quả tang còn khó gấp mấy lần bắt nguội do điều tra.
    Đó là chuyện trong thế giới ko cs. Còn trong thế giới cs thì muốn ai tham nhũng lại chả được. Ko có chứng cứ thì tạo ra, ko có nhân chứng thì hứa hẹn hoặc dọa nạt để nó ra làm chứng.
    Cái chế độ sản sinh ra tội phạm, mà bọn đi bắt tội phạm lại là các tội phạm bậc thầy.
    Thí dụ minh họa: Tô Lâm là bộ trưởng công an mà lại là tội phạm bị nước Đức truy nã!!!!

    Vậy mà có đứa xem chừng hết sức coi trọng cái sự chống tham nhũng của chế độ cs. Đặc biệt là cs liên xô củ. Hãy xem chúng viết gì

    “Vào lúc Yeltsin đắc cử tổng thống Nga, Putin đang bị một hội đồng ở thành phố Moscow điều tra về nghi án tham nhũng. Putin trong giai đoạn lịch sử ấy chẳng “vít cổ” ai cả, mà chỉ rất may không bị các nhà điều tra “vít cổ”.”
    Ấy thế, đám giòi bọ của cs mà được tâng bốc đến “nhà điều tra” cơ ấy.
    Tôn sùng chế độ cs đến thế là cùng. Bình thường khoác lên bộ mặt chống đảng, đến lúc cũng ló đuôi bò đỏ tung hô cho cs. Cũng giống như Chu, phản biện ” ôn hòa & có học” thì làm sao mà cs “rất sợ & rất ghét” cho được.
    “Ối thủ tướng Phúc ôi, ngài nên làm thế này, Ngài thủ tướng nên làm thế kia”. Làm bậy mà nghe thế thì sướng nó vào tận trong khu, sao có thể “rất sợ & rất ghét” nên cho dlv theo chửi được.
    Mà ngược lại, phải cho dlv theo để “bảo vệ cái sướng” đó dài lâu chứ lỵ.

    Mà bọn chúng lúc vu cáo anh Chân Như lại quá hung hăng. Sao ko thấy bọn chúng bọn chúng phản biện nhẹ nhàng “ôn hòa & có học” với anh Chân Như ? Tại sao bọn chúng ko “anh Chân Như ơi đừng nên nói như thế” như là với tên Thủ tướng csvn ?
    Đó là tại vì anh Chân Như là “thế lực thù địch” cần triệt hạ. Còn tưởng thú đcsvn là lãnh đạo nên mõm chó ve vuốt “ưu việt” xhcn.

    Để thấy rõ hơn, nên nhìn cách bọn chúng hả hê đến mức nào khi đã hãm hại thành công anh Chân Như. Nhất là tên jackhammer. Thật kỳ lạ khi cộng đồng người Việt hải ngoại thường dang rộng vòng tay đón nhận người Việt từ trong nước sang. Việc tìm kiếm việc làm cho nhau vẫn là một cách quan trọng tỏ lòng đùm bọc nhau mà có những kẻ tự nhận là người Việt lại có thể hả hê, sung sướng khi báo tin một người Việt hải ngoại bị mất việc vì mưu đồ của bọn chúng.
    Phải chăng bọn này đã mất hết lương tri, nhân tính của con người ?
    Tôi thật sự khinh bỉ bọn bán rẻ đồng bào mình như bọn chúng.

  5. Mong LS Mạnh trao đổi với bác Sóng Ngầm cho ngã ngũ. Đây là hai người có những hiểu biết về pháp luật; do vậy các ý kiến thảo luận của hai vị sẽ giúp chúng ta thêm sáng tỏ nhiều điều.
    Đó mới là mục đích cao nhất của diễn đàn.
    Riêng tôi cho rằng Cơ quan điều tra – trong trường hợp này có thể đọc thư của bị cáo, vì đã được pháp luật cho phép – nhưng đã chặn thư của bị cáo (gửi gia đình) là hành vi phạm pháp. Lẽ ra, cứ để thư này tới nơi nhận và tiếp tục điều tra để có bằng chứng “gia đình bị cáo đã nhận 3 triệu USD”… thì hơn là đưa bức thư bị chặn ra trước Tòa (trước công luận).

  6. Đừng bàn luận châm biếm (tuy rất thú vị) mà bài này cần phân tích dựa vào những quy định pháp luật của chính VN.
    Vị Luật Sư Đặng Đình Mạnh đưa ra bằng chứng rất thuyết phục: Phiên tòa xử Nguyễn Bắc Son đã vi phạm trắng trợn pháp luật: Xâm phạm bí mật thư tín của bị cáo. Mức phạt: Tới 3 năm tù giam.
    Mức án có thể vượt khung, vì người vi phạm lại chính là cơ quan pháp luật. Cụ thể là tòa án cấp cao trong vụ này.

  7. Bình thường ở các nước pháp quyền lâu đời như Châu Âu thì cũng cần hiểu thư từ của tù nhân bị giam điều tra cũng bị kiểm tra (thông qua Tòa hay Viện công tố) và ở các nước đó tù nhân được phổ biến điều này để tránh rắc rối – ví dụ tránh nói những điều liên quan tới về vụ án, vì tin tức Tòa án có thể lấy làm bằng chứng và khi đã ra tòa nói công khai thì báo chí có quyền trích đăng. Khi đó những bị cáo đã trở thành người của công luận nên rất khó khăn lấy quyền hiến định bảo vệ bí mật thư tín để đòi giữ bí mật riêng tư trong thư tín của mình! Tôi cho là phải chăng tác giả chưa đọc kỹ tuyên ngôn về nhân quyền, Hiến pháp VN cũng như chưa đầy đủ kinh nghiệm quốc tế ở các nước pháp quyền khác nên mới phản đối mạnh sự kiện lộ về thư tín của ông Son ở Tòa, chứ ngay tại Điều 29 TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948) cũng có nói về hạn chế quyền tự do nói chung của mỗi người: Điều 29: „2) Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu …những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn.“; hay tại ngay Điều 14 Hiến pháp 2013 VN cũng ghi: Điều 14 „2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do …trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội …“. Tóm lại đây là suy nghĩ cá nhân tôi và tôi cũng tin vẫn còn các ý kiến trái chiều và tôi xem đó là chuyện bình thường. Riêng tác giả nhắc tới vụ án của cựu ngôi sao của Liên đoàn bóng bầu dục quốc gia kiêm diễn viên O. J. Simpson thì bản ngắn Wikipedia tiếng Việt tôi không đọc được câu nào nói tới sai phạm của Tòa về đánh giá thư tín của nhân vật này và cả bản dài tiếng nước ngoài cũng chưa tìm thấy. Mà để có bản án hình sự trắng án thì nếu đọc nhanh những ý luận tội chính của Công tố và sau đó lí luận luật sư chủ yếu sử dụng đề cập tới những nghi ngờ về dấu vết DNA, về nhân chứng, mục đích gây án, trình tự thời gian gây án liên là quan bị cáo để bào chữa thắng cho bị cáo, chứ không thấy nhắc tới lỗi cơ quan tố tụng, điều tra về sử dụng thư từ của O. J. Simpson (nếu có tôi cho là rất phụ). Và đó là án trắng hình sự, chứ sang án dân sự thì O. J. Simpson sau này vẫn thua và phải có trách nhiệm đền bù cho những cái chết đó là 33,5 triệu USD.

  8. Tác giả quên rằng lử đây là chế độ cọng sản mà! CS hơn hẳn IS!

Comments are closed.